Youtube hiện đang là nền tảng mạng xã hội phổ biến thứ hai trên thế giới và sở hữu công cụ tìm kiếm riêng, yêu cầu các kỹ thuật tối ưu hóa độc đáo.
Công cụ tìm kiếm của nền tảng này đã được phát triển nhờ nhiều tiến bộ về mặt công nghệ, cập nhật các thuật toán và quy định của Youtube cũng như Google.
Danh sách SEO Youtube Checklist dưới đây mà mình chia sẻ đã bao gồm cách tối ưu hóa video trên Youtube, giúp cải thiện khả năng hiển thị nội dung của bạn và nhắm mục tiêu các từ khóa thích hợp cho hiệu suất tìm kiếm.
SEO Youtube là gì?
SEO Youtube là việc tối ưu hóa nội dung video trên kênh Youtube của bạn, giúp tăng khả năng hiển thị nội dung của bạn trên nền tảng. Công việc này đôi khi đòi hỏi phải có chiến lược SEO Youtube và nghiên cứu từ khóa kỹ càng để đảm bảo nội dung trên kênh của bạn nhắm trúng mục tiêu đến các từ khóa thích hợp, cũng như sử dụng tiêu đề và mô tả chính xác cho đối tượng mục tiêu mà bạn hướng tới.
SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Đây là một phần của chiến lược Digital Marketing và giúp cải thiện thứ hạng trang web của bạn ở trên các công cụ tìm kiếm thông qua cách tối ưu hóa các khu vực trên trang web của bạn.
SEO cũng không phải là một công cụ Marketing phù hợp cho tất cả. Đây là một công việc mang tính dài hạn, không ngừng phát triển, đòi hỏi phải theo kịp được tốc độ của các đối thủ cạnh tranh và cập nhật thuật toán công cụ tìm kiếm.
Thuật toán SEO của Youtube là gì?
Thuật toán SEO của Youtube đề cập tới các quy tắc, số liệu và thước đo mà nền tảng đang sử dụng để xếp hạng và đề xuất video cho người xem.
Các thuật toán này sẽ xem xét từ khóa, thời lượng video, mức độ tương tác, lượt xem, thời gian xem và mức độ liên quan tới sở thích của người xem.
Vậy nên, việc hiểu và thực hiện tối ưu hóa SEO trên Youtube có thể giúp người làm sáng tạo nội dung tăng khả năng hiển thị, mở rộng phạm vi tiếp cận và lượng khán giả trên nền tảng.
Mặc dù, có thể chúng ta chưa tìm hiểu một cách chính xác về cách thức hoạt động của thuật toán – Một số người còn coi đó là “hộp đen” giống như các thuật toán của Google. Tuy nhiên, Youtube cũng cung cấp tới người làm SEO Youtube hay làm sáng tạo nội dung các nguyên tắc và chính sách cộng đồng, giúp người làm sáng tạo nội dung hưởng lợi từ lượng khán giả khổng lồ của Youtube.
Mình có lời khuyên rằng bạn nên đọc các bằng sáng chế và sách trắng, cũng như luôn cập nhật thông tin mới nhất từ Youtube.
Lợi ích của việc làm SEO Youtube là gì?
Nền tảng của Youtube có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng của mình bên cạnh các nền tảng Social Media và công cụ tìm kiếm khác.
Youtube tự hào có 2,1 tỷ người dùng hoạt động trên toàn thế giới và nền tảng này đã đạt hơn 75 tỷ lượt truy cập vào năm 2022.
Những con số đáng kinh ngạc đó khiến Youtube SEO trở thành một chiến lược thiết yếu dành cho những người làm sáng tạo nội dung đang tìm cách tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận của họ ở trên nền tảng này.
Một số lợi ích của việc SEO video Youtube bao gồm:
- Thứ hạng video ở vị trí cao hơn.
- Lưu lượng truy cập tăng.
- Mức độ tương tác với khán giả tốt hơn.
- Nhiều chuyển đổi và doanh thu hơn.
Với tất cả cách tiếp cận cũng như kỹ thuật phù hợp – tất cả những thứ mà mình đã và sẽ đề cập trong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chiến lược SEO trên kênh Youtube để thúc đẩy sự phát triển và thành công cho kênh của mình.
Danh sách SEO Youtube Checklist hoàn chỉnh nhất hiện nay
Thực hiện tối ưu hóa video cho các công cụ tìm kiếm là điều cần thiết để cải thiện hiệu suất, đáp ứng mục tiêu trên kênh Youtube của bạn.
Dưới đây là danh sách SEO Youtube Checklist từng bước về các phương pháp SEO Youtube hay nhất mà bạn nên thực hiện theo nếu muốn nội dung của mình được xếp hạng cao hơn trên Youtube và các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google.
1. Nghiên cứu từ khóa – Yêu cầu cơ bản nhất trong SEO Youtube Checklist
Để xác định được các cụm từ tìm kiếm phổ biến và phù hợp nhất ở trong lĩnh vực của bạn, bạn cần phải tiến hành việc nghiên cứu từ khóa một cách kỹ lưỡng, từ đó giúp bạn dễ dàng tạo ra được nội dung, tiêu đề và mô tả.
Quá trình này được coi là một trong những thành phần quan trọng nhất ở trong bất kỳ chiến lược SEO nào, cho dù bạn đang xuất bản nội dung cho kênh Youtube hay sản xuất trang đích sản phẩm cho khách hàng trên các trang thương mại điện từ.
Ngoài ra, việc nghiên cứu từ khóa còn cung cấp thông tin chi tiết về nội dung mà người dùng đang tìm kiếm và tiết lộ những nội dung còn thiếu trên kênh của bạn, giúp bạn mở rộng danh sách nội dung phát video với các tính năng hữu ích khác của Youtube.
- Tips: Hãy xem xét các từ khóa dựa trên câu hỏi khi tiến hành nghiên cứu từ khóa; Thông thường, kết quả tìm kiếm phổ biến nhất cho video là những nội dung mang tính thông tin, chẳng hạn như nội dung thông tin về “cách làm”, “hướng dẫn”.
2. Nhắm mục tiêu từ khóa trong tiêu đề, mô tả và thẻ tag video của bạn
Cũng giống như bất kỳ hoạt động tối ưu hóa nội dung nào, tiêu đề và phần mô tả là những yếu tố cơ bản mà bạn phải luôn bao gồm các từ khóa mục tiêu trong đó. Thêm nữa, bạn cũng có thể sử dụng “video tag” trên Youtube như một cách để sử dụng nhiều từ khóa có liên quan tới video hơn.
- Tiêu đề: Giới hạn phần tiêu đề video trên Youtube là 100 ký tự; hãy giữ tiêu đề video của bạn ở mức 60-70 ký tự nếu có thể, nó sẽ giúp bạn cải thiện được tỷ lệ nhấp (CTR).
- Mô tả: Không có bất cứ giới hạn nào được đặt ra đối với độ dài của phần mô tả video. Tuy nhiên, phần mô tả cần phải chứa thông tin quan trọng về video của bạn, cũng như từ khóa chính và các từ khóa có liên quan khác.
Phần mô tả video sẽ nắm vai trò tóm tắt video, bao gồm các liên kết hoặc Call To Action (CTA) cần thiết. Bạn cũng có thể thêm các dấu thời gian để cho người xem biết các điểm nội dung chính trong video giúp người xem tiếp cận đúng nội dung đang tìm kiếm.
Dấu thời gian này mang đến sự cải thiện cho người dùng về trải nghiệm và đây là cơ hội bổ sung để chèn các từ khóa mục tiêu từ video của bạn.
- Video keyword tags: Thẻ từ khóa video là một cách khác để thêm các từ khóa có liên quan mà người dùng có thể sử dụng để tìm kiếm về một chủ đề cụ thể. Các thẻ này cũng cung cấp khả năng nhắm mục tiêu dựa theo từ khóa bổ sung ngoài những gì mà bạn đã viết ở trong phần tiêu đề hoặc mô tả.
Mình khuyên bạn nên bắt đầu đặt các thẻ từ khóa bằng từ khóa chính của video và sau đó kết thúc danh sách bằng bất kỳ thuật ngữ rộng hơn nào.
3. Sử dụng phụ đề và chú thích chi tiết
Nâng cao khả năng truy cập của video trên kênh Youtube của bạn bằng cách bật phụ đề và tải lên bản ghi, điều này giúp cho video của bạn cải thiện được thứ hạng của công cụ tìm kiếm hơn nữa.
- Ví dụ: Khi người dùng khiếm thính tương tác với video của bạn, bạn có thể cải thiện trải nghiệm của người dùng đó bằng cách cung cấp thêm phần phụ đề.
Ngoài ra, bằng cách tải lên bản ghi của video, bạn phải đảm bảo rằng các từ đều khớp với nội dung của video. Điều này giúp bạn tránh được lỗi khi cho phép công cụ tìm kiếm dịch cho bạn.
Khi bạn cung cấp các tùy chọn hỗ trợ tiếp cận, bạn đang báo hiệu với Youtube rằng video của bạn hấp dẫn với nhiều đối tượng khán giả.
4. Chia sẻ, bình luận và thả tương tác trên mạng xã hội
Để có thể cải thiện hơn nữa hiệu suất video của bạn trên kênh Youtube, bạn có thể khuyến khích khán giả tương tác với nội dung của mình bằng cách bật lượt thích, nhận xét và chia sẻ.
Khi có nhiều người xem vào tương tác với video của bạn hơn, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được nhiều lượt xem hơn và mở rộng lượng khán giả của mình.
Mặc dù vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng về những yếu tố nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của video, nhưng trong nghiên cứu về các yếu tố xếp hạng Youtube của Backlinko đã chỉ ra rằng các tín hiệu tương tác cùng với các yếu tố khác có thể giúp Youtube hiểu rõ hơn về mức độ liên quan cũng như giá trị nội dung video mà bạn đem tới.
Đối với phần bình luận đôi khi có thể dẫn đến những bình luận xúc phạm và tiêu cực, nhưng Youtube đã giúp những người làm sáng tạo nội dung quản lý phần bình luận một cách dễ dàng hơn thông qua việc giới hạn một số từ hoặc cụm từ nhất định.
Điều này sẽ ngăn người xem để lại những bình luận xúc phạm hoặc tiêu cực không có mục đích.
Điều quan trọng là phải đảm bảo được việc khán giả vào kênh và tận hưởng thời gian tích cực với nội dung của bạn, tuy điều này còn vượt xa khỏi việc ngăn chặn các cuộc chiến bình luận.
Ngoài ra, bạn có thể tương tác với khán giả của mình bằng cách ghim lại các nhận xét, bình luận đáng chú ý hay bằng cách phản hồi trong nhận xét về bất kỳ mối quan tâm hoặc phản hồi tích cực nào.
Những tín hiệu này cho thấy rằng người dùng đang dành thời gian cho video của bạn, đây được coi là một dấu hiệu quan trọng đối với thuật toán của công cụ tìm kiếm Youtube.
5. Ảnh Thumbnail
Ảnh thumbnail là thứ đầu tiên người dùng nhìn thấy khi thực hiện việc tìm kiếm nội dung trên Youtube và khi xem các video được đề xuất trên trang chủ hay trên bảng điều khiển bên phải khi xem nội dung.
Ảnh thumbnail nên được thiết kế một cách khéo léo, việc này có thể giúp cho video của bạn trở nên nổi bật, tăng CTR và cải thiện mức độ thành công của video cũng như kênh khi mà có nhiều người dùng vào xem nội dung của bạn hơn.
Khi thực hiện tối ưu hóa ảnh thumbnail trên video của bạn, hãy chú ý tới một số yếu tố sau:
- Thiết kế ảnh thumbnail không nên hòa trộn với bảng màu đỏ, trắng và đen. Đây là những màu đặc trưng riêng của Youtube, hãy lựa chọn màu sắc tương phản để người dùng có thể dễ dàng nhận ra video của bạn.
- Khi sử dụng phông chữ, hãy in đậm các chữ cái và không trộn lẫn chúng cùng với hình ảnh. Tránh nhồi nhét quá nhiều từ vào ảnh thumbnail; hãy chọn một cụm từ hoặc thuật ngữ có liên quan tới mục đích tìm kiếm và nội dung của video.
- Lựa chọn hình ảnh sống động, gợi ý về chủ đề chính của video.
- Ví dụ: Với nội dung đánh giá – Review sản phẩm, hãy sử dụng hình ảnh sinh động về sản phẩm hoặc chụp ảnh chính bạn đang cầm sản phẩm. Điều này ngay lập tức cho người dùng thấy được những gì mà họ có thể mong đợi từ nội dung của bạn đem tới.
6. Thẻ và End Screens
Youtube cung cấp cho người dùng các tính năng nhằm cải thiện trải nghiệm video và quảng bá những nội dung khác có trên kênh của bạn. Các tính năng này có thể kể đến như thẻ và End Screens (màn hình kết thúc), có thể hướng người dùng đi đến các video khác có liên quan trên kênh Youtube của bạn.
Youtube thường có những phần thưởng dành cho những kênh và video có khả năng giữ chân người dùng trên nền tảng trong thời gian dài mà Youtube đo lường bằng chỉ số “thời gian xem”.
Việc tối ưu hóa trải nghiệm video có thể khuyến khích nhiều lượt xem hơn và tăng thời gian xem trên kênh của bạn. Màn hình kết thúc (End Screens) cũng có thể nâng cao CTA bằng cách yêu cầu người dùng đăng ký kênh hay xem tiếp video có liên quan trong kênh của bạn.
Việc đăng ký kênh sẽ đem lại nhiều lượt xem và tăng thời gian xem hơn, điều này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng đạt được những KPI riêng.
7. Quảng cáo video của bạn trên các nền tảng mạng xã hội và website
Khi bạn thực hiện việc đăng tải video lên và sẵn sàng chia sẻ video đó, hãy quảng cáo video của bạn lên các trang mạng xã hội và các nền tảng khác có liên quan nhằm tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận của video.
Mặc dù mạng xã hội không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp nhưng việc quảng cáo video trên mạng xã hội và trên trang web của bạn có thể giúp thu hút thêm nhiều khán giả hơn đến nội dung hay kênh của bạn.
Khi video của bạn nhận được nhiều lượt xem hơn, điều này có thể tác động trực tiếp đến các tín hiệu xếp hạng như thời gian xem và tỷ lệ giữ chân người xem.
Tỷ lệ giữ chân người xem cũng là một số liệu quan trọng vì nó cung cấp cho Youtube các thông tin chi tiết về số lượng người xem ở lại đến cuối video của bạn. Tỷ lệ giữ chân cao đồng nghĩa với việc người dùng thích nội dung mà bạn đem tới.
Là một người làm sáng tạo nội dung, chắc chắn bạn sẽ có khán giả bên ngoài Youtube và những người đó sẽ biết khi bạn đăng tải video mới lên kênh của mình. Trong 24 giờ đầu tiên của video có thể sẽ quyết định sự thành công của video đó và bạn thực sự có thể theo dõi tiến trình của video trong khoảng thời gian đó ở trong Youtube Analytics.
8. Tạo và tối ưu hóa danh sách phát
Tuân thủ chiến lược tăng thời gian xem, việc tối ưu hóa danh sách phát cũng có thể đem lại cho bạn nhiều lượt xem hơn và người dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho nội dung của bạn. Dưới đây là một số tips SEO Youtube mà bạn cần làm theo khi thực hiện tối ưu hóa danh sách phát video của mình:
- Sử dụng từ khóa mục tiêu ở trong tiêu đề của danh sách phát, lưu ý từ khóa mục tiêu phải liên quan tới những chủ đề chung của danh sách phát.
- Ví dụ: Nếu bạn đang xuất bản những video review trên kênh của mình thì có thể tạo ra một danh sách phát có thể là “Review Phim” hay “Review phim trên Netflix”. Hoặc bạn có thể mô tả chi tiết hơn bằng các tiêu đề như “Review phim hành động” hay “Review phim kinh dị trên Netflix”.
- Phần mô tả trong danh sách phát cũng phải bao gồm các từ khóa mục tiêu nhưng không vượt quá 100 ký tự. Hãy kết hợp với các liên kết đến trang web của bạn hoặc các liên kết bên ngoài quan trọng khác có thể đem lại giá trị cho người xem, ví dụ như các trang mạng xã hội của bạn (Facebook, LinkedIn, X Twitter,…)
- Gắn các danh sách phát này vào trang chủ kênh của bạn để người xem có thể biết được bạn đang đề cập tới những chủ đề nào. Khi thêm danh sách phát vào trang chủ, bạn nên khuyến khích người xem dành nhiều thời gian hơn cho nội dung của bạn.
9. Tối ưu hóa trang chủ trên kênh Youtube của bạn
Trang chủ trên kênh Youtube của bạn là một cơ hội tuyệt vời để thực hiện tối ưu hóa SEO trên Youtube. Việc tối ưu hóa trên trang chủ cho phép thuật toán tìm kiếm của Youtube biết thêm về nội dung cũng như kênh của bạn. Thêm nữa, nó còn cho phép thuật toán của Youtube chọn các từ khóa mục tiêu nhằm cải thiện hơn nữa kết quả tìm kiếm ở trên video của bạn.
Dưới đây là một số phần cần tối ưu hóa ở trên Trang Chủ:
- Video nổi bật: Đây là video tự động phát khi người dùng truy cập vào trang chủ kênh Youtube. Video nổi bật phải là những video phổ biến hoặc gần đây nhất nhằm thu hút người dùng mới đến với các nội dung trên kênh của bạn.
- Giới thiệu về chúng tôi: một cách tuyệt vời để giới thiệu bản thân và cung cấp cho người dùng mới nhiều thông tin hơn về nội dung cũng như kênh của bạn. Hãy sử dụng phần này để gắn các từ khóa mục tiêu có liên quan đến nội dung trên kênh của bạn và liên kết người dùng với trang web của bạn hay các nền tảng mạng xã hội khác (của riêng bạn).
- Từ khóa kênh Youtube: Những từ khóa này cũng tương tự như thẻ video vì chúng là những từ khóa và cụm từ mô tả nội dung video cũng như kênh của bạn. Từ khóa của kênh Youtube rất quan trọng vì nó đem tới cơ hội nhắm mục tiêu các cụm từ rộng hơn.
- Danh sách phát: Luôn gắn Danh sách phát hàng đầu vào trang chủ của bạn để người dùng có thêm tùy chọn theo dõi kênh trong thời gian dài. Hãy tạo một danh sách phát có nội dung chất lượng cao và thường xuyên quản lý chăm sóc nó.
- Đoạn giới thiệu và biểu ngữ kênh Youtube: Để đem tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, hãy thêm những biểu ngữ sống động và đậm nét thể hiện cá tính riêng của kênh Youtube. Bạn cũng có thể tạo đoạn giới thiệu kênh để truyền tải thông điệp đó tới người xem.
- Ví dụ: nếu bạn cung cấp nội dung giáo dục trên kênh của mình thì bạn có thể tạo ra một đoạn giới thiệu làm nổi bật tất cả các chủ đề mà người dùng đã đề cập ở trên kênh của mình.
Tổng kết về SEO Youtube Checklist
Tối ưu hóa video (SEO Video) của bạn cho công cụ tìm kiếm là việc rất quan trọng nhằm cải thiện hiệu suất trên kênh và đạt được mục tiêu của bạn.
Thông qua cách làm theo danh sách SEO Youtube Checklist này, bạn có thể nâng cao khả năng hiển thị và mức độ tương tác của nội dung trên Youtube, đồng thời tăng phạm vi tiếp cận đối tượng.
Cũng giống như việc SEO trên các công cụ tìm kiếm truyền thống, SEO Youtube là một công việc mang tính lâu dài. Hãy luôn cập nhật các bản cập nhật thuật toán và nguyên tắc cộng đồng có thể giúp bạn đảm bảo nội dung luôn chất lượng và thành công trên Youtube.
Nếu bạn đang tìm hiểu về SEO và mong muốn phát triển sự nghiệp với SEO, tham gia khóa học SEO tiêu chuẩn của Vietmoz ngay!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả