Một trong những điều quan trọng của chiến dịch marketing là đánh giá hiệu suất, mức độ tác động và lợi nhuận đem lại của chiến dịch để có thể xác định xem những điều marketing đang làm có thực sự mang lại hiệu quả cho công ty không? ROI là một trong những khái niệm quan trọng để giúp marketer đánh giá được hiệu quả của chiến dịch. Hãy cùng khám phá khái niệm ROI trong marketing:
ROI là gì?
ROI là viết tắt của từ Return On Investment tạm dịch là tỉ lệ hoàn vốn đầu tư hay thường được gọi bằng khái niệm khác là tỷ lệ lợi nhuận, tỷ suất hoàn vốn hoặc tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu.
Hiểu một cách đơn giản thì trong hoạt động đầu tư, ROI được sử dụng để đo lường lợi nhuận dự tính mà công ty có thể thu được so với chi phí đầu tư ban đầu phải bỏ ra từ đó đánh giá tính khả thi của một dự án và có được các quyết định đầu tư tối ưu nhất.
Trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, ROI được sử dụng cực kì phổ biến bởi sự hữu ích của nó trong các mục tiêu kinh doanh cần những số liệu so sánh cụ thể độ hiệu quả của các khoảng đầu tư khác nhau.
Công thức tính ROI
Công thức tính tỷ suất hoàn vốn ROI:
ROI (%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư X 100%
Trong đó lợi nhuận ròng được tính theo công thức:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
Công thức tính tỷ lệ lợi nhuận ròng trên được áp dụng trong hầu hết các loại hình kinh doanh/dịch vụ hiện nay. Trong nhiều trường hợp khi chi phí đầu tư thì quá nhiều nhưng thu không đủ để bù chi khiến lợi nhuận âm thì ROI khi đó cũng sẽ âm.
Ví dụ: Trường hợp nếu tỷ lệ ROI = +1.5% có nghĩa cứ mỗi 1$ bạn bỏ ra thì sẽ mang lại thêm cho bạn 0.015$. Ngược lại nếu ROI = -1.5% thì cứ 1$ bỏ ra bạn sẽ mất thêm 0.015$.
Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn trong việc công thức ROI được áp dụng trong kinh doanh thực tế như thế nào đối với một chủ đầu tư/doanh nghiệp, chúng ta sẽ đến với một vài ví dụ thực tế sau:
Ví dụ 1
Một chủ nhà hàng chi ra tổng số tiền là 100.000$ để tu sửa, mở rộng nhà hàng của mình Sau 4 tháng kinh doanh nhà hàng kiếm đã kiếm được 400.000$. Vậy khi này lợi tức đầu tư có thể tính như sau:
ROI = (400.000 – 100.000) / 50.000 X 100% = 500%
Như vậy với mỗi 1$ đầu tư vào việc tư sửa mở rộng nhà hàng, thì chủ nhà hàng đã thu được 5$ lợi nhuận ròng.
Ví dụ 2
Một nhà đầu tư bỏ ra 100.000$ đầu tư vào một dự án kinh doanh (không có thêm bất kỳ chi phí liên quan nào nữa). Lợi nhuận ròng sau 4 tháng là 250.000$, vậy là nhà đầu tư đã thu được 150.000$. Khi đó ROI sẽ được tính như sau:
ROI = (250.000 – 100.000) / 100.000 X 100% = 150%
Như vậy, sau 4 tháng kinh doanh nhà đầu tư chỉ có thể thu được 1.5$ trên mỗi 1$ mà họ phải bỏ ra.
Ví dụ 3
Một website đồ gốm chi ra 2500$ cho một chiến dịch quảng cáo Google ads trong 1 tháng. Đến cuối tháng họ chỉ thu được về 2000$ ít hơn so với số vốn ban đầu đã bỏ ra cho quảng cáo, lúc này tỷ suất hòa vốn sẽ là:
ROI = (2000 – 2500) / 2500 X 100% = -20%
Như vậy trong chiến dịch quảng cáo của website đồ gốm, cứ mỗi 1$ mà trang web này chi cho quảng cáo, doanh nghiệp sẽ mất thêm 0.2$.
