Chuyển tới nội dung
Khóa học SEO tiêu chuẩn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Google Marketing
      • Khóa học Adwords Pro Sales
      • Khoá học Google Map Premium
      • Khóa học SEO HCM Special
      • Khóa học GA4 from Zero to Hero
    • Thực hành quảng cáo Facebook
      • Khóa học Winning Facebook Ads
      • Khóa học Facebook Marketing
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Marketing tinh gọn
      • Marketing Fundamentals
      • Khoá học MSP – Thực hành xây dựng chiến lược marketing
      • Khoá học Digital Masterclass
      • Khóa học Sale Promotion
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Mục lục nội dung
1 Slug là gì? Vai trò quan trọng của Slug trong SEO
2 Phân biệt URL và URL Slug
3 Cách tối ưu Slug là gì trong SEO
3.1 Slug cần bao gồm từ khóa chính của bài viết
3.1.1 Slug cần có từ khóa chính của bài viết
3.2 Slug cần ngắn gọn nhất có thể
3.2.1 Hai mẹo rút ngắn Slug
3.3 Chuyển hướng liên kết
3.4 Tránh trùng lặp URL
3.5 Sử dụng ký tự chữ cái thường
4 Kết luận
Mục lục nội dung
1 Slug là gì? Vai trò quan trọng của Slug trong SEO
2 Phân biệt URL và URL Slug
3 Cách tối ưu Slug là gì trong SEO
3.1 Slug cần bao gồm từ khóa chính của bài viết
3.1.1 Slug cần có từ khóa chính của bài viết
3.2 Slug cần ngắn gọn nhất có thể
3.2.1 Hai mẹo rút ngắn Slug
3.3 Chuyển hướng liên kết
3.4 Tránh trùng lặp URL
3.5 Sử dụng ký tự chữ cái thường
4 Kết luận

Slug là gì? 5 cách tối ưu Slug trong WordPress hiệu quả cao

Đăng vào 10/12/2021 bởi Vân AnhDanh mục: Wiki SEO
Slug là gì
Mục lục nội dung
1 Slug là gì? Vai trò quan trọng của Slug trong SEO
2 Phân biệt URL và URL Slug
3 Cách tối ưu Slug là gì trong SEO
3.1 Slug cần bao gồm từ khóa chính của bài viết
3.1.1 Slug cần có từ khóa chính của bài viết
3.2 Slug cần ngắn gọn nhất có thể
3.2.1 Hai mẹo rút ngắn Slug
3.3 Chuyển hướng liên kết
3.4 Tránh trùng lặp URL
3.5 Sử dụng ký tự chữ cái thường
4 Kết luận

Với những người mới làm Seo khi nghe từ Slug thì không khỏi hoang mang, vì nghe rất lạ tai. Thực ra, trong quá trình làm bạn đã biết và thực hành về nó rất nhiều lần tuy nhiên chưa biết để gọi cho nó một cái tên riêng biệt.

Trong bài viết này, VietMoz sẽ lý giải cho bạn Slug là gì? Tại sao chúng ta cần quan tâm đến nó, cũng như cách tạo và sử dụng nó hiệu quả hơn cho SEO.

Slug là gì? Vai trò quan trọng của Slug trong SEO

Nếu hiểu theo kiểu dịch sang nghĩa tiếng việt thì slug là con sên. Tuy nhiên nó là thuật ngữ dùng để mô tả một phần của URL nhằm xác định 1 trang bất kỳ giúp người đọc lẫn công cụ tìm kiếm đều có thể hiểu được.

Với tên miền Vietmoz.edu.net thì tất cả URL đều bắt đầu bằng Vietmoz.edu.net và sau đó có một slug duy nhất đứng ngay sau dấu “/”. Cụ thể:

  • https://vietmoz.edu.vn/cta-la-gi/ => slug là “cta-la-gi”.
  • https://vietmoz.edu.vn/sem-la-gi/ => slug là “sem-la-gi”.

Để đơn giản hóa nội dung, chúng tôi sẽ chỉ ra 2 lý do chính sau đây khiến Slug đóng vai trò quan trọng trong SEO:

  • Là tín hiệu hỗ trợ công cụ tìm kiếm đưa vào bảng xếp hạng: slug giúp người đọc cũng như công cụ tìm kiếm nắm được ý cốt lõi của nội dung trang, mà chưa cần phải đọc sâu về nội dung.
  • Giúp URL trở nên thân thiện hơn với SEO: Slug sẽ hữu ích hơn khi được tối ưu hóa giúp cho url của bạn dễ dàng tiếp cận với người dùng hơn.

Phân biệt URL và URL Slug

Thật dễ để chúng ta phân biệt đâu là URL và đâu là URL slug. Cụ thể:

  • URL Slug là phần cuối cùng thuộc URL đầy đủ.
  • Còn URL chính là toàn bộ địa chỉ web hiển thị cho trang.

Để dễ hình dung hơn bạn có thể tham khảo hình ảnh của URL Slug dưới đây:

Hình ảnh của URL Slug

Bạn có thể thấy ở hình ảnh trên thì toàn bộ địa chỉ https://vietmoz.edu.vn/cta-la-gi/ được coi là URL. Còn phần cuối cùng của URL được gạch đỏ là Slug.

Cách tối ưu Slug là gì trong SEO

Dưới đây là 5 cách giúp bạn tối ưu Slugs phù hợp cho trang hoặc bài đăng của bạn:

Slug cần bao gồm từ khóa chính của bài viết

Slug cần có từ khóa chính của bài viết

Slug là phần cuối của đường link (URL), và bạn nên cho từ khóa chính vào Slug để Google với người đọc hiểu bài viết nói về gì. Từ khóa chính là ý chính của bài, giúp Google biết bạn đang viết cái gì để xếp bài của bạn lên cao hơn trên kết quả tìm kiếm. Người đọc cũng dễ đoán nội dung bài qua Slug, nên họ sẽ muốn nhấp vào hơn.

Ví dụ, nếu bạn viết bài về “cách chăm sóc chó”, từ khóa chính là “cách chăm sóc chó”, thì Slug nên là cach-cham-soc-cho. Không nên đặt slug kiểu chung chung như bai-viet-123, vì Google và người đọc sẽ không biết bài nói về gì đâu.

Slug cần ngắn gọn nhất có thể

Slug ngắn gọn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho SEO. Trước hết, nó cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) bằng cách làm cho URL dễ đọc và dễ hiểu hơn, ví dụ như slug-la-gi thay vì huong-dan-slug-la-gi-va-cach-toi-uu. Điều này giúp người dùng nhanh chóng nắm bắt nội dung trang, tăng tỷ lệ nhấp (CTR) – một yếu tố mà Google đánh giá cao khi xếp hạng. Đồng thời, Slug ngắn gọn cũng giúp URL hiển thị đầy đủ trên SERP mà không bị cắt, đảm bảo từ khóa chính được nổi bật, từ đó thu hút sự chú ý của người dùng và cải thiện tín hiệu xếp hạng.

Ngoài ra, Slug ngắn gọn còn tăng độ liên quan với từ khóa và giảm nguy cơ lỗi kỹ thuật. Khi Slug tập trung vào từ khóa chính, chẳng hạn slug-la-gi cho từ khóa “slug là gì”, Google dễ dàng nhận diện nội dung chính của trang, giúp cải thiện thứ hạng. Hơn nữa, Slug ngắn hạn chế việc thêm từ không cần thiết, giảm nguy cơ trùng lặp URL (ví dụ: huong-dan-slug và huong-dan-slug-moi có thể gây nhầm lẫn), giúp Google lập chỉ mục chính xác hơn. Từ khóa càng ngắn thì cơ hội bạn nằm trong vị trí top đầu trên công cụ tìm kiếm càng cao. Một vài từ như “một”, “và”, “để”…bạn không nhất thiết phải đem nó vào hết trong slug của mình.

Bạn có thể hình dung nó thông qua ví dụ so sánh giữa tiêu đề và slug của web VietMoz:

Tiêu đề Slug
Structured Data là gì? Tác động của chúng tới SEO như thế nào? structured-data
Semantic Search là gì? Semantic Search ảnh hưởng thế nào đến kết quả SEO semantic-search-seo
Optimize là gì? Tìm hiểu 5 lợi ích tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm optimize-la-gi
Domain Authority (DA): Đó có phải một yếu tố xếp hạng? domain-authority-la-gi

Hai mẹo rút ngắn Slug

  1. Bỏ Subfolder không cần thiết:
    Subfolder là các thư mục con trong URL (ví dụ: danh-muc/bai-viet/slug-la-gi). Việc loại bỏ Subfolder không quan trọng giúp Slug ngắn gọn hơn, ví dụ chuyển từ danh-muc/bai-viet/slug-la-gi thành slug-la-gi. Trong WordPress, bạn có thể vào Cài đặt > Đường dẫn tĩnh, bỏ tùy chọn Subfolder hoặc dùng plugin như Rank Math để loại bỏ danh mục con (/category/). Điều này làm URL trực quan hơn, tăng độ thân thiện với người dùng và SEO.
  2. Tối ưu từ khóa chính:
    Tập trung vào từ khóa chính và loại bỏ các từ không cần thiết trong Slug. Ví dụ, thay vì dùng huong-dan-slug-la-gi-va-cach-toi-uu, chỉ giữ slug-la-gi để nhấn mạnh từ khóa “slug là gì”. Trong WordPress, bạn có thể chỉnh sửa Slug trực tiếp khi tạo bài viết bằng cách vào phần Đường dẫn tĩnh (Permalinks) và xóa các từ thừa như “hướng dẫn”, “và”, “cách”. Cách này giúp Slug ngắn gọn, tăng độ liên quan với từ khóa, và cải thiện khả năng xếp hạng trên Google.

Chuyển hướng liên kết

Nếu bạn thay đổi Slug trong phần cài đặt đường dẫn tĩnh của WordPress thì các URL nằm trên trang web sẽ thay đổi theo. Đồng nghĩa với việc bộ máy tìm kiếm và người dùng không tìm được nội dung thông qua URL cũ nữa.

Để tránh tình trạng lỗi 404 xảy ra khi bot Google vào quét website mà không thấy URL cũ, bạn có thể thực hiện một vài thao tác sau đây:

Bước 1: Redirect 301 để chuyển hướng URL cũ sang URL mới.

Bước 2: Xóa dữ liệu URL đã index trên Google Search Console

Bước 3: Cập nhật Sitemap mới lên Google Search Console

Tránh trùng lặp URL

Trùng lặp Slug trong URL có thể khiến Google khó phân biệt nội dung giữa các trang, làm giảm hiệu quả SEO và ảnh hưởng đến thứ hạng website. Chẳng hạn, nếu bạn có hai URL như dich-vu-seo và dich-vu-seo-2024, Google sẽ không biết nên ưu tiên trang nào trên kết quả tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên kiểm toán website định kỳ để phát hiện và xử lý các URL trùng lặp. Điều này giúp cải thiện SEO và tăng trải nghiệm người dùng.

Để xử lý trùng lặp URL, bạn có thể làm như sau:

  • Kiểm tra lỗi trên WordPress: Khi Slug trùng, WordPress sẽ hiển thị lỗi 404 hoặc tự động thêm hậu tố (như -2, ví dụ: dich-vu-seo-2). Vào Tất cả bài viết, tìm Slug bị trùng và chỉnh sửa bằng cách:
    • Nhấp Sửa nhanh hoặc vào Đường dẫn tĩnh (Permalinks).
    • Đổi Slug thành tên duy nhất, ví dụ: dich-vu-seo-uy-tin.
  • Dùng công cụ kiểm toán: Sử dụng Ahrefs, Semrush, SEOprofiler, hoặc Screaming Frog để phát hiện URL trùng lặp và các lỗi liên quan.
  • Khắc phục nâng cao: Nếu không sửa được, bạn có thể:
    • Dùng Google Search Console để chặn index URL không quan trọng.
    • Sử dụng Redirect 301 để chuyển hướng URL trùng sang URL chính, tránh mất traffic.

Sử dụng ký tự chữ cái thường

Đây cũng là thực tế phổ biến mà nhiều người thường xuyên mắc phải khi sử dụng ký tự chữ hoa ngay trong slug. Vì vậy lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên sử dụng chữ thường.

Lý do là các máy chủ web như Apache (được sử dụng bởi WordPress và CMS phổ biến khác), inteprept này: http://www.example.com/Vi-Du-Trang-Slug là một URL khác với URL này: http: //www.example .com/vi-du-trang-slug hoặc http://www.exampe.com/vi-du-trang-Slug này.

Kết luận

Như vậy Slug là một phần không thể thiếu của URL, nhờ nó mà người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được thông tin nội dung trang web muốn đề cập. Qua bài viết này chắc hẳn bạn cũng đã định nghĩa được Slug là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại trong quá trình Seo.

Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Vân Anh
Vân Anh
105 bài đăng
Vân Anh - Là người đam mê về Content và SEO, hiện Vân Anh đang làm việc trong bộ phận sáng tạo nội dung và SEO tại VietMoz Academy.
Vân Anh
Vân Anh
105 bài đăng
Vân Anh - Là người đam mê về Content và SEO, hiện Vân Anh đang làm việc trong bộ phận sáng tạo nội dung và SEO tại VietMoz Academy.
  • VietMoz xin chào!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETMOZ ACADEMY

Địa chỉ: Số 18 ngõ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (0246) 292 3344 – (0246) 291 2244
Hotline: 098 380 3333
Email: info@vietmoz.com

Google Partners Chung nhan Tin Nhiem Mang
DMCA.com Protection Status

Truy cập nhanh

  • Hướng dẫn thanh toán
  • Cơ sở vật chất
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Tổng quan về Digital Marketing
  • Tìm hiểu Marketing là gì
Bản quyền © bởi Trung tâm đào tạo VietMoz Academy. Tối ưu bởi Code Tốt.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Google Marketing
      • Khóa học Adwords Pro Sales
      • Khoá học Google Map Premium
      • Khóa học SEO HCM Special
      • Khóa học GA4 from Zero to Hero
    • Thực hành quảng cáo Facebook
      • Khóa học Winning Facebook Ads
      • Khóa học Facebook Marketing
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Marketing tinh gọn
      • Marketing Fundamentals
      • Khoá học MSP – Thực hành xây dựng chiến lược marketing
      • Khoá học Digital Masterclass
      • Khóa học Sale Promotion
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Gõ để tìm