Đến với chủ đề SEO Audit, VietMoz giúp bạn tìm hiểu những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn tên miền phù hợp. Đây được xem là bước đầu tiên cần có trước khi thực hiện thiết kế xây dựng cấu trúc website cũng như các chiến dịch SEO sau này.
Lý do bạn cần phải đánh giá tên miền trước khi mua?
Khi bạn quyết định lựa chọn một tên miền cho doanh nghiệp, bạn không thể đoán được tên miền đó có đang dính chiến thuật SEO mũ đen hay không. Khi khả năng đánh giá tên miền kém bạn sẽ phải nhận những hậu quả mà người trước để lại.
Đó là lý do tại sao bạn bắt buộc phải thực hiện quá trình kiểm tra tên miền thông qua các công cụ hỗ trợ như Majestic, Ahrefs,…
Giả sử bạn nhập tên miền của mình vào Ahrefs và thấy rằng không có điều gì xảy ra với nó (bao gồm: lưu lượng truy cập không có, chưa có liên kết, ppc…), nói đúng hơn là tên miền trống không chưa có dữ liệu. Đây chính là cơ hội để bạn cân nhắc có nên mua tên miền đó hay không.
Để an tâm hơn rằng tên miền này chưa có ai sử dụng trước đó, bạn hãy nhập tên miền mà mình muốn mua vào https://archive.org/ (Đây là trang web giúp bạn tìm kiếm lịch sử hoạt động của hơn 654 tỷ trang web trên Internet).
Google cũng có đề cập về việc đánh giá tên miền trước khi chi trả tiền để mua nó. Cụ thể như sau:
“Nếu không có kết quả nào cho miền đó, ngay cả khi có nội dung trên miền đó, thì đó là một dấu hiệu khá xấu. Nếu miền là trỏ hướng, thì dù sao chúng tôi cũng cố gắng loại bỏ các miền tham gia ra khỏi kết quả để điều đó có thể không chỉ ra bất cứ điều gì. Nhưng nếu bạn cố gắng thực hiện trang web và không thấy kết quả, đó thường là một dấu hiệu xấu. ”
Cách chọn tên miền có lợi cho SEO
Lựa chọn tên miền là một trong những bước đầu tiên để xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Một tên miền được lựa chọn cẩn thận có thể gia tăng sự quan tâm của người dùng.
Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn chọn 1 tên miền tốt.
Độ dài tên miền
- Tên miền càng ngắn càng tốt, đơn giản là vì nó giúp người dùng dễ nhớ dễ tìm kiếm.
- Tên miền không nên dài quá 2 – 3 từ.
Lựa chọn tên miền đơn giản
Đừng cố gắng phức tạp hóa cái tên miền của mình bằng một cách nào đó theo kiểu trừu tượng, khó nhớ, thay vào đó, bạn nên ưu tiên sự đơn giản. Việc sử dụng những từ ngữ thông dụng sẽ giúp người dùng gõ chính xác tên miền của bạn bất cứ lúc nào, bạn cũng không lo lắng việc họ tìm kiếm sai địa chỉ website của mình.
Đặt tên miền theo thương hiệu
Tên miền của bạn nên phản ánh được thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Đồng thời cái tên đó chưa từng được ai đó sử dụng. Bạn phải là duy nhất và không ai được phép sao chép thương hiệu của bạn.
Chọn tên miền đúng, không cần hoàn hảo
Có vẻ nhiều người cảm thấy đau đầu để chọn cho mình một cái tên hoàn hảo, tuy nhiên điều này sẽ làm chậm kế hoạch kinh doanh của bạn. Một câu nói khá hay mà tôi đã đọc được đó là:
“ Một tên miền trung bình vẫn tốt hơn là không có”.
Một số lưu ý khi đặt tên miền
Hầu hết người dùng khi đặt tên miền thường theo chủ ý của bản thân miễn là nó đạt được những tiêu chí mà họ hướng đến. Tuy nhiên không may nó lại vô tình tác động tiêu cực đến cảm nhận của mọi người.
Cụ thể như:
- Dùng số hoặc dấu gạch ngang ngay trong tên miền.
- Dùng từ kỳ cục, dễ bị đánh vần sai ví dụ như: chanh/ tranh.
- Lỗi chính tả
- Tên thương hiệu hoặc nhãn hiệu đã được đăng ký bản quyền thuộc sở hữu của công ty khác.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm một số tên khác dự phòng, tránh trường hợp tên miền đó đã được người khác sử dụng.
Đánh giá tên miền tốt: 5 yếu tố cần biết
Khi bạn mua tên miền cho chính doanh nghiệp của mình, bạn cần đánh giá và phân tích trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đây được xem là bước đi quan trọng không thể thiếu trong chủ đề SEO Audit hôm nay, cụ thể như sau:
Tuổi tên miền
Mặc dù John Muller đã tuyên bố tuổi tên miền không đóng vai trò trong việc xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó thì hầu hết người làm Seo lâu năm vẫn ngầm hiểu rằng Google vẫn tận dụng nó.
Vì vậy, không có lý do gì mà chúng ta lại bỏ qua yếu tố này để kiểm tra tên miền mà mình muốn chọn lựa. Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra WHOIS – để nắm toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến tên miền bao gồm: tên chủ sở hữu, địa chỉ, email, số điện thoại, công ty đăng ký…
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra tuổi tên miền qua 3 bước sau:
- Bước 1: Truy cập https://vn.godaddy.com/whois
- Bước 2: Nhập một tên miền mà bạn muốn mua
- Bước 3: Tra cứu tuổi của miền.
Từ khóa xuất hiện trong tên miền cấp cao nhất
Nếu bạn là một nhà tiếp thị Marketing chuyên nghiệp hẳn đã từng nhìn thấy các từ khóa in đậm của Google xuất hiện trong cùng một tên miền.
Mặc dù từ khóa xuất hiện trong tên miền cao cấp nhất không phải là minh chứng độc quyền cho việc gia tăng xếp hạng trong tìm kiếm. Tuy nhiên nhìn vào thực tế việc có từ khóa trong miền ngầm báo với Google thì đây là 1 tín hiệu liên quan đáng tin cậy.
Và tất nhiên đây chỉ là 1 trong số nhiều yếu tố giúp bạn quyết định nhanh chóng trong việc lựa chọn tên miền đó hay không.
Vòng đời của tên miền
Theo như bằng sáng chế của Google có đề cập về thời lượng đăng ký tên miền như sau:
“Các miền có giá trị (hợp pháp) thường được thanh toán trước vài năm, trong khi các miền bất hợp pháp ngưỡng cửa hiếm khi được sử dụng trong hơn một năm. Do đó, dữ liệu khi miền hết hạn trong tương lai có thể được sử dụng như một yếu tố để dự đoán tính hợp pháp của miền.”
Hiểu đơn giản, bất cứ tên miền nào mà bạn đăng ký đều có vòng đời sử dụng. Dưới đây là hình ảnh lần lượt mô tả vòng đời tên miền của Việt Nam và vòng đời tên miền quốc tế:
Hiện nay, không khó để bạn tìm kiếm được một công ty cung cấp dịch vụ quản lý tên miền uy tín. Đề cử một số nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu hiện nay như Godaddy, NameCheap, MatBao, NhanHoa, TenTen…
Từ khóa trong tên miền phụ
Theo như bài viết hướng dẫn cơ bản về SEO của Moz đồng ý rằng bạn nên ưu tiên sử dụng từ khóa trong tên miền phụ. Tất nhiên, bạn cần phải đảm bảo từ khóa trong tên miền phụ phải cũng có mức độ liên quan theo chủ đề mà tên miền chính của bạn hướng đến.
Ngoài ra, việc sử dụng tên miền phụ đáp ứng cho bạn những nội dung mà bạn muốn tách nó ra có lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ điển hình là HubSpot sở hữu một tên miền phụ cho blog của họ.
Lịch sử tên miền
Lịch sử tên miền nếu không tốt có khả năng tác động tiêu cực đến nỗ lực SEO của bạn sau này nếu bạn muốn sở hữu nó. Vì vậy việc điều tra các thành phần như hồ sơ liên kết, chủ sở hữu trước đó là điều cần thiết trong quá trình SEO Audit.
Cách kiểm tra lịch sử của một tên miền, cụ thể:
Để có dữ liệu về lịch sử của một tên miền bạn sẽ cần sử dụng công cụ http://archive.org/web/ . Tại đây, bạn nhập tên miền muốn kiểm tra ví dụ: caulong.org
Mặc dù, tính đến thời điểm hiện tại tên miền này không còn được duy trì nữa tuy nhiên, bạn có thể thấy tên miền này có lịch sử hoạt động từ năm 2011.
Bạn nhấp chuột vào “năm 2011”, công cụ sẽ hiển thị một số mốc thời gian nhất định.
Muốn kiểm tra chi tiết bạn nhấp chuột vào mốc thời gian cụ thể, hình ảnh dưới đây là giao diện của tên miền 25/6/2011.
Với cách này sẽ giúp bạn quyết định liệu có nên mua tên miền đó hay không, với những tên miền thuộc website đen, kinh doanh ngành nghề không hợp pháp thì chúng ta không nên mua. Bởi điều này có tác động tiêu cực đến quá trình SEO của bạn sau này.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung giúp bạn biết cách để đánh giá tên miền trong quá trình SEO Audit cũng như giúp bạn có quyết định cuối cùng về việc mua tên miền đó. Nếu bạn có thắc gì về bài viết này, bạn vui lòng để bình luận chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn đã đọc bài!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn tài liệu tham khảo:
11 Domain Factors You Must Evaluate During an SEO Audit