Video rất hữu ích trong việc giải thích một chủ đề chỉ trong vài phút, hoặc đơn giản cung cấp cho mọi người ý tưởng về sản phẩm mà họ đang nghĩ tới việc mua. Bạn cũng có thể sử dụng video để chia sẻ tầm nhìn hay hiểu biết của bản thân với một lượng lớn khán giả.
Tuy nhiên, bạn cần làm gì để video của mình trở nên nổi bật so với phần còn lại? Và SEO Video hoạt động như thế nào?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về khái niệm SEO Video và cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về những điều mà bạn có thể làm để cải thiện thứ hạng video của mình.
SEO Video là gì?
Đầu tiên, SEO video là gì? SEO video là phương pháp thực hiện các điều chỉnh mang tính kỹ thuật và sáng tạo đối với việc phân phối video để tăng lưu lượng truy cập vào nội dung video của bạn. Lưu lượng truy cập ở đây đến từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo hay mới đây nhất là SEO DuckDuckGo.
Không giống như hình ảnh, vốn là các tệp được lập chỉ mục và xếp hạng, các công cụ tìm kiếm xem video giống như một phần tử trong chiến lược SEO tổng thể. Khi công cụ tìm kiếm lập chỉ mục một video, trang chứa video đó còn được phân loại là “trang video”. Điều này cho phép các hành vi khác nhau trong các trang kết quả tìm kiếm — khả năng xếp hạng trong tìm kiếm cho video (Ví dụ: google.com/video) và trong tìm kiếm toàn cầu với đoạn mã có nhiều video.
SEO Video chỉ trong 3 bước
Có ba bước thiết yếu trong SEO Video:
- Giúp video của bạn được lập chỉ mục
- Cải thiện thứ hạng video của bạn
- Đo lường lưu lượng truy cập vào video của bạn từ tìm kiếm
Bước 1: Lập chỉ mục video của bạn
Thật không may, các công cụ tìm kiếm lớn hiện không thể khám phá một video được nhúng trên một trang web và hiểu ngay tất cả các thông tin liên quan. Vì vậy, để giúp cho các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục video, những người làm marketing cần phải thực hiện thêm một số công việc khác.
Cụ thể, bạn cần cung cấp siêu dữ liệu hỗ trợ về video của mình cho trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm. Để lập chỉ mục video của bạn, công cụ tìm kiếm cần có khả năng khám phá và phân tích:
- Tiêu đề của video
- Mô tả của video
- Độ dài video
- Ngày tải lên của video
- Vị trí của tệp video hoặc trình phát mà bạn có thể nhúng
- Hình ảnh thu nhỏ cho video
Cách cung cấp các thông tin cần thiết
Có một số cách để thực hiện được việc cung cấp thông tin này. Trước hết, bạn có thể cung cấp sơ đồ trang web XML dành cho video bên ngoài trang, trong đó nêu chi tiết tất cả các video trên trang web của bạn. Sau đó, thông tin này gửi tới các công cụ tìm kiếm thông qua các trang quản trị như Google Search Console hay Bing Webmaster Tools hoặc theo cách là đưa vào dưới dạng liên kết sơ đồ trang web trong tệp robots.txt của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa siêu dữ liệu về video này vào trang bằng cách sử dụng đánh dấu Schema. Điều này có thể được trình thông qua vi dữ liệu, trong <body> của HTML trên trang hoặc qua JSON-LD trong <head> của trang.
Kiểm tra xem video của bạn có được lập chỉ mục hay không
Bạn muốn kiểm tra xem video của mình có được lập chỉ mục hay không? Cách đơn giản nhất để thực hiện điều này là truy cập vào google.com/video và nhập URL của trang chứa video của bạn vào hộp tìm kiếm.
Nếu trang của bạn xuất hiện kèm theo một đoạn video, các công cụ tìm kiếm sẽ thu thập dữ liệu và lập chỉ mục video của bạn thành công. Nếu không, bạn có thể sử dụng Công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng của Google để xác định vấn đề khiến video của bạn không được đưa vào tìm kiếm.
Công cụ này sẽ cho bạn biết rằng liệu trang của bạn có đủ điều kiện cho kết quả video hay không và hiển thị siêu dữ liệu mà Google có thể phân tích liên quan tới video của bạn. Nếu video không xuất hiện qua công cụ này thì có nghĩa là bạn thiếu một số siêu dữ liệu bắt buộc hoặc đang ngăn Google xem video được đề cập thông qua Javascript, chặn hiển thị hoặc chặn lệnh thu thập thông tin.
Bước 2: Cải thiện thứ hạng video của bạn
Khi các công cụ tìm kiếm đã lập chỉ mục video của bạn, bước tiếp theo là giúp video của bạn đạt được thứ hạng tốt hơn cho các truy vấn có liên quan. Có một số công cụ để thực hiện việc này, nhiều công cụ trọng số đó khá quen thuộc với những người làm SEO.
Tiêu đề video
Nội dung nhận được nhiều nhấp chuột hơn từ những tìm kiếm có khả năng cải thiện thứ hạng của nó cho các cụm từ liên quan được đề cập, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các yếu tố xếp hạng. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ tối ưu hóa video quan trọng nhất là cải thiện tiêu đề video để tăng số lượng nhấp chuột.
Theo dõi số lần nhấp theo thời gian vào trang được đề cập để tìm kiếm video trong khi thực hiện điều chỉnh tiêu đề là một cách đơn giản và rất hiệu quả để thử nghiệm phân tách từng tiêu đề video. Ngoài ra, chỉ cần so sánh tỷ lệ nhấp chuột của nhiều video khác nhau có phong cách và chủ đề tương tự sẽ mang lại cho bạn thông tin chi tiết có giá trị về cấu trúc tiêu đề phù hợp nhất với nội dung của bạn.
Hình thu nhỏ của video
Có lẽ, quan trọng hơn tiêu đề video chính là hình ảnh thu nhỏ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cùng với tiêu đề video. Yếu tố hình ảnh này cần có sự bắt mắt và giúp bạn trở nên nổi bật giữa đám đông.
Các phương pháp tương tự để đo tỷ lệ nhấp từ tiêu đề cũng được áp dụng ở đây. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên thử nghiệm các thay đổi đối với hình thu nhỏ và tiêu đề một cách riêng biệt. Tuy nhiên, cũng có một số phương pháp hay nhất cần lưu ý khi tối ưu hóa hình thu nhỏ.
- Tạo hình thu nhỏ tùy chỉnh cho mọi video — Hãy coi hình thu nhỏ giống như một tấm poster phim ảnh. Chúng được cho là tài sản quảng cáo quan trọng nhất mà video của bạn có và do đó, nó cần được dành thêm thời gian để tạo ra sự thu hút. Mặc dù hầu hết nền tảng video cho phép bạn chọn hình thu nhỏ được tạo tự động từ chính video đó nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tự thiết kế và tạo ra một hình thu nhỏ để tóm tắt nội dung thực sự của video và khuyến khích người dùng nhấp vào xem.
- Sử dụng màu đậm, có độ tương phản rõ ràng giữa chúng — Không có nhiều chỗ cho sự tinh tế để thu hút thị giác bằng một hình ảnh nhỏ trên một trang lộn xộn. Nói chung, màu sắc đậm và rõ ràng sẽ giúp bạn trở nên nổi bật giữa đám đông.
- Bao gồm khuôn mặt, nếu có liên quan — Nếu trong video là một nhân vật cụ thể chia sẻ về nội dung bài giảng hay giới thiệu sản phẩm hoặc nội dung đó có phần lớn lời nói trực tiếp của nhân vật trước ống kính, hãy làm nổi bật điều này bằng cách đưa hình ảnh VJ của bạn vào trong hình thu nhỏ một cách nổi bật. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng các tính năng này rõ ràng ở kích thước của hình cho dù nhỏ nhất (116×24 pixel). Con người thường dễ bị thu hút bởi những khuôn mặt của người khác và khuôn mặt biểu cảm sẽ càng tạo ra sự chú ý khi người dùng cuộn qua.
- Hãy xem xét thêm văn bản để có thêm nhiều ngữ cảnh hơn — Đây cũng là cơ hội cung cấp nhiều thông tin nội dung hơn để hỗ trợ tiêu đề và mô tả meta. Đối với một số video, việc đưa nội dung mang phong cách vào trong hình có thể cung cấp thêm thông tin và tăng thêm sức hấp dẫn về mặt hình ảnh.
Mô tả video
Mô tả meta cung cấp ngữ cảnh trong kết quả tìm kiếm có thể làm tăng số lần nhấp chuột, mô tả video cũng vậy. Google thường chọn hỗ trợ kết quả video bằng mô tả bao gồm nội dung khác từ trang được đề cập thay vì chỉ mỗi mô tả video được quy định.
Tuy nhiên, văn bản bổ sung này là một lĩnh vực khác mà bạn cần xem xét và tối ưu hóa từ quan điểm người làm nội dung. Ví dụ: Việc sử dụng thẻ Youtube hoặc thẻ bắt đầu bằng dấu # trong mô tả có thể mang lại lợi thế cho video của bạn.
Độ dài video
Không có độ dài tối ưu cụ thể cho video trong tìm kiếm, tuy nhiên độ dài của video phải phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Nếu nội dung là video sản phẩm để giới thiệu dịch vụ hoặc tính năng, hãy giữ video dưới hai phút nếu có thể. Còn khi bạn muốn video được xếp hạng cho một truy vấn liên quan tới đánh giá hoặc demo, có lẽ thời lượng khoảng 3-5 phút là phù hợp hơn. Còn đối với một chuỗi bài giảng hoặc podcast, người dùng mong đợi nội dung sẽ dài từ 20 phút trở lên.
Chỉnh sửa video phù hợp với loại truy vấn mà video hướng tới và cân nhắc việc chia nhỏ video (hoặc sử dụng dấu thời gian để tạo ra các chương) nếu nội dung không hoạt động trong một thời gian dài. Theo nguyên tắc chung, video không được dài hơn mức cần thiết. Nhưng cũng không được ngắn hơn yêu cầu để kể câu chuyện.
Ngày tải lên
Đối với một số chủ đề nhất định, thời gian tải lên sẽ mang lại lợi ích cho việc xếp hạng, đặc biệt là những chủ đề ảnh hưởng bởi nội dung mới được cập nhật. Trong trường hợp này, việc cập nhật video thường xuyên sẽ làm tăng khả năng xếp hạng cho video đó. Một bản cập nhật không nhất thiết là một bản chỉnh sửa lại toàn bộ mà có thể là một bản chỉnh sửa lại nhỏ để bổ sung thêm một số chi tiết mới nếu cần.
Chú thích
Phụ đề cho video mà bạn có thể tham khảo trong Schema.org cho video, cung cấp ngữ cảnh bổ sung cho các công cụ tìm kiếm. Nó cho trình thu thập thông tin biết rằng không dễ dàng để phân tích các tệp video những gì có trong chúng trên quan điểm là người làm nội dung. Bao gồm chú thích chính xác trên tất cả các video (được tải lên trên nền tảng lưu trữ và được tham chiếu trong siêu dữ liệu). Đây là một cách rõ ràng để tăng mức độ liên quan của các cụm từ thích hợp và tăng số lượng tìm kiếm mà video của bạn xuất hiện.
Liên kết
Cũng giống như SEO trên trang web, các liên kết trỏ tới một trang cụ thể có thể gây ảnh hưởng lớn tới thứ hạng của nó. Điều này cũng không kém phần đúng với SEO Video. Các liên kết và tài liệu tham khảo ở trên website đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán quyền hạn của nó.
Do đó, cũng nên khôn ngoan khi tập trung vào vấn đề này thông qua PR, Marketing và các nỗ lực quảng cáo rộng rãi hơn. Một cách nhanh chóng khác ở đây là tối ưu liên kết nội bộ để nội dung được tham chiếu tốt trên toàn bộ thuộc tính web của bạn.
Bước 3: Đo lường lưu lượng truy cập vào video của bạn từ tìm kiếm
Một phần quan trọng của việc tối ưu hóa SEO Video là đo lường kết quả để xem kết quả thu được từ công việc mà bạn đã thực hiện. Công cụ tốt nhất để theo dõi kết quả theo thời gian là Google Search Console, cho phép bạn phân đoạn lưu lượng truy cập trên tìm kiếm (Web, video, hình ảnh) và từ đó xem lưu lượng truy cập hiện tại của bạn đang có được cho các cụm từ khác nhau trên Tìm kiếm video và trang nào.
Do đó, bạn có thể theo dõi hiệu suất dựa trên thời gian và xem tác động của các hoạt động tối ưu hóa đã được thực hiện.
Câu hỏi thường gặp về SEO Video
Tôi cần nền tảng nào để lập chỉ mục video?
Bạn có thể lập chỉ mục video bằng bất kỳ nền tảng lưu trữ video nào hoặc bằng cách tự lưu trữ. Không có bất cứ ưu tiên nào cho việc sử dụng bất kỳ nền tảng cụ thể nào, điều quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo tất cả dữ liệu đều được cung cấp chính xác.
Video của tôi có xếp hạng tốt hơn nếu tôi sử dụng Youtube bởi vì Google đang sở hữu Youtube không?
Nội dung trên Youtube được xử lý hơi khác so với các nền tảng khác, trong đó mọi nội dung đăng tải lên Youtube đều được tự động lập chỉ mục, mặc dù đó chỉ dành cho trang Youtube.com chứ không phải trang web của bạn.
Nếu bạn đang sử dụng Youtube để lưu trữ nội dung video trên trang web của mình, đồng thời để nội dung ở chế độ công khai trên Youtube.com, cho dù phiên bản nội dung trên Youtube hay trang web của bạn sẽ được xếp hạng, phần lớn có liên quan tới quyền hạn của từng trang và tùy chọn của người dùng.
Sự khác biệt giữa SEO Video và SEO Youtube là gì?
SEO video là quá trình tối ưu hóa một cách toàn diện lưu lượng truy cập cho nội dung video của bạn từ Google, Bing hay các công cụ tìm kiếm khác. SEO Youtube (hay còn gọi là tối ưu hóa Youtube) là quá trình tối đa hóa sự hiện diện của bạn trên công cụ tìm kiếm cũng như các video có liên quan trong nền tảng Youtube.
Mặc dù Youtube là một công cụ tìm kiếm theo một nghĩa nào đó nhưng nó cũng là một trang mạng xã hội và quá trình tối ưu hóa phân phối trên Youtube không giống với quá trình tối ưu thứ hạng trên Google.
Mất bao lâu để video được lập chỉ mục trong Google sau khi tôi đưa Lược đồ hay tải sơ đồ trang web dành cho video lên?
Google sử dụng trình thu thập thông tin cụ thể cho nội dung video, Googlebot Video và trình thu thập thông tin này không xuất hiện thường xuyên giống như Googlebot. Vì vậy, thông thường bạn sẽ phải chờ khoảng vài ngày trước khi video của bạn bắt đầu xuất hiện trong tìm kiếm, tùy thuộc vào quy mô và mức độ uy tín trên trang web của bạn.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu với SEO? Tham gia khóa học SEO tiêu chuẩn của VietMoz ngay!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả