Trong Seo (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), xây dựng liên kết là 1 trong những việc làm quan trọng thúc đẩy lượng truy cập tự nhiên mà không có bất cứ một người làm SEO nào có thể bỏ qua. Đến với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm link building là gì? Cũng như các chiến lược xây dựng liên kết chất lượng nhất 2022.
Link building là gì?
Link building(xây dựng liên kết) là quá trình thu thập các siêu liên kết từ các trang web khác về trang web của bạn. Nhờ các siêu liên kết này mà người dùng được điều hướng tới các trang có liên quan trên Internet.
Ví dụ: Trang VietMoz là trang đào tạo SEO có đăng về một bài viết về cách tối ưu nội dung chuẩn SEO. Các trang web khác thảo luận về chủ đề này có thể liên kết đến bài viết đó của VietMoz nhằm giúp người dùng tìm hiểu thêm về nội dung này.
Hiện nay có khá nhiều chiến thuật xây dựng link building cho người làm seo áp dụng, tuy nhiên quá trình thực hiện lại vô cùng khó khăn và tiêu tốn khá nhiều thời gian để tăng kết quả thứ hạng trên Serps. Vì Google Penguin đã cho ra thuật toán chống spam backlink, nên khi bạn không cẩn thận trong lúc xây dựng liên kết sẽ rất dễ bị Google phạt.
Tầm quan trọng của việc xây dựng link building
Xây dựng liên kết được đánh giá là một yếu tố cần thiết để cho công cụ tìm kiếm của Google phát hiện ra những trang web mới đồng thời đánh giá và xác định thứ hạng trong SERPs.
Google từng thảo luận về xây dựng liên kết như sau:
“Nói chung, quản trị viên web có thể cải thiện thứ hạng trang web của họ bằng cách tạo các trang web chất lượng cao mà người dùng sẽ muốn sử dụng và chia sẻ”.
Như vậy, việc xây dựng liên kết cũng cần có chiến thuật nhằm tập trung làm bật nổi nội dung mà bạn đang sáng tạo thay vì chỉ chăm chăm xây dựng liên kết cho các công cụ tìm kiếm.
Hầu hết các trang web lớn có thứ hạng cao nhất hiện nay đều sở hữu hệ thống link building khổng lồ ví dụ như wikipedia.org, youtube.com, facebook.com, amazon.com…
Như bạn có thể thấy số liệu mà Ahrefs tổng hợp, thì tất cả những trang web lớn có số lượng referring domains trỏ về trang web của nó là rất nhiều. Điều này càng minh chứng rằng họ rất chú trọng việc xây dựng link building cho trang web của mình.
Kỹ năng xây dựng link building
Để đơn giản hóa việc xây dựng link buiding, đầu tiên bạn không nhất thiết phải học mô hình này mô hình kia. Thay vào đó VietMoz muốn hướng cho bạn cách chủ động trong việc hình thành tư duy logic để nghiên cứu, phân tích chiến lược cho chính website của mình.
Vậy kỹ năng nào bạn cần phải học và rèn luyện để xây dựng link buiding hiệu quả?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bất kể một chiến dịch xây dựng liên kết nào muốn triển khai hiệu quả, bạn đều phải nghiên cứu phân tích backlink từ các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, để tối ưu thời gian và công sức bạn hoàn toàn có thể sử dụng đến các công cụ hỗ trợ như Ahrefs, Majestic…Với những công cụ này, bạn hoàn toàn chủ động trong việc khám phám và thu thập dữ liệu backlink của đối thủ.
Cụ thể:
- Bạn sẽ biết được đối thủ cạnh tranh đang sở hữu số lượng bao nhiêu backlink.
- Nguồn backlink đó đến từ đâu.
- Đánh giá được chất lượng backlink như thế nào?
- Đo lường được số lượng backlink bản thân webiste mình cần bỏ vào là bao nhiêu thì mới có khả năng vượt mặt đối thủ?
Tiếp cận cộng đồng
Đây là kỹ năng không thể thiếu trong việc hỗ trợ người làm SEO xây dựng liên kết toàn diện. Và nó cần nhiều thời gian nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất, nhưng chất lượng mà nó mang lại thì cực kỳ tuyệt vời nếu bạn làm được.
Vậy làm cách nào để bạn tiếp cận được cộng đồng?
Không có cách nào khác đó là tạo mối quan hệ giữa những nhóm đối tượng mà bạn muốn hướng đến. Tất nhiên đó là cả một quá trình hỗ trợ tương tác dành thời gian cho họ không ngừng nghỉ. Như vậy, bạn có thể hiểu để người khác liên kết đến trang web của bạn thì cần 1 trong những lý do sau:
- Nội dung bài viết của bạn có giá trị, có liên quan đến trang của họ.
- Bạn và có mối quan hệ tốt đẹp, bạn có thể nhờ giúp liên kết đến trang của mình/
- Bạn phải bỏ ra 1 khoản tiền tương ứng.
3 loại link thường gặp trong website
Mỗi một liên kết trỏ đến trang web của bạn được xem như là 1 phiếu bầu, vì vậy nếu bạn tích lũy càng nhiều phiếu thì tỷ lệ nó xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của người dùng lại càng cao.
Tuy nhiên chúng ta không nên hiểu nhầm nó là một thành viên hay một hệ thống dùng để bỏ phiếu. Điều này tùy thuộc nhiều vào khả năng đánh giá có trọng lượng của Google được gán cho một liên kết cụ thể. Dưới đây là 3 loại link building mà chúng ta sẽ thường gặp:
Backlink (Inbound)
Backlink là các siêu liên kết được xây dựng từ trang web của một người khác đến với trang web của bạn. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người làm Seo lạm dụng backlink vô tội vạ nhằm điều khiển thứ hạng trang của mình trên Google. Vô hình chung khiến cho giá trị của backlink mất đi vai trò của nó.
Vậy làm như thế nào để có một backlink chất lượng?
Đầu tiên người quản trị web cần quan tâm đến nội dung mà mình đang tạo ra có thực sự mang lại giá trị cho người đọc hay không. Việc sáng tạo nội dung chất lượng là hành trình đầu tiên để tạo ra các backlinks tự nhiên từ trang web bạn muốn chia sẻ nội dung đó với khách truy cập của họ.
Tiếp đến cần lựa chọn một ứng cử viên sáng giá nhất yêu cầu họ liên kết đến web của bạn. Bằng cách kiểm tra nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đang có những trang web nào trỏ liên kết đến trang web của họ. Một số công cụ mà bạn có thể sử dụng đó là Ahrefs, Semrush….bằng cách nhập tên miền của đối thủ là bạn dễ dàng biết được backlinks của họ. Sau khi đã có 1 nội dung duy nhất, có giá trị bạn hãy chủ động liên hệ với quản trị của những web đó nhằm yêu cầu thực hiện liên kết tới trang web của mình.
Lựa chọn những tên miền có tính thẩm quyền cao (authority) cụ thể là những tên miền được các tổ chức giáo dục sử dụng có đuôi .edu, hoặc những tên miền của chính phủ .gov. Chúng còn được biết đến là những tên miền hạt giống (Seed Domain).
Xây dựng tính đa dạng cho các liên kết, đây là 1 trong những yếu tố cực kỳ thu hút sự chú ý của Google. Cụ thể là người làm Seo nên có 1 liên kết từ nhiều trang web chất lượng.
Cuối cùng không phải backlink nào cũng tốt vì có những liên kết bạn không yêu cầu nhưng các trang web khác vẫn trỏ về bạn. Mà chúng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, điều này ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của bạn trên Google. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên kiểm tra các liên kết này thông qua Google Search Console. Khi phát hiện có liên kết chất lượng thấp bạn nên liên hệ và yêu cầu họ xóa cái liên kết đó hoặc sử dụng công cụ từ chối liên kết của Google và trong quá trình con bot thu thập dữ liệu nó sẽ bỏ qua các liên kết đó.
External link (Outbound link)
External link hay còn biết đến với tên gọi khác là outbound link – là các liên kết từ trang web của bạn trỏ đến các trang web khác phục vụ cho việc tăng kết quả tìm kiếm liên quan trên Google.
Về cơ bản external link có 2 loại liên kết ra ngoài: nofollow và dofollow. Trong đó nofollow là các liên kết được mã hóa bằng thẻ rel= “nofollow” ngăn chặn con bot của Google không theo dõi chúng. Hay nói chính xác hơn là các liên kết này không có giá trị liên kết tới các trang web khác. Công dụng của loại liên kết này là chặn dòng chảy của Page Rank và hạn chế tình trạng spam bình luận của người đọc, khi họ cố tình để lại một đường dẫn trỏ về trang web khác.
Để kiểm tra liên kết của mình có nofollow hay không, bạn có thể tìm nó thông qua mã nguồn bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + U.
Ví dụ: <a href=”http://www.domain.com/” rel=”nofollow”>Anchor text</a>
Còn dofollow thì ngược lại nó cho phép công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web của bạn thông qua từ trang này qua trang khác. Khi sử dụng thuộc tính dofollow cho external link Google sẽ ngầm hiểu rằng trang đích mà bạn trỏ đến là một link uy tín và có giá trị tham khảo cao, người dùng có thể bấm vào nó. Hơn hết nó còn truyền sức mạnh dòng chảy Page Rank từ trang web này đến trang web được trỏ đến. Như vậy nếu trang web của bạn sở hữu nhiều backlink chất lượng từ các trang web khác trỏ về dưới dạng dofollow thì mức độ uy tín website của bạn càng cao.
Internal links
Khi bạn bắt gặp liên kết từ trang này sang trang khác trong cùng một tên miền thì đó chính là liên kết nội bộ hay còn được biết đến với thuật ngữ internal link. Nhờ nó mà bộ máy tìm kiếm của Google dễ dàng thu thập các thông tin bài viết có liên quan, gia tăng thứ hạng cho trang cũng như điều hướng người dùng một cách tự nhiên hơn.
Phân Loại Internal Link
Internal link hỗ trợ người làm seo dễ dàng hơn trong việc đa dạng hóa đường dẫn cũng như phân bổ cấu trúc website trở nên hài hòa và đồng điệu hơn. Cụ thể, nó được phân thành 4 loại chính sau đây:
- Link Anchor Text: Chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm với những bài viết xuất hiện các từ khóa như Xem thêm, tại đây, click here…chúng là văn bản thay thế của các đường liên kết nội bộ trong trang.
- Link Title: Là đường dẫn được liên kết với tiêu đề của trang có chứa từ khóa liên quan.
- Link Ảnh :Đường dẫn được liên kết với hình ảnh nằm trong trang. Ví dụ như banner, ảnh nằm trên trang chủ của Vietmoz.
- Link URL: là đường dẫn giúp người dùng truy cập đúng địa chỉ website mà mình cần tìm ví dụ như địa chỉ website của VietMoz là: https://vietmoz.edu.vn.
Công dụng của internal link
Internal link là một phần quan trọng không thể thiếu trong Seo Onpage điển hình như: giúp website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm của Google, gia tăng chỉ số chất lượng cho PageRank, điều hướng người đọc đến các bài viết liên quan nằm trong website của bạn, nâng cao chất lượng trải nghiệm tuyệt vời cho người đọc .
Vậy làm như thế nào để xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả?
Người quản trị web cần phân chia hệ thống website thành những thư mục riêng biệt, và các bài viết phải có sự liên quan bổ sung cho nhau. Ví như chiếc tủ lạnh có ngăn làm đá, có ngăn làm lạnh, bạn không thể nhồi nhét cả thịt, cả rau, hoa quả…bỏ chung cùng một ngăn mà không có sự sắp xếp, như vậy sẽ chỉ khiến đồ của bạn nhanh hỏng, cũng như khi lấy đồ bạn rất khó để tìm đúng thứ mình cần. Tương tự, internal link cũng vậy, bạn cần xây dựng liên kết nội bộ phù hợp nhất giúp cấu trúc website trở nên thân thiện cho google bot và cho cả người dùng. Cụ thể bạn phải xác định được trang mồi và trang đích rồi mới tiến hành xây dựng liên kết internal link:
Xác định được trang mồi và trang đích
Những trang mồi là những trang thường xuyên có tỷ lệ người dùng truy cập cao điển hình nhất là các trang tin tức. Tiếp đến bạn cần biết mình đang muốn seo trang đích là trang nào, thông thường trang đích chính là trang có bộ từ khóa cạnh tranh có tỷ lệ chuyển đổi bán hàng cao. Từ đó bạn mới có một bức tranh tổng quan để tạo lập bộ từ khóa xây dựng liên kết chất lượng hơn.
Xây dựng liên kết
Sau khi đã xác định đúng được trang nào là trang mồi, trang nào là trang đích bạn sẽ tiến hành đa dạng hóa anchor text cho chính bộ từ khóa các trang mồi mà bạn muốn dẫn đến trang đích. Ví dụ như trang web của bạn chuyên bán các phụ kiện vòng tay hoa tai cho nữ, bạn viết bài Top 15 hoa tai Hàn quốc hot nhất 2021, trong bài này bạn sẽ liên kết đến các sản phẩm hoa tai Hàn Quốc mà mình bán chẳng hạn, như vậy người dùng sẽ tò mò liệu bạn có bán những sản phẩm hoa tai đang hot đó hay không hay có những sản phẩm nào đẹp hơn chẳng hạn. Điều này giúp bạn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng dễ dàng hơn.
7 chiến lược xây dựng link building chất lượng nhất 2021
Guest Post
Xây dựng link building chất lượng bằng Guest Post bằng cách gửi và xin phép đăng bài lên Website khác. Tất nhiên nội dung bài bạn nhờ web khác đăng thì phải có giá trị cho người đọc, là duy nhất đồng thời tuân thủ những điều kiện riêng của web đó.
Hoặc bạn có thể chủ động trả một khoản phí nhất định về một bài viết miễn phí có liên quan nhằm đổi lấy link liên kết của họ trỏ tới website của mình.
Bạn có thể đọc bài viết Guest Post của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về cách xây dựng link chất lượng nhất hiện nay.
Infographic
Đây được xem là 1 trong những chiến lược xây dựng link building khá hay ho truyền cảm hứng cho người đọc thông qua các hình ảnh hấp dẫn, với những thông số dữ liệu đã qua kiểm chứng có sự tin cậy cao. Với các bài viết dưới dạng Infographic đa phần giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và chia sẻ link web nhiều hơn.
Lưu ý: Để không bị đối thủ cạnh tranh ăn cắp chất xám của mình bạn nên gắn logo vào mỗi hình ảnh được đăng lên.
Sử dụng Social
Với các bài đăng, hình ảnh sau khi phát hành hay cập nhật mới trên Web bạn nên tích cực chia sẻ nó thông qua các nền tảng Social như Printerest, vingle, twitter, linkedin…Đây hầu hết là nơi có rất nhiều người truy cập và hoạt động mỗi ngày. Đặc biệt chúng cho phép bạn đăng ký tạo tài khoản và chia sẻ nội dung hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra bạn cũng nên xây dựng và thảo luận trao đổi với những khách hàng tiềm năng, khách hàng mới trên nền tảng này. Cụ thể là bạn hãy trả lời câu hỏi của khách hàng nhanh chóng, kịp thời nhằm mang lại cho họ những thông tin đầy đủ và hữu ích nhất.
Kiểm tra backlink của đối thủ
Với chiến thuật này bạn sẽ biết được đối thủ đang ở vị trí nào cũng như cách họ hệ thống link building ra sao, từ đó bạn biết cách xây dựng một chiến lược backlink riêng để vượt mặt họ.
Một số công cụ giúp ích cho bạn trong quá trình kiểm tra backlink của đối thủ đó là Ahrefs, Semrush…Bạn chỉ cần gõ từ khóa chính và ấn nút tìm kiếm, công cụ phần mềm sẽ truy xuất cho bạn những trang web có thứ hạng cao tương ứng với từ khóa đó. Hoặc bạn có thể gõ luôn tên miền của đối thủ để biết được tổng quan số lượng backlink của website đó.
Tận dụng triệt để các link gãy
Nếu như bạn thấy mình quá nhiều việc để xây dựng nội dung mới cho blog mỗi ngày thì việc tận dụng triệt để các link gãy được xem là 1 chiến thuật xây dựng link building hữu hiệu nhất. Cụ thể bạn sẽ tiến hành tìm kiếm những trang trên blog có liên kết không còn hoạt động nữa và đề xuất thay thế liên kết hỏng bằng một liên kết khác có nội dung tương tự cho trang web của bạn.
Ví dụ như trong trang web VietMoz khi phát hiện các liên kết không còn hoạt động nữa thì chúng tôi có thể thay thế nó bằng 1 tài nguyên khác có nội dung liên quan và giá trị cao hơn.
Dấu hiệu bạn phát hiện đó là một link gãy: khi bạn truy cập vào một trang nhưng nó lại xuất hiện dòng chữ: “Sorry page not found” – xin lỗi không tìm thấy trang. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng tìm ra link gãy như này bởi trang web của bạn đang chứa rất nhiều tài nguyên khác nhau.
Hiện nay có rất nhiều cách để bạn phát hiện các liên kết gãy thông qua các trang dịch vụ như https://error404.atomseo.com/ hoặc các công cụ tiện ích hỗ trợ như Broken Link Checker. Nhờ các dịch vụ hay công cụ này mà quá trình phát hiện link gãy của bạn nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
Đặt backlink trên trang báo
Để sử dụng chiến lược link building, yêu cầu bạn cần phải có một ngân sách đủ tốt. Nhờ đó bạn mới có thể sở hữu những backlink chất lượng, vì hầu hết các trang tin tin tức, trang báo luôn có một lượng khách truy cập lớn mỗi ngày.
Ngoài ra bạn cũng dễ dàng thuê để đặt bài viết từ trang tin tức hay trang báo này.
Xây dựng các nội dung trụ cột
Việc xây dựng các nội dung trụ cột (Content Pillar) đòi hỏi quá trình sáng tạo và viết cực kỳ nghiêm túc nhằm tạo những thông tin nội dung hữu ích cho người đọc, đồng thời điều hướng họ đến các bài viết liên quan giúp họ có sự trải nghiệm tuyệt vời trên trang web của bạn.
Chúng ta đều biết rằng “Content is King” vì vậy nội dung không khác gì là một mạch máu xuyên suốt quá trình kinh doanh của bạn. Hơn hết nó cũng là 1 thách thức lớn trong việc tạo nội dung đều đặn mỗi ngày mà không phải ai cũng thực hiện được.
Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta tạo quá nhiều nội dung khiến người đọc bị quá tải thông tin. Thay vào đó bạn có thể xây dựng cho web mình nhiều nội dung trụ cột bao hàm những chủ đề con để tạo nên một nội dung tổng thể.
Các công cụ xây dựng link building hiệu quả
Để xây dựng link building chất lượng và hiệu quả phục vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nâng cao thứ hạng cho website, bạn không thể bỏ qua những công cụ hỗ trợ sau đây.
Ahrefs
Đây là công cụ được giới làm Seo đánh giá cao khi cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho seo như phân tích đối thủ, nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu backlink, nội dung, đo lường thứ hạng… Trong đó để nghiên cứu backlink bạn chỉ cần dán url vào mục site Explorer là đã thu thập được lượng backlink nhanh chóng nhất. Từ đó phân tích đâu là link chất lượng, và đối thủ hiện có bao nhiêu backlink từ đó quay về triển khai cho chính website của mình.
Riêng quá trình nghiên cứu nội dung bạn chỉ cần nhập chủ đề hoặc từ khóa chính vào mục Content explorer, bạn sẽ nhận về danh sách những nội dung phổ biến nhất. Tuy nhiên bạn sẽ tốn khoản thời gian phân tích và chọn lọc ra từ khóa có tiềm năng nhất.
Semrush
Đây là 1 trong những công cụ hỗ trợ phổ biến nhất hiện nay giúp người làm seo phát hiện và phân tích backlink của mình cũng như của đối thủ. Với những báo cáo chi tiết về số lượng backlink, anchor text, referal domain…Công cụ này cũng tích hợp đầy đủ các dịch vụ hữu ích không thua kém gì Ahrefs mà bạn có thể lựa chọn sử dụng.
Keywordtool.io
Trong quá trình xây dựng cung cấp nội dung bạn không thể thiếu các từ khóa quan trọng, với công cụ này giúp bạn phát hiện ra nhiều ý tưởng từ khóa hay ho nhằm lên kế hoạch seo từ khóa hiệu quả hơn.
Buzzsumo
Với công cụ này bạn dễ dàng tìm kiếm được những nội dung nổi bật từ những các chuyên gia có ảnh hưởng trong ngành. Nhờ đó mà nội dung của bạn thêm phần trau chuốt có giá trị cho người đọc cũng như gia tăng tính trust tuyệt vời hơn.
Các tool đi link tự động hiện nay
Như ở nhiều bài viết tôi có đề cập thì Google hiện nay cực kỳ ưa chuộng những trang web có nội dung chất lượng cao, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Từ đó nâng cao thứ hạng cho trang web đó trên kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, mỗi người thì lại có mục đích kinh doanh khác nhau, có người muốn hướng đến một kết quả mang tính bền vững dài hạn. Có người lại muốn kết quả nhanh chóng, nhưng tính bền vững mà nó mang lại cực thấp. Đó là lý do mà nhiều tool đi link tự động ra đời, một trong số đó có thể kể tên đến như GSA Ranker, Rankerx, Autopilot…
Lời khuyên của tôi khi sử dụng các tool đi link tự động đó là:
Đầu tiên, bất kỳ một vấn đề gì cũng sẽ có hai mặt của nó, nếu ngành nghề của bạn phù hợp với việc cần ra kết quả nhanh, lên top nhanh để bán được hàng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng đến các tool đi link tự động.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, một khi kết quả thu về nhanh thì việc bị rớt top cũng rất nhanh do các thuật toán của Google rất thông minh để phát hiện ra. Nếu không may mắn, website bạn không những rớt top mà còn có thể bay màu luôn trên kết quả tìm kiếm của Google. Vì vậy việc sử dụng hay không sử dụng là quyết định ở bạn.
6 sai lầm khi thực hiện link building mà bạn cần biết
Nội dung kém chất lượng
Với những bài viết trang có nội dung sơ sài không mang thông tin giá trị cho người dùng thì tỷ lệ nhận được các backlink trỏ về cực kỳ thấp. Đặc biệt nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thứ hạng và chẳng một ai thích tương tác với những trang web có tính thẩm quyền thấp cả. Vì vậy giải pháp tốt nhất ngay lúc này là xây dựng những nội dung thật chất lượng.
Chỉ liên kết tới trang chủ
Nếu bạn chỉ chăm chăm việc xây dựng liên kết đến trang chủ của mình vô hình chung sẽ khiến cho Google nghi ngờ bạn đang thao túng hoặc mua các liên kết đó cho trang chủ. Vì vậy bạn nên phân bổ các liên kết đồng đều và đa dạng hơn ví dụ như liên kết đến các trang khác nhau nằm trên trang web của bạn, như vậy sẽ khiến cho chiến lược xây dựng link building của mình trở nên tự nhiên hơn trong mắt Google.
Đa dạng hóa anchor text
Đừng chỉ khuôn khổ mình trong một văn bản neo nhất định, thay vào đó bạn cần sử dụng các từ khóa khác nhau để phục vụ cho quá trình xây dựng các liên kết. Cụ thể bạn sử dụng tên thương hiệu của mình thông qua nhiều cách gọi khác nhau ví dụ như: Thương hiệu của chúng tôi mang tên Vietmoz, chúng tôi có thể biến thể nó thành các từ như Trung tâm đào tạo Seo Vietmoz, Seo Vietmoz, đào tạo seo VietMoz…Bạn có thể áp dụng theo cách này để các liên kết trở nên tự nhiên hơn, thu hút thêm nhiều lượng người dùng truy cập mỗi ngày.
Trao đổi các liên kết
Đây là ý tưởng thú vị mà những người làm seo thường giúp đỡ lẫn nhau trong việc tìm kiếm backlink, tuy nhiên trên thực tế nếu Google phát hiện bạn đang trao đổi liên kết với một web bất kỳ thì khả năng xếp thứ hạng web của bạn sẽ bị tụt xuống. Vì vậy hãy đảm bảo rằng quá trình trao đổi liên kết này phải diễn ra một cách tự nhiên nhất có thể.
Nhận liên kết từ web kém chất lượng
Với những trang web không có độ uy tín cao, hoặc ngành nghề lĩnh vực của họ không hề liên quan đến trang web của bạn, hoặc trang web đó kém an toàn, nội dung ít thì trang của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng thứ hạng tìm kiếm.
Xây dựng các liên kết nofollow
Sẽ có những trang web liên kết đến web của bạn, tuy nhiên họ lại thêm thẻ nofollow – như vậy con bot của Google sẽ ngầm hiểu là liên kết đó không liên quan đến thuật toán xếp hạng cho trang đó. Vì vậy bạn cần chắc chắn rằng mình có một lượng dofollow đủ lớn trên các trang web khác.
Trên đây là những nội dung giải đáp cho bạn những kiến thức liên quan đến link building, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng chiến lược Seo hiệu quả. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì thì đừng ngại để lại bình luận ngay dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp bạn sớm nhất có thể.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://backlinko.com/link-building
- https://moz.com/beginners-guide-to-link-building
- https://bizzvn.com/link-wheel-the-formula-to-attract-traffic-and-increase-conversion-rates
- https://neilpatel.com/blog/13-efficient-link-building-strategies-for-busy-marketers
- https://www.websolutions.com/blog/3-types-of-link-building-that-will-boost-your-sites-search-ranking/
Cảm ơn bạn, qua bài viết này mình đã hiểu thế nào là Link Building. Mình có một câu hỏi khác mong bạn giải đáp:”Xây dựng PBN để triển khai Link Building có lãng phí ngân sách hay không?”