Cấu trúc trang web là yếu tố nền tảng chính trong bất kỳ chiến lược SEO nào. Trong bài này bạn sẽ được học về các vấn đề then chốt cần lưu ý khi tiến hành xây dựng cấu trúc website cho trang web của bạn, và một vài điều bạn quan trọng trong quá trình triển khai cấu trúc website quốc tế
Cấu trúc website là gì?
Cấu trúc trang web (Site structure) hiểu đơn giản là tập hợp các trang trên website được tổ chức sắp xếp và liên kết có mục đích với nhau.
Mục tiêu của việc tổ chức này là nhằm tạo ra một trang web có thể dễ dàng điều hướng bởi người dùng đồng thời cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web một cách dễ dàng.
Một trong những điều đầu tiên mà một người làm SEO tìm hiểu khi được làm quen với thực tiễn là tối ưu hóa trên trang có sự phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức trên trang thông qua việc sử dụng các thẻ tiêu đề (H1, H2, H3, v.v.).
Ví dụ, tôi thích nghĩ về một trang web giống như một ngôi nhà. Ngôi nhà lý tưởng có số lượng phòng thích hợp và dễ dàng tiếp cận. Tương tự như vậy, các trang được biểu thị dưới dạng phòng. Để di chuyển giữa các phòng với nhau bạn sẽ cần đến các hành lang. Nếu không có những hành lang này, bạn sẽ chỉ có thể vào các phòng bằng cửa sổ bên ngoài.
Tầm quan trọng của cấu trúc website cho SEO
Giúp Google hiểu trang web của bạn tốt hơn
Việc xây dựng cấu trúc trang web cung cấp manh mối có lợi giúp Google hiểu trang web của bạn nói về nội dung gì và bạn đang bán cái gì. Để làm được điều này, Google sử dụng Googlebot và cho nó thu thập dữ liệu các trang web bằng cách đi theo các liên kết từ đó xác định mối quan hệ giữa các trang với nhau.
Cho Google biết nội dung trang nào là quan trọng nhất
Trên một trang web với vô số bài viết khác nhau, Google sẽ không thể biết được đâu là bài viết quan trọng nên được ưu tiên hiển thị cho người dùng. Vì vậy việc tối ưu cấu trúc website là đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Google biết được đâu là trang nội dung quan trọng nhất. Cụ thể, bạn sẽ cần cho Google biết nội dung trang nào bạn muốn được hiển thị ngay đầu trang. Và muốn được như vậy bạn sẽ cần có một cấu trúc liên kết nội bộ đủ tốt.
Tối ưu trải nghiệm người dùng trên website
Cấu trúc web cực kỳ quan trọng đến trải nghiệm của người dùng, cụ thể nó phản ánh được việc bạn đang muốn điều hướng họ đến những trang nào. Như vậy trải nghiệm người dùng càng tốt thì cơ hội chuyển đổi giá trị càng cao, khách hàng sẽ mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Và hơn hết Google cực kỳ ưa chuộng những trang web hoạt động tốt, và có thể nâng cao thứ hạng website của bạn theo thời gian.
Tóm lại: Một website sở hữu cấu trúc web tốt:
- Giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web hiệu quả.
- Khuyến khích điều hướng trang web bằng cách cung cấp nhiều trang hơn cho người dùng truy cập.
- Phân phối “quyền trang” một cách công bằng hơn.
- Tăng cường tính thẩm quyền cho trang vì cấu trúc liên kết nội bộ mạnh mẽ giữa các chủ đề có liên quan.
- Tăng chuyển đổi, tạo khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn .
3 yếu tố tạo dựng một cấu trúc website tốt nhất
Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng một cấu trúc website tốt đó là đảm bảo nội dung được tổ chức xuyên suốt, có tính nhất quán. Muốn làm được như vậy bạn sẽ cần bám sát vào 3 yếu tố sau đây:
Hành trình của người dùng: Bạn cần quan sát và coi trọng những trải nghiệm, hoạt động tương tác của người dùng trên trang nhằm tìm ra giải pháp thỏa mãn kỳ vọng của họ về cách trang web của bạn sẽ hoạt động.
Nội dung: Cấu trúc trang web được xác định phần lớn bởi loại và khối lượng nội dung trên trang web. Trong đó nội dung được trình bày trên một trang thương mại điện tử sẽ hoàn toàn khác với một cấu trúc của một trang học thuật.
Bối cảnh: Bối cảnh của một trang web được xác định bởi mục tiêu kinh doanh của nó, lý do mà nó tồn tại và các nguồn lực sẵn có. Điều quan trọng ngay từ khi xây dựng cấu trúc trang web của bạn.
8 hoạt động cần có cho một cấu trúc website chuẩn SEO
Bạn cần giới hạn số lượng menu điều hướng cấp cao cao của mình càng ít nhất có thể nhằm đảm bảo nội dung được xây dựng có giá trị, chất lượng hơn với người đọc. Lý do bạn sẽ khó đủ nguồn lực để bao quát tất cả mọi chủ đề mà mọi người quan tâm. Thay vào đó bạn cần tối giản nó theo những chủ đề quan trọng có tác động đến mục tiêu kinh doanh của bạn.
Việc sử dụng quá nhiều mục trên menu sẽ khiến người dùng phân tâm cũng như thỷ lệ thoát ngày càng gia tăng. Vì vậy hãy luôn tập trung tối ưu menu của trang nhằm cung cấp trải nghiệm cho người dùng một cách trực quan hơn.
Giữ cho URL ngắn gọn và thân thiện
Không một người dùng nào lại muốn đọc URL có cấu trúc dài và phức tạp như thế này:
example.com/store/rackets/default.aspx?lang=en&category=98a20
Vì vậy, nhiệm vụ của bạn đó là tạo URL thân thiện bằng các hệ thống CMS như Wordpress…nó sẽ giúp bạn tạo tự động một URL rõ ràng, gần gũi hơn với người dùng. cấu trúc URL của bạn sau đó có thể sẽ hiển thị như sau:
- example.com/topic
- example.com/subtopic
- example.com/longtail-keyword-one
- example.com/longtail-keyword-two
Với những URL này bạn chỉ cần kết nội dúng với nhau và với các trang mẹ của chúng thông qua các liên kết nội bộ.
Học theo cấu trúc web của những ông lớn thuộc trong ngành bạn
Hầu hết người dùng đều cảm thấy quen thuộc với những cấu trúc web của các thương hiệu lớn trong ngành của bạn. Vì vậy nếu bạn đang quản lý một cửa hàng thương mại điện tử, hãy phân tích cách mà Shopee đang vận hành và mô phỏng chúng. Điều này giúp cho trang web của bạn có vẻ quen thuộc hơn từ đó dễ điều hướng người dùng tốt hơn.
Giữ cho trang web của bạn nhất quán
Bạn cần phải đảm bảo tất cả định dạng điều hướng, nguyên tắc thiết kế và hiển thị các liên kết của trang web phải tuân theo một mô hình nhất quán. Điều này giúp người dùng ấn tượng, dễ nhớ cũng như giữ chân người dùng ở trên trang web lâu hơn.
Xây dựng liên kết nội bộ theo mô hình Pillar Page
Pillar Page là 1 trang trụ cột với nội dung cấp cao bao quát tổng thể về một chủ đề chính và liên kết đến các chủ đề phụ thông qua các bài viết chuyên sâu. Các chủ đề phụ sau đó lại được liên kết với nhau tạo ra một cụm.
Mô hình này làm cho cấu trúc liên kết nội bộ của bạn rõ ràng hơn và hướng người dùng một cách hiệu quả đến các phần nội dung hữu ích và có liên quan khác.
Tối giản lượt nhấp ở mức 3 – 4 lần
Bạn phải đảm bảo người dùng tìm đến trang đích nhanh nhất có thể, tối đa là 4 lần. Cụ thể bạn sẽ cần điều hướng người dùng từ trang cấp cao đến các danh mục chính trên trang web. Sau đó từ mỗi trang danh mục chính, đảm bảo rằng người dùng có thể nhấp đến các danh mục phụ mà không phải các trang khác.
Sử dụng Breadcrumbs
Breadcrumbs là hoạt động cần thiết giúp bạn hiển thị cấu trúc web tốt hơn. Cũng như hoạt động như một biển dẫn đường giúp người dùng xác định được bản thân đang ở đâu trên trang.
Dưới đây là 1 ví dụ của Breadcrumbs:
Tạo một sơ đồ trang HTML và XML
Sơ đồ trang web là một tập tin văn bản chứa tất cả các URL của website, giúp Google khám phá các trang quan trọng cũng như tần suất mà chúng được cập nhật trên trang.
Việc tạo HTML hoặc XML giúp người xem website của bạn tìm thấy điều hướng dễ dàng hơn.
Bạn có thể đọc thêm bài viết Sitemap là gì?
Kết luận
Như vậy để xây dựng một cấu trúc web không hề dễ mà nó đòi hỏi nhiều công sức hoạt động để thiết lập và xây dựng với mục đích cuối cùng là tối ưu trải nghiệm người dùng hiệu quả. Hy vọng với nội dung trên sẽ giúp bạn cách thức làm việc tối ưu hơn cho website của mình. Chúc các bạn thành công!
Câu hỏi kiểm tra
1. 4 công việc quan trọng trong SEO mà không thể làm được nếu thiếu bộ từ khóa là gì?
a. Viết nội dung
b. Xây dựng hệ thống link
c. Xây dựng cấu trúc website
d. Tối ưu các thành phần on-page sử dụng bộ từ khóa đã nghiên cứu
2. Xét về mục đích của người dùng, có thể phân thành 3 loại. Chỉ rõ đó là những loại mục đích gì?
a. Tìm kiếm thông tin
b. Thực hiện giao dịch, mua bán, hoặc 1 hành động nào đó
c. Tìm kiếm thương hiệu
3. Trong Keyword Planner, những ký hiệu sau có nghĩa là gì? “”, [] và
Dấu nháy kép đại diện cho so sánh cụm từ
Dấu ngoặc vuông đại diện cho so sánh chính xác
Không có ngoặc đại diện cho so sánh rộng
4. Ngoài Google Keyword Planner, liệt kê 3 công cụ bạn có thể sử dụng để mở rộng danh sách từ khóa
a. Google auto-suggets
b. Google Trend
c. Wordtracker.com
Phụ lục 1: Tài liệu dành cho việc nghiên cứu từ khóa
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp
Tìm hiểu thêm các cách làm khác hoặc tham khảo khóa học seo của VietMoz để được hệ thống hóa các kiến thức một cách bài bản.
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả