Traffic là gì?
Traffic là một số liệu thường được sử dụng để nhắc đến số lượng khách truy cập mà một trang web nhận được. Traffic thường được gọi với tên tiếng Việt là “lưu lượng truy cập”.
Lưu lượng truy cập sẽ cung cấp thông tin có bao nhiêu người truy cập vào trang web của bạn mỗi ngày. Bên cạnh đó nếu bạn xem xét tỉ lệ chuyển đổi từ lưu lượng truy cập tới khách hàng thực tế như một tiêu chí đánh giá sự thành công của chiến dịch marketing.
Website traffic là gì?
Website traffic hay còn gọi là lưu lượng truy cập trang web thể hiện lưu lượng người dùng truy cập vào một website. Trang web càng có nhiều thông tin hữu ích thì càng có nhiều khách truy cập khám phá.
Mõi truy cập vào website, có thể lướt qua nhiều trang và thực hiện các hành động trên từng trang đó được gọi là một phiên truy cập.
SEO Traffic là gì?
SEO Traffic là lượng truy cập mà bạn không phải trả tiền cho Google (Google Adwords). Các truy cập này bao gồm những người click vào website của bạn thông qua các kết quả tìm kiếm trên Google (Organic Traffic), hoặc thông qua các trang truyền thông xã hội, email mà chiến lược SEO của bạn đã thực hiện.
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm giúp người dùng có thể tìm thấy trang web dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.
Lợi ích traffic mang lại cho website
- Đánh giá sự quan tâm của người dùng với website: Lưu lượng traffic tăng hay giảm giúp người làm SEO đánh giá được hiệu suất công việc mình làm đã thưc sự tối ưu hay chưa.
- Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi: Một khi lưu lượng truy cập tiềm năng càng nhiều thì khả năng chuyển đổi, bán được nhiều hàng càng cao. Và đó cũng chính là mục tiêu kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay.
- Phủ sóng thương hiệu: Đây là một trong những cái lợi rất hay mà hầu hết công ty nên tận dụng đó là việc gia tăng số lượng người truy cập càng nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu của bạn trong mắt người dùng.
- Tăng độ uy tín cho website: Website với lượng traffic khủng thì càng khẳng định tính thẩm định, tính chuyên môn của website đó càng mạnh, từ đó nâng cao độ uy tín không chỉ trong mắt Google mà còn cả người dùng biết đến nó.
- Tăng thứ hạng của website: Đây là lợi ích hiển nhiên mà một website đạt được khi lưu lượng traffic ngày một tăng lên, điều này chứng tỏ website đó đã và đang cung cấp giải pháp thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng.
Phân loại traffic wesbsite
Traffic website được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên để dễ hiểu tôi sẽ phân loại nó theo tiêu chuẩn dựa trên Google Analytic. Cụ thể nó được phân loại theo 8 kênh chính sau đây:
- Organic Traffic: Là lưu lượng người dùng truy cập tự nhiên vào website từ các kết quả tìm kiếm trên SERPs.
- Paid search: Là lưu lượng truy cập của người dùng vào website thông qua kết quả quảng cáo Google Ads.
- Display: Là lưu lượng truy cập của người dùng vào website thông qua những kết quả quảng cáo hiển thị.
- Referral Traffic: Là lưu lượng truy cập của người dùng từ các trang web khác vào website của bạn. Ví dụ nó có thể là thông qua một backlink hoặc quảng cáo của website. Và những trang này đóng vai trò như một trang giới thiệu cho website.
- Social Traffic: Là lưu lượng truy cập của người dùng đến từ các trang mạng xã hội thông qua cá bài viết video được đăng tải hoặc quảng cáo trên các trang Social Media như Facebook, Twitter…
- Direct Traffic: Là lưu lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website mà không thông qua các kênh trung gian nào khác.
- Email: Nguồn traffic đến từ Email Marketing thông qua các liên kết được đính kèm trong email.
- (Other): Các nguồn khác chưa được phân loại.
Phân loại traffic theo phễu marketing
TOFU: Traffic ở đầu phễu
Ở giai đoạn TOFU (Top of Funnel), người dùng chưa biết bạn là ai – họ chỉ đang tìm hiểu một vấn đề nào đó. Traffic ở giai đoạn này thường đến từ blog, video YouTube, hoặc các bài chia sẻ trên mạng xã hội. Nội dung phù hợp cho TOFU là các bài “hướng dẫn”, “giải thích”, hoặc “top list” – ví dụ: “10 cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà” nếu bạn bán máy lọc không khí.
MOFU: Traffic ở giữa phễu
Đến MOFU (Middle of Funnel), người dùng đã biết tới bạn và đang trong quá trình so sánh. Họ cần thêm thông tin, thêm lý do để tin tưởng bạn. Lúc này, bạn nên cung cấp các nội dung như case study, feedback khách hàng, video review sản phẩm, hoặc các buổi tư vấn miễn phí. Mục tiêu ở MOFU là tạo sự tin tưởng và giữ người dùng tương tác sâu hơn.
BOFU: Traffic ở cuối phễu
Cuối cùng là BOFU (Bottom of Funnel), nơi người dùng đã sẵn sàng mua. Traffic ở giai đoạn này thường đến từ email remarketing, Google Ads từ khóa “giá”, hoặc những người từng quay lại website nhiều lần. Lúc này, bạn cần dẫn họ tới landing page đơn giản, có nút CTA rõ ràng, form đăng ký nhanh chóng và ưu đãi cụ thể (ví dụ: mua ngay – giảm 10% trong 24h).
Cách đo lường lưu lượng truy cập website
Có nhiều cách để đo lường website traffic, bao gồm:
- Số phiên: Thông kê số lượt truy cập mà website nhận được trong một khoảng thời gian cố định. Các thông số này sẽ đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược SEO, Adwords kể từ khi triển khai..
- Phần trăm mua hàng: Việc xác định số lượng người mua hàng cho thấy mức độ hiệu quả của trang web. Chủ website cần quan tâm tới tỉ lệ chuyển đổi mua hàng hoặc số lượng thông tin khách hàng có được so với tổng lưu luợng truy cập của trang web.
- Kênh: Có rất nhiều kênh mang lại lưu lượng truy cập cho website ví dụ như: qua Email, qua mạng xã hội, qua kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO), qua các trang web giới thiệu (referral traffic)…
- Tỷ lệ thoát: Tỉ lệ thoát (theo thống kê của Google Analytics) càng thấp thì càng tốt. Điều này chứng tỏ website được tối ưu tốt nên khách hàng ở lại trên trang lâu hơn bình thường.
Công cụ kiểm traffic đến một trang web tốt nhất?
Google Analytics 4 (GA4)
Google Analytics 4 là công cụ miễn phí của Google, gần như là tiêu chuẩn cho mọi website hiện nay. Sau khi được cài đặt, GA4 giúp bạn theo dõi gần như mọi hành vi của người dùng: họ đến từ đâu (nguồn traffic), truy cập trang nào, ở lại bao lâu, chuyển đổi hay không, dùng thiết bị gì…
Bạn có thể dễ dàng xem được số lượng người dùng (Users), phiên truy cập (Sessions), tỷ lệ thoát, mức độ tương tác trung bình, và đặc biệt là các sự kiện tùy chỉnh (như bấm nút, tải file, điền form…). Ngoài ra, GA4 cũng tích hợp tốt với Google Ads để đo hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
Ví dụ: nếu bạn chạy quảng cáo Facebook, bạn có thể dùng GA4 để biết traffic từ Facebook có ở lại trang lâu hơn so với traffic từ Google hay không.
Google Search Console
Google Search Console (GSC) là công cụ không thể thiếu nếu bạn làm SEO. Trong khi GA4 theo dõi tất cả các nguồn traffic, thì GSC chuyên biệt cho việc phân tích lưu lượng đến từ kết quả tìm kiếm Google.
GSC cho phép bạn xem những từ khóa nào đang giúp website của bạn hiển thị trên Google, vị trí trung bình của từng từ khóa, tỉ lệ nhấp chuột (CTR), và các trang nào đang nhận được nhiều lượt truy cập nhất. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn tối ưu tiêu đề, meta description hoặc cấu trúc nội dung.
Ví dụ: nếu bạn thấy một từ khóa có vị trí trung bình #5 nhưng CTR chỉ 2%, rất có thể tiêu đề của bạn chưa đủ hấp dẫn – đây chính là cơ hội để cải thiện.
SimilarWeb
Không giống như GA4 hay GSC – vốn chỉ dùng được cho website của bạn, SimilarWeb cho phép bạn phân tích traffic của bất kỳ trang web nào (ở mức tương đối). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích để theo dõi đối thủ hoặc những trang có cùng tệp khách hàng.
SimilarWeb cung cấp thông tin như: tổng số lượt truy cập hàng tháng, thời lượng ở lại trang, tỷ lệ thoát, phân bổ traffic theo quốc gia, nguồn traffic (tìm kiếm, trực tiếp, mạng xã hội…). Bạn cũng có thể xem những website nào đang giới thiệu traffic đến đối thủ – từ đó tìm cơ hội hợp tác hoặc guest post.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dữ liệu của SimilarWeb là ước lượng dựa trên mẫu người dùng nên có thể chênh lệch từ 10–20% so với thực tế.
Ahrefs/Semrush
Nếu bạn muốn đào sâu vào mảng SEO – đặc biệt là theo dõi từ khóa nào đang mang lại traffic, thì Ahrefs và Semrush là hai công cụ mạnh mẽ nhất hiện nay.
Với Ahrefs, bạn có thể kiểm tra organic traffic ước tính cho toàn bộ website hoặc từng URL cụ thể, phân tích từ khóa đang lên top, số lượng backlink hỗ trợ, và thậm chí theo dõi sự thay đổi traffic theo thời gian. Semrush thì mạnh hơn ở phần báo cáo chiến dịch, giúp bạn lập kế hoạch từ khóa, phân tích gap giữa bạn và đối thủ, hoặc theo dõi thứ hạng theo địa phương.
Ví dụ: nếu bạn đang làm nội dung về “máy lọc không khí mini”, bạn có thể dùng Ahrefs để xem bài viết nào của đối thủ đang top, từ đó học cách viết tốt hơn, thậm chí tìm ra điểm họ chưa khai thác để viết nội dung cạnh tranh.
Cách tăng lưu lượng truy cập trang web
Bạn có thể tăng lượng truy cập vào website bằng cách sau:
- Tích cực truyền thông trên các phương tiện truyền thông xã hội bằng những nội dung chất lượng để thu hút người đọc truy cập vào website của bạn.
- Tạo nhiều nội dung trên Youtube và mạng xã hội để tăng khả năng hiển thị của thương hiệu.
- Cải thiện chiến lược SEO để gia tăng xếp hạng trang web trên SERP và thu hút nhiều lượt truy cập hơn.
- Sử dụng email để giới thiệu các chương trình ưu đãi để thúc đẩy lượng truy cập vào trang web của bạn.
Bạn có thể xem thêm các cách check traffic website tại đây.
Cải thiện chiến lược SEO
SEO là phương pháp ổn định và bền vững nhất. Bạn cần bắt đầu bằng việc nghiên cứu từ khóa – hiểu người dùng đang tìm gì, với ngôn ngữ nào, rồi viết nội dung giải quyết đúng mong muốn đó. Ví dụ: nếu bạn bán máy lọc không khí, hãy viết bài như “Máy lọc không khí có thật sự cần thiết?” hoặc “Top máy lọc không khí dưới 3 triệu tốt nhất”. Sau đó, tối ưu onpage kỹ càng (thẻ tiêu đề, heading, tốc độ tải trang, mobile-friendly…) để Google hiểu và đánh giá cao nội dung.
Quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads)
Trong trường hợp bạn muốn có kết quả nhanh, chạy quảng cáo trả phí (Google Ads, Facebook Ads) là giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhớ: quảng cáo chỉ tốt khi landing page đủ tốt để giữ chân người dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng traffic bằng email marketing, bằng cách gửi newsletter định kỳ, hoặc hợp tác với KOL/đối tác viết guest post để mở rộng lượng truy cập từ referral.
Thực hiện Email marketing
Bạn cũng có thể tăng traffic bằng email marketing, bằng cách gửi newsletter định kỳ, hoặc hợp tác với KOL/đối tác viết guest post để mở rộng lượng truy cập từ referral.
Truyền thông trên các phương tiện mạng xã hội
Mạng xã hội là nơi giúp nội dung tiếp cận tự nhiên và có cơ hội viral. Một bài viết hay nhưng không ai chia sẻ thì cũng sẽ chết chìm. Hãy biến nội dung thành video ngắn, carousel ảnh, meme… để đăng trên Facebook, TikTok, Instagram. Đừng ngại chia sẻ bài blog lên các nhóm cộng đồng – nếu nội dung hữu ích thật sự, người dùng sẽ tự kéo về website của bạn.
Truyền thông qua báo chí, KOLs,…
Truyền thông qua báo chí, KOLs và đối tác nội dung giúp bạn tiếp cận lượng lớn người dùng đã có sẵn niềm tin với nguồn phát. Một bài PR trên báo lớn hay bài review từ KOL có thể tạo cú hích traffic mạnh mẽ, đồng thời cải thiện độ tin cậy và backlink SEO cho website. Đây là kênh bền vững, hiệu quả nếu khai thác đúng cách.
FAQ
Làm sao biết traffic từ đâu đến?
Bạn có thể dùng Google Analytics để phân tích nguồn traffic – đó là SEO, quảng cáo, mạng xã hội, hay từ một website khác. Công cụ này hiển thị rõ ràng phần “Source/Medium” để bạn biết người dùng đến từ đâu, và họ có chuyển đổi hay không.
Traffic bao nhiêu là “tốt” cho website mới?
Không có con số cố định, nhưng nếu một site mới đạt từ 1.000 đến 5.000 lượt truy cập/tháng – và đúng đối tượng – thì đó là nền tảng tốt. Điều quan trọng hơn là traffic đó có giúp bạn ra đơn, có giữ người đọc quay lại không.
Tỉ lệ thoát bao nhiêu là bình thường?
Tùy ngành và loại nội dung, nhưng thông thường, bounce rate dưới 40% là tốt, từ 40–60% là ổn, và trên 70% thì nên xem lại UX hoặc nội dung trang. Ví dụ, nếu blog của bạn chỉ có một bài dài mà người dùng đọc rồi thoát, thì bounce rate cao vẫn có thể chấp nhận – quan trọng là thời gian ở lại đủ lâu.
Muốn tăng traffic nhanh nhất phải làm sao?
Nếu bạn cần kết quả gấp, hãy đầu tư vào quảng cáo – Google Ads với từ khóa mua hàng, hoặc Facebook Ads để tạo nhận diện. Nhưng nếu muốn tăng traffic lâu dài và tiết kiệm chi phí về sau, hãy đầu tư vào nội dung và SEO từ sớm.