Ưu / Nhược điểm trong sử dụng chỉ số ROI
Ưu điểm của ROI
- Công thức tính ROI đơn giản, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực
- Dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các dự án
- Đặc biệt hiệu quả trong việc đánh giá các hạng mục đầu tư ngắn hạn
- Chỉ số ROI giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của các hình thức marketing như SEO, quảng cáo Google, Facebook ads,…
- Có được cái nhìn tổng quát thông qua tỷ suất hòa vốn từ đó đưa ra được những quyết định có nên đầu tư hay không
- Rõ ràng và cụ thể
Nhược điểm của ROI
- Như đã nói ở phần ưu điểm thì ROI chỉ phù hợp với các dự án ngắn hạn, không thể hiện được tầm nhìn dài hạn
- Chỉ số ROI chi mang tính chất tương đối
- Không thể hiện được nguyên nhân tại sao chỉ số ROI thấp/cao
- Cần nhiều công cụ hỗ trợ để đạt hiệu quả đo lường tốt nhất
- ROI không đóng vai trò quyết định có nên đầu tư hay không
Cách tính ROI hiệu quả trong marketing
Với từng loại sản phẩm/dịch vụ, phân khúc khách hàng nhắm tới mà con số sẽ có sự khác biệt đôi chút, nhưng chung quy lại cách tính vẫn sẽ đều giống nhau. ROI không chỉ được sử dụng để đánh giá sau hiệu quả, mà còn được sử dụng để tính các khoản chi phí dự trù, lợi nhuận dự kiến thu được trước khi bắt đầu
Tính ROI trong Marketing
Trong hoạt động kinh doanh, chỉ số ROI 5:1 được cho là lý tưởng nhất để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
ROI 5:1 được hiểu là cứ 1 đồng chi phí ta thu lại được 5 đồng lợi nhuận. Thường thì tỷ lệ ROI lý tưởng của doanh nghiệp sẽ vào khoảng từ 5:1 đến 10:1. Trong đó ROI trên 5 được xem là mô hình kinh doanh mạnh còn 10 là cực kỳ cao. Nếu ROI quá 10 sẽ bị xem là phi thực tế và không thể thực hiện được.
Lý do cho con số 5:1 được coi là lý tưởng ta có thể thông qua ví dụ sau để hiểu rõ hơn:
Ví dụ:
Với tỷ lệ ROI là 2:1 khi mà chi phí sản xuất đã chiếm tới 50% giá bán sản phẩm. Nếu cửa hàng A bỏ ra 20 triệu cho hoạt động marketing thu về được 40 triệu. Vậy sau khi trừ đi số tiền chi ra cho marketing là 20 triệu thì cửa hàng còn phải mất thêm 20 triệu bù vào chi phí sản xuất hóa thuần. Điều này có nghĩa với ROI 2:1 của hàng A sẽ chỉ đủ để hòa vốn và không thể sinh ra được bất kỳ đồng lợi nhuận nào.
Với các công ty có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá bán sản phẩm, họ hoàn toàn không nhất thiết phải đầu tư mạnh vào hoạt động marketing để kích lượng sales cao hơn. Trong trường hợp này, chỉ số ROI của doanh nghiệp chắc chắn sẽ thấp.
Còn các công ty có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá bán sản phẩm, họ sẽ cần đẩy mạnh hoạt động marketing ơn để bù đắp cho chi phí sản xuất hàng hóa cao. Nên chỉ số ROI của họ chắc chắn sẽ phải cao.
Do đó việc ROI cao hay thấp hơn 5:1 phụ thuộc phần nhiều vào doanh nghiệp, nhưng nó được coi là lý tưởng trong kinh doanh.
Mục tiêu về ROI của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố như chi phí nội tại và tình hình thị trường thời điểm hiện tại.
Để đo lường ROI marketing sẽ cần phải xác định đâu là những chi phí mà doanh nghiệp cần chi ra. Những chi phí để tính toán ROI đều là các chi phí dưới dạng chi phí biến đổi (variable cost), tức nếu quy mô hoạt động marketing của doanh nghiệp tăng thì chi phí cũng sẽ tăng.
Chi phí marketing thường bao gồm:
- Chi phí cho quảng cáo tìm kiếm/hiển thị
- Chi phí cho các kênh truyền thông marketing.
- Chi phí cho content.
- Chi phí cho hoạt động marketing thuê ngoài.
- Chi phí cho nhân sự
Để có được cái nhìn thực tế về tính toán ROI marketing, người ta thường tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức:
ROI Marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng tự nhiên – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị
Ngoài ta để đánh giá ROI dài hạn thì giá trị trọn đời của khách hàng (CLV – customer lifetime value) cũng cần được tính đến, công thức sẽ là:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)
Cách tính ROI trong quảng cáo Google, Facebook
Ví dụ:
Công ty A có sở hữu một website thương mại điện tử chuyên về phụ kiện điện thoại/máy tính.
Nhắm mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu bán hàng. Công ty quyết định lập ra các chiến dịch quảng cáo online với ngân sách 20 triệu VND cho các chiến dịch quảng cáo thu hút khách hàng truy cập web vào ngày Black Friday.
Sau khi ngày mua sắm Black Friday kết thúc, tổng doanh thu sau chiến dịch quảng cáo mà công ty thu được là 110 triệu. Khi đó chỉ số ROI tính được là:
ROI = (110.000.000 – 20.000.000) / 20.000.000 X 100% = 450%
Điều này có nghĩa cứ với 1 triệu VND được chi ra cho quảng cáo, công ty sẽ nhận được sẽ nhận được lại lợi nhận ròng là 4.5 triệu VND.
Phân tích sâu hơn, ta có thể giả sử nếu công ty A chi 10 triệu cho quảng cáo Google và 10 triệu cho quảng cáo Facebook
Trong dịp ngày hội mua sắm Black Friday, quảng cáo Google công ty thu về được 75 triệu VND, trong khi quảng cáo Facebook chỉ đem về doanh thu 9 triệu VND thấp hơn đôi chút.
Vậy chỉ số ROI của 2 kênh quảng cáo này sẽ được tính như sau:
Google Ads:
ROI = (75.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 X 100% = 650%
Facebook Ads:
ROI = (9.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 X 100% = -10%
Qua đây ta có thể thấy chỉ số ROI của Facebook Ads bị âm, do doanh thu không đủ để bù chi. Do đó công ty A quyết định ngừng hoặc giảm chi phí của các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, khoản chi phí đó sẽ được dành để đầu từ vào quảng cáo Google.
Công thức tính ROI SEO website
Công thức tính ROI trong SEO:
ROI = (LTV – CAC) / CAC X 100%
Nhìn chung về cấu trúc công thức tính ROI trong SEO cũng tương tự công thức tính ROI thông thường nhưng khách về các chỉ số với:
- LTV viết tắt của Lifetime Value là giá trị trọn đời của 1 khách hàng mới
- CAC viết tắt của Customer Acquisition Cost là chi phí cần để tạo ra được khách hàng mới
Cách tính LTV
LTV chúng ta có thể hiểu đơn giản là chỉ số này dùng để ước tính khoản lợi nhuận lâu dài có thể kiếm được từ mỗi khách hàng mới của doanh nghiệp tại thời điểm tại và trong tương lai. Công thức tính LTV có thể được minh hoa theo cách sau với 1 khách hàng trung bình:
Tổng thời gian mua hàng (năm) | 3 |
Tổng số lần mua hàng mỗi năm | 3 |
Số tiền chi tiêu trong mỗi lần mua sắm (VND) | 1.200.000 |
% lợi nhuận thu được trên mỗi đơn hàng | 40% |
Lifetime Value | 4.320.000 |
Ví dụ: Giả sử với một thương hiệu thời trang trẻ em được nhiều khách hàng yêu thích, doanh nghiệp mong muốn trung bình mỗi khách hàng gắn bó với mình trong 3 năm. Trung bình, mỗi vị khách có thể đến mua hàng 3 lần/năm. Biên lợi nhuận gộp của mỗi lần khách mua sắm là 40%. Khi đó, LTV sẽ được tính theo công thức:
LTV (Lifetime Value) = 3 x 3 x 1.200.000 x 40% = 4.320.000
Cách tính chỉ số CAC
Đối với chỉ số CAC thì có thể hiểu chỉ số này giúp các chủ doanh nghiệp tính được khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để có được một khách hàng mới là bao nhiêu.
Từ chỉ số CAC, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được điều gì là hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình. Những gì nên đầu tư để mang lại lợi nhuận tốt nhất – hay có thể nói là ROI tốt nhất.
Cần phải lưu ý một điều là chỉ số CAC sử dụng trong quảng cáo offline khác hoàn toàn so với CAC trong SEO. Các chỉ số CAC tổng quan nhất sẽ không chỉ được tính trên các khoản đầu từ trong quảng cáo Ads, SEO website, và Social không.
Để có được các chỉ số tổng quan nhất nó còn liên quan đến các chi phí khác cũng góp phần không nhỏ để có được khách hàng mới
Các chi phí có thể là: Chi phí hoa hồng bán hàng, tiền lương nhân viên, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng và tiếp thị,…
Nhưng chúng ta sẽ tạm bỏ các yếu tố đó và quay trở lại vấn đề chính là cách tính ROI trong SEO nên chúng ta sẽ chỉ nói về các con số CAC đơn giản hóa, để so sánh SEO với các kênh tiếp thị khác.
Công thức tính CAC:
CAC = Tổng chi phí SEO / Số khách hàng mới
Ví dụ: Quay lại với thương hiệu thời trang trẻ em trong ví dụ trước đó. Doanh nghiệp đã đầu tư vào một chiến dịch SEO trong vòng 6 tháng với chi phí 150.000.000đ với keyword “đầm cho bé gái 5 tuổi”. Sau 6 tháng từ khóa đạt top 1 tính từ thời điểm đó sau 4 tháng tiếp theo (mỗi ngày thêm được 1 khách hàng mới).
Khi này CAC sẽ được tính như sau:
CAC = 150.000.000 / 120 = 1.250.000
Từ những dữ liệu thu được qua 2 ví dụ trên, chúng ta có thể tính được ROI của thương hiệu đầu tư kia đạt được sau quá trình SEO là:
SEO ROI = (4.320.000 – 1.250.000) / 1.250.000 X 100% = 245%
Lưu ý: Các số liệu như trong các ví dụ trên được lấy để demo, trong thực tế chi phí chuyển đổi khách (CAC) sẽ có sự khác biệt theo từng ngành, hay giá trị của mỗi khách hàng mới thường mở rộng ra ngoài LTV của một khách hàng đó thông qua việc họ giới thiệu với người khác bằng những review/đánh giá tích cực cho thương hiệu.
Việc các khách hàng giới thiệu cho người quen hoặc để lại những review/đánh giá tốt cho cửa hàng giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp qua những con số tăng trưởng doanh thu.
Cấu trúc tính toán CAC thực tế rất đơn giản và dễ dàng để nhớ, nhưng vấn đề ở đây là cách chúng ta lên được một chiến lực SEO giúp kéo được đúng traffic từ những khách hàng mục tiêu tiềm năng nhất có thể.
Thời điểm hợp lý để đo lường ROI
Có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm điều này hoàn toàn tùy thuộc vào chiến dịch SEO của bạn. Bởi Seo là một cuộc chiến dài hạn và cần phải có thời gian để có được kết quả. Trong khoảng thời gian đầu có thể bạn sẽ không cảm thấy ROI hiệu quả (khoảng 3 đến 6 tháng đầu). Nhưng sau khoảng thời gian đó, khi SEO đã bắt đầu mang lại lợi nhuận thì ROI sẽ phát huy được hiệu quả của mình.
Thế nào là ROI tốt?
Thật khó để có thể trả lời được câu hỏi này.
Việc ROI tốt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mỗi doanh nghiệp ấn định xem đây sẽ là ROI tốt hay ROI trung bình. Việc đặt ra một con số về ROI lý tưởng cho doanh nghiệp có thể được sử dụng làm thước đo để có kết quả tốt hơn.
Tính ROI trong Content Marketing
Thông thường trong content marketing phần lớn các marketers thường chỉ chú tâm vào các chỉ số CTR, CPA hoặc ROAS. Nhưng các số này lại không hoàn toàn liên quan đến mục tiêu tăng doanh thu cho công ty.
Để có thể biết được giá lợi nhuận mà các content marketing mang lại cho các doanh nghiệp thì sử dụng các báo cáo và đo lường bằng chỉ số ROI sẽ là phương án hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp đầu tư.
Công thức tính ROI content marketing
ROI = Lợi nhuận / Chi phí đầu tư
Trong đó:
Lợi nhuận có thể là việc tăng doanh thu, lượng khách hàng mới, mức độ nhận diện thương hiệu, SEO, lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi. Công thức tính lợi nhuận sẽ là:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư là các khoản chi phí để đầu tư viết content, outsource content ngoài, tổng thời gian để lên kế hoạch và quản lý chiến lược content, phân bổ content, quảng cáo, cùng các khoản phí về những phần mềm, công cụ hỗ trợ khác.
Lưu ý: Trong quá trình đo lường dữ liệu bạn sẽ có rất nhiều chỉ số khác nhau và không phải cái nào cũng cần thiết. Nên trước khi thực hiện đo lường dữ liệu bạn nên lựa chọn trước các chỉ số để theo dõi.
Một số
Đối với chỉ số đo lường content marketing thì thường sẽ tập chung vào 3 chỉ số chính là:
- Awareness (Tiêu thụ content)
- Engagement (Độ tương tác với content)
- Customers (Chuyển đổi)
Các chỉ số này hầu hết chúng ta có thể dễ dàng theo dõi trong Google Analytics. Đối với các hành động như lượt download, mở, click cũng có thể theo dõi qua các phần mềm hoặc các công cụ phân tích social. Ngoại lệ duy nhất là chỉ số đo lường về chuyển đổi cần sẽ cần sự giúp sức của bộ phận tư vấn bán hàng để có được số liệu chuẩn xác nhất.
Tăng tỷ lệ ROI cho chiến lược content marketing
Qua khái niệm về ROI có lẽ bạn cũng đã hiểu được tại sao nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một chiến dịch content marketing. Sau đây sẽ là 4 cách giúp bạn cải thiện được tỉ lệ ROI cho chiến lược marketing của mình.
Xác định mục tiêu
Tiếp thị nội dung thường được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau như:
- Cải thiện hình ảnh thương hiệu với người dùng
- Tạo và thu hút nguồn truy cập mới đến website
- Tạo phễu để tăng tỉ lệ chuyển đổi khách truy cập vào trang web
Nhưng trong thực tế hiện nay đã chỉ ra rằng một chiến lược content tốt cần được tối ưu dựa trên hành trình của khách hàng
Công thức ước lượng mục tiêu traffic cần đạt
Công thức ước tính traffic
Lưu lượng traffic mục tiêu = Tỷ lệ chuyển đổi thành leads × Tỷ lệ chuyển đổi mua tripwire (nếu có) × Tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng × Số lượng sản phẩm /dịch vụ mục tiêu
Triển khai content giá trị theo từng giai đoạn
Khi đã có được mục tiêu rõ ràng về traffic, lúc này sự tập trung sẽ phải dồn toàn lực cũng như phân bổ nội dung content phù hợp với từng giai đoạn này. Bởi trong từng giai đoạn khác nhau ý định tìm kiếm của người dùng cũng khác nhau.
Tái sử dụng Content để tạo Leads
Từ một nội dung lớn, bạn hoàn toàn có thể chia nhỏ và khai thác ra thành từ 3 đến 4 bài viết nhỏ khác nhau (micro content) với nội dung chỉ tập trung từng chủ đề nhỏ đó .
Tiếp đó, chia sẻ các nội dung này lên các trang mạng xã hội khác nhau và điều hướng traffic về bài vài lớn trên website chính.
Hoặc một cách khác là có thể nhóm các bài viết đã triển khai thành 1 bản ebook để thu hút leads mang về. Đối với dạng content video, bạn có thể chia sẻ lên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok rồi điều hướng về website chính.
Lựa chọn kênh phân phối
Đây là điều bạn sẽ cần phải lưu ý khi quảng bá content của mình, hãy nhớ đừng bao giờ sử dụng 1 content trên nhiều kênh khác nhau. Mỗi một kênh sẽ có những sự khác biệt rõ rệt trong hành vị sử dụng của người dùng. Bạn không thể nào kéo một content video dài 10’ trên Youtube sang Tiktok được, lý do là định dạng nội dung và xu hướng người dùng trên 2 nền tảng này là hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy việc bạn đạt được thành công trên kênh này không hoàn toàn đồng nghĩa sẽ thành công ở kênh khác.
Thay vì phải phân chia sức cho nhiều kênh khác nhau, hãy tập trung thời gian, công sức và tiền bạc vào việc xây dựng content cho tối đa 3 kênh đã mang đến cho bạn lượng khách hàng truy cập tốt nhất.
Tổng kết
Để đo lường ROI trong marketing có thể sẽ không hoàn toàn dễ dàng. Tuy nhiên ROI vẫn là thước đo giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn trực quan nhất về một khoản đầu tư. Hiểu được ROI sẽ giúp doanh nghiệp hệ thống hóa và làm việc có sự tính toán hạn chế thấp nhất được rủi ro, bình ổn được ngân sách.
Mong rằng những chia sẻ về ROI của tôi sẽ giúp ích được cho công việc của các bạn. nếu bạn có góp ý hãy để lại trong phần bình luận để tôi có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn nhé.
Bài viết được hoàn thành với nguồn tham khảo từ:
- https://www.investopedia.com/terms/r/returnoninvestment.asp
- https://en.wikipedia.org/wiki/Return_on_investment
- https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/finance/return-on-investment-roi-formula/
- https://www.forbes.com/advisor/investing/roi-return-on-investment/
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giảThank for reading