Năm 2011, Google đã đặt ra cụm từ Zero Moment of Truth (Khoảnh khắc ban đầu của Sự thật). Họ nhận ra hành vi người tiêu dùng đã thay đổi như thế nào trong thế giới internet.
Zero Moment of Truth tham chiếu một điểm trong hành trình mua hàng khi người dùng đang tìm hiểu sản phẩm.
Đó là khoảnh khắc kích thích khiến bạn hiểu về sản phẩm (giống như quảng cáo) và Khoảnh khắc sự thật (Wiki) (thuật ngữ do AG Lafley đặt ra) – thời điểm mà người dùng tương tác với một thương hiệu ngay trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Nhưng làm thế nào để có thể tạo ra những khoảnh khắc đó? Làm thế nào để nội dung chạm được tới cảm xúc ở các giai đoạn khác nhau đúng với mong muốn của người dùng?
Đây là lúc khái niệm Search intent xuất hiện và giúp quá trình làm SEO được dễ dàng hơn.
Search intent là gì?
Search Intent hay còn gọi là ý định tìm kiếm lần đầu tiên được Andrei Broder đưa ra vào năm 2002, Andrei nói rằng ý định tìm kiếm có thể được chia thành 3 mục đích:
- Tìm kiếm thông tin: Mục đích tìm kiếm thu thập thông tin miễn phí.
- Tìm kiếm điều hướng: Mục đích của truy vấn là để tìm đến một website cụ thể.
- Tìm kiếm giao dịch: Tìm kiếm với mong muốn mua hàng.
Ý định tìm kiếm là lý do đằng sau mỗi tìm kiếm của người dùng, vì sao họ tìm kiếm từ khóa đó? Người dùng đang tìm kiếm câu trả lời? Hay họ đang tìm kiếm định nghĩa của từ đó? Hay họ đang muốn mua hàng?
9 loại Search Intent thường gặp?
Mỗi người lại có những ý định tìm kiếm khác nhau, nên việc gọi tên các ý định tìm kiếm hoàn toàn phụ thuộc vào các kinh nghiệm cá nhân.
Dựa trên chia sẻ của Andrei và Kane Jamison, tôi nhận thấy có những Search Intent sau:
- Research Intent: Người dùng muốn tìm kiếm thêm thông tin
- Answer Intent: Người dùng muốn tìm câu trả lời
- Local Intent: Người dùng muốn tìm kiếm kết quả địa phương
- Transactional Intent: Người dùng muốn mua sản phẩm
- Video Intent: Người dùng muốn tìm kiếm nội dung video
- Visual Intent: Người dùng muốn tìm kiếm ý tưởng hình ảnh liên quan
- News Intent/Fresh Intent: Người dùng muốn tìm thông tin mới nhất
- Branded Intent: Người dùng muốn tìm kiếm thương hiệu cụ thể
- Split Intent: Người dùng có nhiều ý định khác nhau
Research Intent
Research Intent là loại tìm kiếm phổ biến nhất, chủ yếu là các câu hỏi cho ra các kết quả về nghiên cứu, giải thích các khái niệm, wikipedia, các bài phân tích trên các trang web, blog. Nói dễ hiểu thì đây là loại ý định tìm kiếm trả về các kết quả phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giải thích, học hỏi của người dùng.
Answer Intent
Answer Intent có nghĩa là người dùng muốn tìm câu trả lời, đây là loại ý định tìm kiếm chủ yếu dành cho các hỏi mà câu trả lời được trả về dưới dạng hộp định nghĩa (definition boxes), hộp trả lời (answer boxes), hộp tính (calculator boxes), tỷ số thể thao,… và các kêt quả này luôn đứng ở vị trí TOP 0.
Local Intent
Local Intent là dạng ý định tìm kiếm địa điểm. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là khi bạn search từ khóa và bản đồ map hiển thị lên. Đây là khi Google nhận ra loại Intent này thì sẽ trả về các địa điểm Local ngay.
Ngoài ra, cũng sẽ có trường hợp Local intent xuất hiện bản đồ trong bảng tri thức (knowledge panel) khi ai đó hỏi về địa điểm.
Transactional Intent
Transactional Intent là một dạng ý định tìm kiếm nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng của người dùng.
Đối với dạng tìm kiếm này thì ý định của người dùng khá rõ ràng, Google thường có xu hướng hiển thị các danh mục mua sắm sản phẩm tìm kiếm của người dùng. Kết quả trả về là các website kinh doanh, các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shoppe…
Video Intent
Video Intent là dạng ý định tìm kiếm video. Kết quả trả về thường là các video từ youtube có dạng là các hình ảnh bìa của video (Thumbnail), đoạn trích trong video, hoặc video nổi bật, phổ biến hiện nay hoặc các video từ liệu…
Visual Intent
Visual Intent có dấu hiệu nhận biết khi các kết quả trả về là các hình ảnh nằm trong TOP 10 hoặc các trang chia sẻ hình ảnh như Pinterest…
News Intent/Fresh Intent
News Intent/Fresh Intent: Khi các kết quả trả về là các tin tức nằm trong Story box, các mục xem nhiều trong ngày/tuần/tháng hoặc các link tweet/facebook, các trang tin tức.
Branded Intent
Branded Intent: Là ý định tìm kiếm các thương hiệu, kết quả trả về có thể là các website của thương hiệu lớn hoặc link của một thương hiệu trên các trang thương mại điện tử. Nhiều trường hợp với các thương hiệu lớn sẽ có cả một đoạn trích về tiểu sủ của thương hiệu đó xuất hiện bên trái các kết quả tìm kiếm
Split Intent
Split Intent có thể coi là ý định hỗn hợp, loại intent cuối cùng này giống như là tập hợp của 8 loại intent trước đó tập hợp lại. Loại intent này xuất hiện khi các truy vấn không rõ ý định, các kết quả trả về sẽ vừa có News intent, video intent, visual intent,…
Ví dụ: Với tìm kiếm cụm từ “Cà phê” kết quả trả về vừa có research intent, local intent, new intent, branded intent…
Tại sao cần tối ưu Search intent?
Hiểu search intent nghĩa là hiểu mối quan tâm của Google. Ý định tìm kiếm đóng vai trò rất quan trọng đối với một chiến dịch SEO.
Nếu bạn muốn chiến dịch SEO thành công, bạn cần phải thấu hiểu và phân loại ý định tìm kiếm của người dùng từ đó xây dựng các nội dung phù hợp với các ý định tìm kiếm và giải quyết được các vấn đề người tìm kiếm quan tâm.
Google nghĩ gì về Search intent?
Sứ mệnh của Google là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.
Nếu bạn đã đọc tài liệu hướng dẫn nâng cao chất lượng trang web của Google thì bạn sẽ nhận thấy tại mục 12.7 Google có đề cập tới Search Intent.
Trong tài liệu của mình Google muốn nói với chúng ta rằng họ đang phân loại các truy vấn tìm kiếm ra thành những mục đích tìm kiếm khác nhau:
- Know: Người dùng muốn tìm kiếm thông tin về một chủ đề nào đó
- Do: Người dùng muốn làm một điều gì đó
- Website: Người dùng muốn đến một trang nội dung hoặc website cụ thể
- Visit-in-Person: Người dùng muốn tìm kiếm các địa điểm bằng điện thoại để đến trực tiếp
Như vậy bạn có thể thấy tài liệu mà Google nhắc đến cũng tương tự với tài liệu mà Andrei Broder đã giới thiệu từ năm 2002.
Thật vậy, Search intent như một chức năng chính của RankBrain, một thuật toán của Google được phát hành vào tháng 10 năm 2015.
Lý thuyết quá phải không? Tôi sẽ lấy ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn, bạn hãy tham khảo giải thích của tôi về các truy vấn dưới đây:
- “khóa học seo” từ khóa này được coi là một truy vấn với mục đích giao dịch
- “khóa học seo miễn phí” từ khóa này được xác định là truy vấn với mục đích thông tin
- “khóa học seo vietmoz” từ khóa này được coi là truy vấn với mục đích điều hướng
- ngoài ra “khóa học seo hà nội” sẽ được coi là mục đích theo truy vấn địa phương
Như vậy bạn có thể thấy Google đang ngày càng thông minh hơn trong việc đưa ra những kết quả đúng với ý định tìm kiếm của người dùng. Bằng việc xác định Search Intent của từ khóa, Google sẽ lựa chọn các chủ đề phù hợp và ưu tiên những trang web có chứa những thông tin đó.
Ví dụ thứ 2 về Search Intent với trừ khóa “điện thoại samsung tốt nhất”
Như kết quả trong ảnh trên bạn có thể thấy Google đang ưu tiên các kết quả dạng danh sách (toplist) bởi có thể mục đích tìm kiếm của người dùng khi tìm kiếm từ khóa này đó là tìm hiểu các loại điện thoại Samsung tốt nhất.
Lợi ích của trang web khi được tối ưu Search Intent
Khi nội dung được tối ưu Search Intent, nó chắc chắn mang lại giá trị phù hợp với người dùng. Và chắc chắn sẽ cải thiện chuyển đổi và tăng trải nghiệm khách hàng khi truy cập vào website của bạn. Một số lợi ích có thể kể đến như:
- Giảm tỷ lệ thoát: Chắc chắn khi nhận được đúng thông tin muốn tìm, người tìm kiếm sẽ ở lại trên trang của bạn lâu hơn và điều này giúp giảm tỷ lệ thoát tên trang của bạn.
- Tăng lượt xem: Những nội dung được tối ưu Search Intent thường có chiều sâu và có nhiều liên kết tham khảo. Khi giải quyết đúng mong muốn người dùng, chắc chắn họ sẽ dành nhiều thời gian để trải nghiệm nội dung trên trang của bạn.
- Tiếp cận nhiều đối tượng hơn: Tối ưu Search Intent giúp bạn có cơ hội lên TOP với nhiều từ khóa khác nhau. Với Với mỗi từ khóa khác nhau lại thể hiện những đối tượng khác nhau. Vì vậy bạn sẽ có khả năng tiếp cận nhiều người hơn.
- Có khả năng hiển thị trên tiện ích câu trả lời hữu ích: Đôi lúc Google sẽ ưu tiên hiển thị kết quả của bạn trong thông tin phản hồi hữu ích. Bạn có khả năng xuất hiện trong TOP 0 của kết quả tìm kiếm.
Quy trình xác định đúng Search Intent
Tôi thường thực hiện quy trình 3 bước dưới đây để xác định search intent của người dùng:
- Tìm kiếm
- Thống kê
- Lên kế hoạch
Tìm kiếm
Thực hiện tìm kiếm từ khóa cần nghiên cứu trên Google và sau đó tham khảo các nội dung của đối thủ đã có thứ hạng.
Thống kê
Sau khi có danh sách các trang đối thủ, bạn cần sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích các từ khóa mà đối thủ này đang có TOP rồi xuất bộ từ khóa đó ra file Excel.
Tiếp theo đó bạn mở file vừa tải về, tại đây bạn sẽ thấy các phần SERP Features – đây là nơi giúp bạn phần nào xác định được Search Intent của từ khóa là gì và từ đó xây dựng kế hoạch nội dung tương ứng.
Lập kế hoạch
Dựa trên gợi ý của Ahrefs bạn phần nào hiểu được ý định của người dùng là gì. Lúc này bạn cần xây dựng các nội dung chất lượng để tối ưu cho từng từ khóa đó.
Về các kỹ thuật viết nội dung bạn có thể tham khảo bài viết cách viết content hay mà tôi đã viết trên Vietmoz Academy
Cách tối ưu Search Intent
Sau khi đã hiểu các loại ý định tìm kiếm khác nhau, bây giờ là lúc bạn cần điều chỉnh nội dung của mình sao cho phù hợp với từng ý định đó.
Tối ưu ý định điều hướng
Đối với ý định điều hướng bạn cần đảm bảo nội dung trang web có chứa các thông tin về thương hiệu, sản phẩm chi tiết và các dịch vụ khác.
Bạn cần sử dụng tên sản phẩm hoặc tên thương hiệu ở Title, các thẻ Heading và thẻ Meta descriptions
Ví dụ: Dưới đây là cách Canon tối ưu hóa trang chủ cho mục đích điều hướng.
Title: Canon đã sử dụng các từ khóa sản phẩm trong tiêu đề trang web. Vì vậy trang web đã thể hiện rất rõ các sản phẩm mà họ cung cấp và bao gồm cả tên công ty ở cuối trang.
URL: Vì đây là trang chủ nên trên đường dẫn không có sự phân cấp trên URL.
Meta descriptions: Đoạn miêu tả của Canon nói về danh mục sản phẩm và đưa ra các tùy chọn cho người dùng cá nhân và cấp độ doanh nghiệp. Đây là cách viết miêu tả rất trực quan và thể hiện rõ đối tượng mà Canon nhắm tới.
Tối ưu Landing Page
Nếu bạn nhấp chuột vào trang chủ của Canon, bạn sẽ thấy họ có các danh mục sản phẩm được thể hiện rất rõ ràng trên trang chủ. Đây cũng là cách Canon nhấn mạnh các từ khóa thương hiệu trên trang chủ của mình.
- Bạn là ai?
- Bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì?
- Khách hàng của bạn là ai?
Với từ khóa này chúng ta cần thấy rằng người tìm kiếm muốn truy cập vào trang web Search Console. Vậy nếu như bạn cũng muốn nhận được truy cập với từ khóa này bạn cần đảm bảo trên Title trang web của bạn có chứa những từ khóa thể hiện rõ sự khác biệt của nội dung bạn đang cung cấp.
Ví dụ "Hướng dẫn sử dụng Search Console", làm vậy sẽ giúp người tìm kiếm thấy tò mò và có thể sẽ nhấp chuột vào website của bạn thay vì trang chủ của Search Console
Tối ưu ý định tìm kiếm thông tin
Các ý định tìm kiếm thông tin thường liên quan tới các câu hỏi như cách làm, làm thế nào… do đó cách tốt nhất để tối ưu nội dung với ý định tìm kiếm này là sử dụng các câu hỏi ở Title, đoạn miêu tả.
Ví dụ: Cách website digitaltrends tối ưu nội dung cho ý định tìm kiếm thông tin
Title: Máy ảnh DSRL là gì và khác gì với máy ảnh mirroless?
URL: Trong URL có chứa từ khóa máy ảnh dsrl là gì.
Meta description: Trong đoạn miêu tả xuất hiện câu trả lời với một số thông tin chi tiết hấp dẫn người tìm kiếm tham khảo thêm thông tin.
Tối ưu ý định mua hàng
Đối với ý định mua hàng, bạn không cần có quá nhiều thông tin trên trang bởi người tìm kiếm muốn mọi thứ thật nhanh chóng, thông tin súc tích, rõ ràng:
Hãy đảm bảo thiết kế trang web của bạn có những hình ảnh bắt mắt, hạn chế các chi tiết thừa khiến người dùng bị phân tâm không thể tập trung.
Cố gắng đưa các nội dung quan trọng vào trong dạng danh sách (list) để người dùng có thể đọc thật nhanh các tính năng chính của sản phẩm/dịch vụ.
Luôn đảm bảo nút kêu gọi hành động bắt mắt, tương phản và dễ thao tác
Trong nội dung hãy cố gắng có chứa các từ khóa liên quan đến mua hàng như:
- Mua ngay
- Giảm giá
- Khuyến mại
- Voucher
- Coupon
- Miễn phí Ship
- Tốt nhất
- Rẻ nhất
- So sánh
- Đánh giá
- TOP sản phẩm
Tổng kết
Search intent của người dùng là một phần quan trọng của quá trình nghiên cứu từ khóa. Search intent nắm giữ vai trò quan trọng trọng thuật toán hiện tại của Google. Vì vậy, nếu bạn muốn SEO thành công các từ khóa của mình, bạn phải hiểu những gì người tìm kiếm mong muốn.
Không chỉ có ý nghĩa tối ưu thứ hạng, ý định tìm kiếm còn giúp bạn gia tăng khả năng chuyển đổi trên trang web. Một trang web tối ưu SEO với search intent sẽ rất khác với 1 trang web SEO không có ý định tìm kiếm.
Bởi vì hiểu ý định của người dùng là chìa khóa để xếp hạng cho bất kỳ từ khóa nào.
Search Intent là gì?
Keyword Intent là gì?
Mục đích từ khóa đại diện cho mục đích của người dùng cho tìm kiếm.
Đó là những gì người dùng có thể làm khi tìm kiếm một cụm từ cụ thể.
Mình có thắc mắc về khái niệm Keywords Intent, không biết anh Nam Lê và VietMoz có thể chia sẻ thêm về chủ đề này không?