Google Knowledge Graph là gì? Bạn đã bao giờ thấy kết quả như này được hiển thị trong kết quả tìm kiếm chưa?
Nếu có, thì chứng tỏ bạn đã được trải nghiệm những lợi ích của Google Knowledge Graph.
Tuy nhiên, Knowledge Graph là gì? Làm thế nào để nó có thể hoạt động? Và làm thế nào để có thể tận dụng nó để tăng khả năng hiển thị thương hiệu và cải thiện SEO cho trang web của bạn?
Google Knowledge Graph là gì?
Google Knowledge Graph là cơ sở kiến thức về các Entity và mối quan hệ giữa chúng.
Entity là gì? Đó là bấy kỳ đối tượng hay khái niệm nào có thể được xác định một cách rõ ràng. Điều này bao gồm cả những thứ hữu hình như con người, địa điểm, tổ chức hay những thứ vô hình như màu sắc, khái niệm và cảm giác.
Các Entity được kết nối thông qua các khía cạnh, các khía cạnh này lại mô tả mối quan hệ giữa chúng.
Việc lưu giữ liệu trong thế giới thực thế này sẽ giúp cho Google hiểu được ý nghĩa đằng sau các truy vấn tìm kiếm, điều này có nghĩa là các kết quả phù hợp hơn cho người tìm kiếm.
Dưới đây là clip mà Google giới thiệu về Knowledge Graph:
Google Knowledge Graph được hình thành từ những yếu tố nào?
Vào năm 2012, Google đã thêm một bản mở rộng trong kết quả tìm kiếm với một tiện ích trên các tín hiệu Entity trong Google Knowledge Graph.
Trong Google Knowledge Graph, địa điểm, con người, hoàn cảnh các sự kiện khác nhau, hình ảnh hay bất kỳ truy vấn tìm kiếm đều được liên kết và hiển thị trong một ‘không gian riêng’ nếu Google nhận ra hay đang nhận thấy được một tín hiệu entity đằng sau truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Thông tin sử dụng trong Google Knowledge Graph được lấy một phần từ Freebase. Ngày nay, nó chủ yếu được thu thập từ Wikidata, được tạo với các liên kết nâng cao hay các cụm từ tìm kiếm liên quan.
Trên máy tính để bàn hay máy tính bảng, Google Knowledge Graph hiển thị phía trên của kết quả tìm kiếm. Các yếu tố sau có thể được bao gồm trong Knowledge Panel:
- Dữ liệu về một công ty, một người nào đó hay một địa điểm nào đó
- Các hình ảnh có liên kết tới Google Image Search
- Trích xuất văn bản cũng như liên kết đến nguồn
- Dữ liệu được chuẩn bị, có cấu trúc rõ ràng với các chi tiết về truy vấn tìm kiếm
- Thông tin về các truy vấn tìm kiếm tương tự, những người khác cũng đã tìm kiếm.
Google Knowledge Graph sử dụng những nguồn nào?
Google thường sử dụng dữ liệu, có thể truy cập một cách công khai hoặc dữ liệu từ kho lưu trữ của riêng mình để hiển thị Google Knowledge Graph.
Các nguồn hiện tại, cùng với Wikidata, bao gồm cả USDA (US Department of Agriculture).
Google Knowledge Graph cũng sử dụng nội dung từ các website mà họ tin tưởng. Đây là trên tất cả các trường hợp dành cho các định nghĩa (Trả lời cho các truy vấn dạng “là gì?”.
Ngoài ra, phải có structured data (hay còn gọi là dữ liệu có cấu trúc) cho các truy vấn tìm kiếm nhất định (Rich Snippets), được xác định bằng cách đánh dấu. Thông quan cách này, những thông tin có thể được hiển thị bởi Google.
Khi nào Google Knowledge Graph hiển thị trong kết quả tìm kiếm?
Việc hiển thị Google Knowledge Graph cũng đã được Google kích hoạt với các câu hỏi chính xác kể từ khi Google giới thiệu thuật toán Hummingbird và có thể hiển thị cả trong tìm kiếm trên máy tính để bàn hay trên các thiết bị di động.
Tùy thuộc vào cụm từ tìm kiếm hoặc câu hỏi truy vấn, có nhiều kiểu khác nhau để hiển thị dưới dạng Google Knowledge Graph.
Có thể kể đến như sau:
- Câu hỏi về những người nổi tiếng.
- Câu hỏi về các công ty và nhân viên của họ.
- Câu hỏi về người thân, người có liên quan với người nổi tiếng.
- Câu hỏi về công thức nấu ăn trong tìm kiếm trên thiết bị di động.
- Câu hỏi về các tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, tranh, sách, tiểu thuyết,…
- Câu hỏi xung quanh về thực phẩm, thông tin dinh dưỡng.
- Câu hỏi về khoảng cách
- Câu chuyển đổi đơn vị đo lường, tính toán
- Câu hỏi về thời tiết, những quan tâm thường ngày của con người.
- Định nghĩa về một khái niệm hay chủ đề nào đó.
… Có rất nhiều.
Một số ví dụ về Google Knowledge Graph
Trong những năm gần đây, nội dung được trình bày bởi Google Knowledge Graph, và điều này đã tạo thêm được rất nhiều tương tác.
Lúc đầu, nó chỉ giới thiệu nội dung dạng tĩnh, như hình ảnh, hồ sơ mạng xã hội và thông tin chung về tìm kiếm.
Ngày nay, nó liên tục được phát triển và mở rộng về các khả năng. Nếu bạn tìm kiếm phim thì bạn có thể trực tiếp đặt vé đến xem tại rạp gần nhất. Nếu bạn tìm kiếm một cửa hàng ăn thì bạn sẽ biết được chính xác thời điểm mà nhà hàng đó đông nhất.
Trên thiết bị di động, với bản cập nhật Mobile-First Indexing, kết quả tìm kiếm còn được hiển thị dưới nhiều định dạng hơn, phong phú hơn!
Hãy xem một số ví dụ về danh sách Google Knowledge Graph.
Thông tin dinh dưỡng:
Phim:
Địa điểm:
Liệt kê các thanh trượt (thường với người nổi tiếng và có liên quan):
Google Knowledge Graph ảnh hưởng tới tìm kiếm và SEO như thế nào?
Nhìn chung, Knowledge Graph là một điều vô cùng tích cực cho cả người dùng và người làm SEO.
Người dùng nhận được nhiều kết quả tìm kiếm phù hợp hơn và người làm SEO thì nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn vào nội dung xứng đáng.
Tuy nhiên, đây không hẳn là một vùng đất trải đầy hoa hồng. Vì nó vẫn còn một số nhược điểm.
Dưới đây là bốn điều mà Google Knowledge Graph ảnh hưởng tới tìm kiếm, có tốt và có chưa tốt:
Google hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm
Liên kết sẽ là rất tốt để có thể đánh giá được chất lượng của một trang, nhưng không phải là mức độ liên quan của nó tới truy vấn tìm kiếm.
Điều đó tốt miễn là các truy vấn tìm kiếm giống với ngôn ngữ của nội dung. Google có thể sử dụng các tín hiệu chất lượng như liên kết để trả về nội dung tốt nhất từ chỉ mục của nó.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi người cũng tìm kiếm theo cách đó. Họ mô tả mọi thứ theo nhiều cách khác nhau.
Đây chính là lý do mà Google Knowledge Graph xuất hiện, vì nó cho phép Google vượt ra ngoài đối sánh của từ khóa và trả về cho người tìm một kết quả phù hợp hơn.
Ví dụ: ta sẽ lấy truy vấn “small green guy with lightsaber”
Mặc dù thực tế là tôi thậm chí không đề cập tới Star Wars, Google vẫn hiểu được những gì mà tôi đang tìm kiếm và đưa ra được câu trả lời cho tôi.
Điều này cũng tương đối đúng với truy vấn “han solo actor other movies”:
Tại đây, không chỉ các kết quả có liên quan mà Google còn hiển thị kết nối trong Google Knowledge Graph và cung cấp ‘băng chuyền’ entity đáp ứng truy vấn của tôi.
Google có thể đáp ứng tốt hơn với các tìm kiếm bằng giọng nói
Với Google Assistant (Trợ lý Google) hiện được tích hợp vào hơn một tỷ thiết bị và khoảng 70% yêu cầu được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, việc hiểu các truy vấn bằng giọng nói trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với Google.
Google Knowledge Graph sẽ trợ giúp việc này như thế nào?
Nó sẽ cho phép Google nhận ra các thực thể và thuộc tính trong các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên. Chỉ cần suy nghĩ một chút về cách mà bạn nhập truy vấn tìm kiếm so với cách bạn thực sự nói chuyện.
Đúng vậy, có một sự khác biệt.
Hãy xem ví dụ dưới đây:
Bởi vì “Han Solo” và “Star Wars” là các thực thể được kết nối chặt chẽ trong Google Knowledge Graph nên Google rất dễ dàng đưa ra được câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.
Chú thích thêm: Google cũng tính đến các tìm kiếm gần đây nhất của bạn cho tìm kiếm bằng giọng nói. Nếu bạn hỏi “Diễn viên nào đã đóng vai Han Solo trong Star Wars” và sau đó là “anh ấy bao nhiêu tuổi” thì Google sẽ ‘ngầm hiểu’ là bạn đang ám chỉ Harrison Ford.
Khả năng hiển thị thương hiệu và quyền hạn nhiều hơn
Google hiển thị dữ liệu Google Knowledge Graph trong các tính năng SERP như Knowledge Panels và Knowledge Cards.
Điều này có ý nghĩa gì với bạn?
Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể đưa thương hiệu của mình vào Google Knowledge Graph, bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều về không gian, khả năng hiển thị và thậm chí có thể là quyền hạn cũng như sự tin tưởng của những người tìm kiếm trong SERP.
Bạn cũng có thể tìm thấy được logo của mình xuất hiện trong SERP dành cho các truy vấn không có thương hiệu.
Ít nhấp chuột hơn vào kết quả tìm kiếm
Dựa vào nghiên cứu mới nhất của Rand Fishkin, hơn 50% tìm kiếm không có nhấp chuột.
Một phần lý do khiến điều này xảy ra là do Google Knowledge Graph giúp Google trả lời được nhiều truy vấn trực tiếp hơn trong SERP.
Chỉ cần tìm vào một truy vấn như “SEO là gì?”:
Google đã hiển Knowledge Panel với dữ liệu từ Knowledge Graph.
Đối với những người làm SEO, đây có thể là một vấn đề. Nếu mọi người không nhấp vào kết quả tìm kiếm, thì bạn sẽ nhận được ít hoặc thậm chí không có lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) – ngay cả khi bạn xếp hạng thứ nhất.
Làm thế nào để bạn có thể giải quyết được điều này?
Bạn có thể tránh nhắm mục tiêu các từ khóa có tỷ lệ nhấp thấp.
Ví dụ: ở đây có 58% tìm kiếm “SEO là gì” không có nhấp chuột…
… Vì vậy, trong Knowledge Panel ảnh hưởng tới CTR, nó vẫn là một từ kháo tốt.
Tuy nhiên, điều này cũng không đúng với một truy vấn như “John Legend age”, nơi chỉ 8% tìm kiếm kết thúc bằng nhấp chuột.
5 Cách tham gia vào Google Knowledge Graph
Bây giờ chúng ta cần phải rõ ràng những mặt tích cực của việc xuất hiện trong Google Knowledge Graph hơn là những mặt tiêu cực, vậy làm thế nào để có thể tham gia?
Mặc dù là không có bất kỳ quy trình rõ ràng nào, nhưng có một số điều mà bạn có thể làm để cải thiện cơ hội của mình.
1. Đẩy mạnh PR và xây dựng liên kết
Đầu tiên, chúng ta hãy đối phó với khía cạnh thách thức nhất. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để được đưa vào như một Entity trong Google Knowledge Graph nếu công ty của bạn được nhắc tới trên Internet.
Đề cập từ báo chí – cho Google biết rằng bạn có thể đại diện cho một tổ chức đáng chú ý.
Tuy nhiên, tôi hiểu rằng điều này rất khó đối với nhiều SMB nên bạn đừng vội từ bỏ. Nó có thể được bao gồm ngay cả khi không có điều này.
2. Sử dụng Schema Markup trên trang web của bạn
Schema.org là đánh dấu được khuyến nghị chính thức cho Structured Data. Đó là một chủ đề riêng biệt, vì vậy tôi sẽ chỉ ra một số điều có thể giúp doanh nghiệp của bạn tham gia vào Google Knowledge Graph của Google.
- Sử dụng đánh dấu tổ chức
- Đảm bảo sử dụng ít nhất các thuộc tính tên, biểu trưng, url và các thuộc tính giống nhau.
- Bao gồm tất cả các hồ sơ xã hội của bạn và có thể cả các trang Wikidata và Wikipedia làm tài liệu tương tự của bạn.
- Xác thực đánh dấu.
Dưới đây là đánh dấu tổ chức được lấy từ Ahrefs, các bạn có thể tham khảo:
<script type="application/ld+json"> { "@context": "http://schema.org", "@type": "Organization", "name": "Ahrefs", "description": "Ahrefs is a software company that develops online SEO tools and free educational materials for marketing professionals.", "url": "https://ahrefs.com", "logo": "https://cdn.ahrefs.com/images/logo/logo_180x80.jpg", "email": "[email protected]", "address": { "@type": "PostalAddress", "addressCountry": "SG", "postalCode": "048581", "streetAddress": "16 Raffles Quay" }, "founder": { "@type": "Person", "name": "Dmitry Gerasimenko", "gender": "Male", "jobTitle": "CEO", "image": "https://cdn.ahrefs.com/images/team/dmitry-g.jpg", "sameAs": [ "https://twitter.com/botsbreeder", "https://www.linkedin.com/in/dmitrygerasimenko/" ] }, "foundingDate": "2010-07-15", "sameAs" : [ "https://www.crunchbase.com/organization/ahrefs", "https://www.facebook.com/Ahrefs", "https://www.linkedin.com/company/ahrefs", "https://twitter.com/ahrefs", "https://www.youtube.com/channel/UCWquNQV8Y0_defMKnGKrFOQ" ], "contactPoint" : [ { "@type" : "ContactPoint", "contactType" : "customer service", "email": "[email protected]", "url": "https://ahrefs.com" } ] } </script>
Tìm hiểu thêm: Schema: Khái niệm, lợi ích, và 4 cách tạo dữ liệu cấu trúc chi tiết từ A-Z
3. Đăng ký Google My Business
Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp thực tế, thì việc tạo hồ sơ GMB là điều bắt buộc. Nó giúp bạn hiển thị thương hiệu và quyền hạn trong cả Google Maps và tìm kiếm vì nó cung cấp cho bạn danh sách Local Brands giống với Knowledge Panel.
Tuy nhiên, việc đăng ký Google My Business không đảm bảo là sẽ được đưa vào Google Knowledge Graph. Tôi đã tìm kiếm các nhà hàng và quán bar phổ biến nhất xung quanh mình trong Knowledge Graph API và rất ít trong số đó được liệt kê dưới dạng Entity.
Dù vậy, việc cung cấp cho Google dữ liệu có cấu trúc (structured data) trong danh sách Google My Business của tôi có thể làm tăng cơ hội được đưa vào Google Knowledge Graph.
Chỉ cần đảm bảo sử dụng cùng các thông tin chi tiết (tên, địa chỉ, số điện thoại,.v.v.) như trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội của bạn.
Có thể nói, các doanh nghiệp địa phương sẽ được tìm kiếm nhiều nhất trong Google Knowledge Graph. Nếu có thể tìm thấy thông tin, Google sẽ kéo theo đó là rất nhiều thông tin bổ sung, như là:
- Phản hồi của khách hàng, đánh giá, phê bình.
- Thời gian mở cửa.
- Tùy chọn mua hàng (Online hay Offline).
- Chương trình khuyến mại.
- Số điện thoại.
- Địa chỉ.
- Liên kết tới website
… nhiều hơn thế nữa.
4. Tạo một mục wikidata.org
Wikidata lưu trữ dữ liệu có cấu trúc cho Wikipedia và các trang web Wikimedia khác.
Tôi khuyên bạn nên bắt đầu với việc tạo mục nhập Wikidata nếu bạn chưa có bất kỳ sự hiện diện nào của Wikimedia.
Một phần lớn dữ liệu Google Knowledge Graph đến từ Wikidata và tôi cho rằng việc có một hồ sơ ở đó thậm chí còn quan trọng hơn Wikipedia.
Tuy nhiên, không giống như Wikipedia, tạo một mục trên Wikidata là một quá trình khá dễ dàng và đơn giản. Điều không dễ dàng là tuân thủ tất cả các quy tắc, đặc biệt là chính sách Notability.
Bạn có thể sử dụng các nguồn tốt để sao lưu dữ liệu của mình, nhưng hãy nhớ rằng nó có thể bị xóa trừ khi bạn đã có trang wikipedia được liên kết.
Để giúp bạn bắt đầu với Wikidata, hãy truy cập cổng Trợ giúp của họ để biết ý chính về cách nền tảng hoạt động và sau đó xem video này về cách thêm và chỉnh sửa các mục.
Sau đó, bạn nên sẵn sàng đóng góp vào cơ sở dữ liệu có cấu trúc nguồn mở lớn nhất.
5. Nhận một trang Wikipedia
Chú ý cách tôi dùng từ nhận thay vì tạo. Bạn có thể cố gắng tạo trang Wikipedia của riêng mình, tuy nhiên bạn cần đảm bảo tuân thủ tất cả các chính sách và nguyên tắc.
Tóm lại, chỉ cần đề cập tới những thông tin có giá trị khách quan có thể được sao lưu bởi các nguồn đáng tin cậy. Trên hết, bạn cần phải tuân thủ chính sách Notability đã được đề cập ở mục trên.
Đây chính là lý do tại sao bạn muốn được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông chính thống và các nguồn có thẩm quyền khác.
Tôi khuyên bạn không nên cố gắng tìm ra sơ hở trong quá trình tạo. Trang của bạn sớm hay muộn sẽ bị ‘gắn cờ’ và bất kỳ điều gì ‘mờ ám’ nào cũng sẽ xuất hiện trong lịch sử nhật ký của bạn.
6. Hãy nhất quán
Đây là một mẹo tiếp thị chung, nhưng tôi sẽ chỉ tập trung vào các entity ở đây bằng cách hỏi bạn một câu hỏi:
Làm cách nào để Google hiển thị cho người dùng thông tin chính xác và có liên quan về thương hiệu cũng như sản phẩm của bạn nếu sự hiện diện trên trực tuyến của bạn không rõ ràng và không nhất quán?
Điều này thậm chí còn vượt xa những lời khuyên đã đề cập trước đó. Hãy nhất quán với mọi thứ khi nói tới sự hiện diện trên trực tuyến của bạn.
Cách đề xuất các thay đổi đối với Google Knowledge Graph của bạn
Google Knowledge Graph không hoàn hảo. Đôi khi chúng hiển thị thông tin không chính xác và điều này cũng có thể đúng với Knowledge Panel được gắn thương hiệu của bạn.
Làm sao để có thể khắc phục được điều này?
Yêu cầu Knowledge Panel của bạn và được xác minh bằng cách nhấp vào nút bên dưới bảng.
Sau khi được xác minh, bạn sẽ thấy nút “Đề xuất chỉnh sửa” bên cạnh Knowledge Panel bất cứ khi nào bạn đăng nhập vào tài khoản được liên kết.
Chỉ cần đảm bảo tuân theo tài liệu chính thức của Google khi đề xuất chỉnh sửa hoặc xóa dữ liệu.
Tóm lại
Google Knowledge Graph là một phần quan trọng trong trải nghiệm tìm kiếm trên Google. Nó hỗ trợ nhiều cách thức sáng tạo mới mà dữ liệu hiển thị trong công cụ tìm kiếm.
Việc đưa thông tin của bạn vào đó là một điều cốt yếu, đặc biệt nếu bạn có một doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo thông tin chi tiết về doanh nghiệp của mình một cách chính xác, hãy đăng ký Google My Business và thêm mọi thứ bạn có thể.
Bài viết được tham khảo từ: Ahrefs, Yoast, VietMoz.
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả