Meta tag là một trong những thuật ngữ liên quan đến kỹ thuật lập trình, tuy nhiên lại là kiến thức cần có để bổ trợ cho việc làm Seo tốt hơn. Cùng VietMoz tìm hiểu nó qua bài viết sau đây:
Meta tag là gì?
Meta tag là những đoạn mã <meta> cung cấp thông tin dữ liệu về trang web cho trình duyệt và các công cụ tìm kiếm. Vị trí của chúng được đặt bên trong phần tử <head> của trang.
Meta tag cung cấp các thông tin như tiêu đề, từ khóa chính, đoạn mô tả, tác giả…Điều này giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng hiểu và thu thập nội dung trên trang chính xác.
Lưu ý: Người dùng lại không thấy thực tế các thẻ meta này trên trang, trừ phi họ biết cách xem mã nguồn của trang web đó.
Nếu bạn tò mò muốn biết thẻ meta trong mã nguồn trông như thế nào thì có thể nhấp chuột phải chọn “Xem nguồn trang” hoặc tổ hợp phím tắt Ctrl + U tại trang mà bạn muốn biết, ví dụ đây là kết quả sau khi mình thực hiện:
Vai trò của Meta Tag trong SEO
Với các thẻ Meta nó giúp cho văn bản, hình ảnh trên trang của bạn trở nên nổi bật hơn. Trong đó, cách nhận dạng dễ nhất về vai trò của nó là thẻ Meta title, Meta Description, Meta Robots…Nhờ chúng, người làm SEO thuận tiện hơn trong việc SEO Onpage, cũng như giúp Googlebot thu thập thông tin nội dung hiệu quả hơn.
Nếu như trước đây, thẻ meta “keyword” (từ khóa) là một phần quan trọng trong xếp hạng trang thì đến năm 2009, Google đã công bố không dùng thẻ meta keyword để xếp hạng kết quả tìm kiếm trên web. Bạn cũng có thể tham khảo video do Matt Cuts trình bày dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết:
Lý do Google không dùng thẻ meta keyword là vì nó bị nhiều người lạm dụng nhồi nhét một cách không kiểm soát. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta bỏ qua thẻ meta vì Google đã và đang hỗ trợ nhiều thẻ meta tag khác nữa. Phần này sẽ được chúng tôi cung cấp ngay ở phần nội dung sau đây:
9 loại thẻ Meta Tag quan trọng nhất trong SEO
Bên cạnh việc đầu tư chất lượng nội dung bài viết trên trang, chúng ta càng không thể bỏ qua những yếu tố cấu thành bổ trợ cho chúng nhất là các loại thẻ meta. Dưới đây cung cấp 9 loại thẻ meta tag quan trọng mà hầu hết những người quản trị website đều cố gắng tận dụng:
Thẻ Meta Title
Thẻ Meta Title là thẻ tiêu đề bài viết, được đánh giá là yếu tố quan trọng thứ hai đối với SEO Onpage, chỉ xếp sau một nội dung chất lượng có giá trị cho người đọc.
Xét về mặt kỹ thuật, nó là 1 thẻ html được cấu tạo như sau:
Bạn sẽ thấy nó khi Google trả các kết quả về truy vấn của bạn trên công cụ tìm kiếm ví dụ như hình sau:
Độ dài tiêu đề thường hiển thị < 60 ký tự đầu tiên, trường hợp bạn viết nhiều hơn thì tiêu đề xuất hiện không đầy đủ cho người dùng. Tuy nhiên, các ký tự này có thể thay đổi linh hoạt về chiều rộng và tiêu đề mà Google hiển thị sẽ ở mức 600 pixel.
Hiện nay có khá nhiều mẹo và công thức hay ho để bạn có thể áp dụng và đặt tiêu đề bài viết sao cho hấp dẫn. Tuy nhiên về cơ bản, tiêu đề phải bao gồm chủ đề chính của trang kết hợp các yếu tố cần và đủ sau đây:
- Tiêu đề cần có chứa từ khóa quan trọng đứng trước.
- Ngắn gọn, hấp dẫn.
- Mô tả duy nhất nội dung của trang.
Với một tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút đông đảo người dùng nhấp chuột gia tăng lưu lượng traffics vào website.
Thẻ Meta Description
Đây là thẻ giúp bạn tóm tắt nội dung của trang web đang đề cập tới vấn đề gì, nói chính xác hơn thì nó mô tả trực quan hơn so với tiêu đề. Nhưng không vì thế mà cái gì bạn cũng muốn viết vào(tối đa 155 ký tự).
Nhờ có Meta Description mà người dùng dễ dàng lựa chọn kết quả truy vấn phù hợp với ý định tìm kiếm của mình. Đồng thời, Google cũng đánh giá cao về trang của bạn hơn nếu có càng nhiều khách hàng nhấp vào kết quả của bạn.
Thẻ Meta Robots
Thẻ Meta Robots nằm trong HTML có vai trò điều hướng con bọ tìm kiếm của Google thu thập các thông tin trên trang lập chỉ mục và loại trừ những trang không lập chỉ mục.
Trong đó xxx là các tùy biến tương ứng với các giá trị sau:
- index/ noindex – Với các giá trị này nó cho Google biết liệu có hiển thị trang của bạn trong kết quả tìm kiếm hay không.
- follow/ nofollow – Chúng cho các công cụ biết phải làm gì với các liên kết trên các trang của bạn: rằng chúng có nên tin tưởng và “theo dõi” các liên kết của bạn cho trang tiếp theo hay không.
Google cũng có bài viết trả lời về cách sử dung thẻ Meta robot, nếu bạn quan tâm thì có thể tham khảo thêm.
Thẻ Meta Revisit After
Đây là thẻ khai báo cho Googlebot tìm kiếm thời gian quay trở lại trang web của bạn.
Thẻ Meta Content Language
Đây là thẻ khai báo ngôn ngữ của website, cụ thể là bộ máy tìm kiếm của Google sẽ biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn chuẩn hơn.
Thẻ Meta Content Type
Đây là thẻ mô tả để khai báo hệ thống ký tự trên trang web sử dụng HTML 4.01, điều này giúp cho các trình duyệt biết được nội dung trang web đã được mã ký tự ra sao.
Thẻ Meta Viewport
Với thẻ này sẽ giúp cho trình duyệt biết website được hiển thị như thế nào cho người dùng. Ngoài ra nó cũng sẽ thay đổi theo thiết bị sử dụng phù hợp với người xem, nói chính xác hơn là các nhà thiết kế web dễ dàng trong việc kiểm soát chế độ xem cho người dùng.
Thẻ Meta GEO
Meta GEO là đoạn code cung cấp các thông tin về vị trí địa lý của doạnh nghiệp cho bộ máy tìm kiếm, được chèn trong website như: kinh độ, vĩ độ…
Nhờ có nó mà người dùng dễ dàng tìm thấy đề xuất tìm kiếm doanh nghiệp gần họ nhất.
Thẻ Meta Sitelink Search Box
Thẻ Meta Sitelink Search Box hay còn được biết đến là hộp đường tìm kiếm cho phép mọi người tìm kiếm thông tin có trong trang trên kết quả Serps. Nó gợi ý người dùng nội dung tìm kiếm theo thời gian thực kèm theo nhiều tính năng hay ho khác nữa.
Đoạn mã thể hiện thẻ này thường có dạng:
Một số thẻ meta không quan trọng
Ngoài 9 thẻ meta mà VietMoz nêu ở trên thì còn khá nhiều các thẻ meta tag khác nữa. Tuy nhiên, chúng không quan trọng lắm, nên nếu bạn cảm thấy những kiến thức trên đã đủ thì có thể bỏ qua nội dung phần này.
- Meta keyword: Như có đề cập nội dung này trong phần vai trò của thẻ meta tag trong Seo thì Google đã bỏ qua thẻ này. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người sử dụng thẻ này để biết trang nào chứa từ khóa chính nào chẳng hạn.
- Author/web author: Với thẻ này giúp bạn nêu tên tác giả của trang, tức bài viết đó do ai viết để người đọc và Google đẽ dàng nhận biết.
- Rating: Với thẻ này dùng để đánh giá mức độ nội dung “người lớn”.
- Date/ Expiration: Thể hiện ngày tạo và ngày hết hạn của trang.
- Copyright: là thông tin bản quyền của website, thông thường bạn sẽ bắt gặp nó ngay ở phần chân trang của web.
- Abstract: chuyên tóm tắt nội dung trang tuy nhiên ít sử dụng vì nó chỉ phù hợp với những bài mang tính học thuật.
- Distribution: có vai trò kiểm soát xem ai có thể truy cập trang, tuy nhiên hầu hết các trang web để để ở chế độ mặc định là “global”. Tuy nhiên nó không có tác dụng nhiều trong việc hạn chế đối tượng truy cập.
- Generator: thể hiện chương trình dùng để tạo cho trang web.
Một số câu hỏi liên quan
Thẻ meta nào quan trọng nhất trong SEO?
Theo như những thay đổi của Google về meta tag ít nhiều có sự ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên bạn cần quan tâm 3 thẻ là title, description và robots vì nó có vai trò quan trọng đến quá trình tối ưu công cụ tìm kiếm.
Thẻ meta có được Google lấy nội dung để xếp thứ hạng trên kết quả tìm kiếm hay không?
Dĩ nhiên là có, điển hình là những thẻ meta quan trọng. Đó là lý do mà bạn cũng thấy chúng xuất hiện trong đoạn trích nổi bật.
Nếu không phải là một lập trình viên tôi có thể tự triển khai được các thẻ meta hay không?
Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn sẽ cần trang bị cho bản thân một ít kiến thức căn bản về html.
Kết luận
Dù việc sử dụng meta tag chỉ là một phần nhỏ trong một bức tranh lớn của quá trình tối ưu công cụ tìm kiếm, nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua. Vì khi sử dụng đa dạng các thẻ meta sẽ giúp cho đoạn trích hiển thị của bạn trở nên nổi bật, gia tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn cũng như thân thiện với Google.
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả