Từ khóa đuôi dài là gì?
Từ khóa đuôi dài (Long-Tail Keyword) là những truy vấn tìm kiếm có tính cụ thể cao và thường có xu hướng có lượng tìm kiếm tương đối thấp.
Mặc dù người dùng tìm kiếm chúng ít thường xuyên hơn, tuy nhiên các từ khóa đuôi dài lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tìm kiếm khi được cộng lại với nhau. Và cũng chính bởi vì chúng cụ thể hơn so với các từ khóa khác, những người tìm kiếm và sử dụng chúng có thể có nhiều khả năng chuyển đổi hơn (mua hàng, điền biểu mẫu, liên hệ,…).
Thuật ngữ “đuôi dài” ám chỉ phần “đuôi” ở cuối câu tìm kiếm. Hãy cùng xem biểu đồ đường cong dưới đây về nhu cầu tìm kiếm của các từ khóa, mỗi từ khóa đuôi dài riêng lẻ có lượng tìm kiếm tương đối thấp (đặc biệt khi so với các từ khóa thuật ngữ chính).
Tuy nhiên, nếu bạn tổng hợp chúng lại sẽ thấy chúng chiếm phần lớn trong tổng số tìm kiếm được thực hiện trên Google.
Ví dụ về từ khóa đuôi dài
Cùng xem qua các ví dụ về các từ không đủ điều kiện làm từ khóa đuôi dài. Dưới đây là ví dụ về “thuật ngữ chính” rất rộng mà không phải từ khóa đuôi dài:
- Laptop
- Điện thoại di động
- Marketing Agency
- PC Gaming
Những thuật ngữ này rất ngắn gọn và không cụ thể như thế nào? Các thuật ngữ đuôi dài thường có xu hướng dài hơn và cụ thể hơn. Vì vậy, những từ khóa trên chắc chắn không phải là từ khóa dài.
Dưới đây là một số ví dụ về từ khóa được nhắm mục tiêu là từ khóa đuôi dài:
- Laptop văn phòng dưới 15 triệu
- Cách xử lý tình trạng điện thoại iphone bị hỏng nút home
- Marketing Agency chuyên dịch vụ SEO website
Hãy xem những từ khóa này dài và cụ thể như thế nào? Đây là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của các từ khóa đuôi dài.
Tại sao từ khóa đuôi dài lại quan trọng?
Dễ xếp hạng trên SERP hơn
Các thuật ngữ phổ biến thường có tính cạnh tranh rất cao. Điều đó có nghĩa là có thể sẽ mất nhiều năm để xếp hạng cho từ khóa đó với SEO (nếu bạn có đủ khả năng để xếp hạng được).
Ví dụ: nếu mình thực hiện phân tích từ khóa “sushi” trong bất kỳ công cụ nghiên cứu từ khóa nào, nó sẽ cho mình biết được mức độ khó xếp hạng của từ khóa đó sẽ như vậy.
Với công cụ này, sử dụng dữ liệu đo lường độ khó từ khóa (Keyword Difference – KD) để báo cáo về độ khó xếp hạng của từ khóa. “Sushi” có KD là 93%.
Vì vậy, thực sự khó để xếp hạng cao cho cụm từ này. Tuy nhiên từ khóa đuôi dài “công thức làm bánh sandwich sushi” lại có độ khó từ khóa là 27%.
Vậy nên, từ khóa đuôi dài này tương đối dễ để đạt được xếp hạng cao hơn nếu so với từ khóa có liên quan.
Lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu
Bởi vì các từ khóa đuôi dài thường có xu hướng rất cụ thể nên một người bình thường thực hiện tìm kiếm từ khóa đó trên Google có thể gần như đang chuyển dịch tới ý định mua hàng (thậm chí đã mua).
Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) ít tốn kém hơn
Nếu bạn sử dụng Google Ads, các từ khóa dài cũng có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn cho quảng cáo của mình. Vì sao lại như vậy? Nhìn chung, các từ khóa có số lượng tìm kiếm cao thường có chi phí CPC cao.
Ngoài ra, như mình đã nói ở trên, những loại từ khóa rộng này thậm chí còn không có chuyển đổi tốt. Tuy nhiên, trái lại thì các từ khóa đuôi dài lại có lượng truy cập thấp sẽ được nhắm mục tiêu cao hơn. Có nghĩa là họ có thể có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ngoài ra, họ có thể có CPC thấp hơn. Đây là việc mà đôi bên cùng có lợi của PPC!
Nhược điểm chính của việc tập trung vào các từ khóa đuôi dài là bạn sẽ cần một vài từ trong số chúng để cân bằng lưu lượng truy cập mà bạn có thể nhận được từ một cụm từ chính.
Dễ dàng nhắm mục tiêu
Vì các từ khóa đuôi dài có tính cụ thể cao nên chúng thường dễ dàng nhắm mục tiêu hơn so với các trang trên trang web của bạn. Ví dụ với từ khóa “cách lọc cà phê ủ lạnh”.
Nếu bạn nhìn vào các trang xếp hạng hàng đầu dành cho từ khóa này trên SERP Google, thì tất cả chúng đều là các bài đăng dạng blog hướng dẫn bạn cách lọc cà phê ủ lạnh.
Vì vậy, nếu bạn nhắm mục tiêu tới từ khóa này, rõ ràng là bạn cũng cần phải tạo một bài đăng trên blog và trên bài đăng nên hướng dẫn người đọc cách lọc cà phê ủ lạnh.
Mặt khác, một từ khóa không dài như “máy xay cà phê” lại rất rộng. Nếu bạn thấy các trang xếp hạng hàng đầu cho từ khóa này, bạn sẽ nhận thấy tất cả các trang danh mục thương mại điện tử và các bài viết blog mang tính thông tin được xếp hạng.
Nhìn vào kết quả tìm kiếm, không rõ là bạn nên nhắm mục tiêu từ khóa này bằng một bài đăng trên blog về máy xay cà phê tốt nhất hay một trang danh mục thương mại điện tử hiển thị tất cả các máy xay cà phê mà bạn bán.
Nhiều lựa chọn
Từ khóa đuôi dài chiếm phần lớn các truy vấn tìm kiếm trên Google. Khi mọi người thực hiện tìm kiếm thông tin hay sản phẩm trực tuyến, họ có nhiều khả năng thực hiện tìm kiếm các cụm từ dài hơn, mang tính mô tả hơn để phản ánh nhu cầu hoặc sở thích cụ thể của họ.
Ví dụ: thay vì tìm kiếm “giày”, ai đó có thể tìm kiếm “giày chạy bộ đế mềm dành cho phụ nữ có bàn chân bẹt”. Hay “giày bóng rổ bảo vệ mắt cá chân”, hàng nghìn biến thể từ khóa đuôi dài khác phản ánh nhu cầu cụ thể của người tìm kiếm.
Vì vậy, bạn sẽ không bao giờ hết ý tưởng từ khóa dài để nhắm mục tiêu cho trang web của mình.
Cách xác định từ khóa đuôi dài
Dùng thử các tính năng tìm kiếm của Google
Khi bạn bắt đầu nhập vào hộp tìm kiếm của Google, tính năng tự động hoàn thành của Google sẽ hiển thị cho bạn danh sách thả xuống các cụm từ liên quan mà mọi người tìm kiếm. Nó còn được gọi với cái tên Google Suggest.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một chữ cái sau cụm từ tìm kiếm của mình để xem thêm các đề xuất khác.
Ví dụ: bạn đang tìm kiếm các từ khóa dài liên quan tới content marketing. Bạn có thể nhập nội dung nào đó như “best content marketing” vào hộp tìm kiếm và nhận danh sách đề xuất sau:
Lưu ý: Google Suggest không phải lúc nào cũng là từ khóa đuôi dài. Thông thường, chúng sẽ là những thuật ngữ có tính cạnh tranh cao và không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về “từ khóa đuôi dài”.
Ngoài ra, Google còn cung cấp danh sách 8 từ khóa ở cuối trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm:
Đây thường là những từ khóa có tính liên quan chặt chẽ với cụm từ mà bạn vừa thực hiện tìm kiếm. Hầu hết trong số này không phải lúc nào cũng là từ khóa đuôi dài. Bởi vì các tìm kiếm liên quan của Google đều hiển thị cho bạn những từ khóa phổ biến mà mọi người hay tìm kiếm. Điều này cũng đúng với các đề xuất từ phía Google.
Ngoài tính năng của Google Suggest và các tìm kiếm liên quan, bạn cũng có thể sử dụng phần “People also ask” của Google để tìm các từ khóa dài. Phần câu hỏi liên quan có thể là một nguồn tuyệt vời cho các từ khóa đuôi dài dựa trên câu hỏi:
Và khi bạn thực hiện nhấp để mở rộng câu hỏi, Google sẽ gợi ý cho bạn nhiều câu hỏi liên quan hơn nữa:
Sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google Ads
Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google được thiết kế dành cho các chiến dịch PPC. Điều đó nói lên rằng, đây vẫn là một nguồn tìm ý tưởng từ khóa vô cùng hữu ích.
Để sử dụng công cụ này, hãy đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn và truy cập Công cụ lập kế hoạch từ khóa. Bạn sẽ thấy có hai tùy chọn ở đây: “khám phá từ khóa mới” và “Nhận lượng tìm kiếm và dự đoán”.
Chọn “Khám phá từ khóa mới”.
Sau đó, nhập “từ khóa hạt giống” vào trong này. Google sẽ tạo ra cho bạn một loạt các thuật ngữ có liên quan khác.
Bạn cũng sẽ thấy lượng tìm kiếm từ khóa trung bình.
Cách sử dụng từ khóa đuôi dài
Biết được cách xác định từ khóa đuôi dài mới chỉ là một nửa trong tất cả những việc bạn cần làm. Khi bạn đã tìm thấy được từ khóa của mình, bạn cần sử dụng các từ khóa đó một cách chính xác trên trang của mình.
Hướng dẫn về SEO On Page sẽ cho bạn biết những điều bạn cần biết về cách sử dụng từ khóa một cách chính xác. Tuy nhiên, dưới đây là một số mẹo SEO On Page áp dụng cho các từ khóa đuôi dài:
Xem xét về mục đích tìm kiếm của người dùng
Việc thêm từ khóa vào bài viết của bạn là chưa đủ. Để bài viết của bạn được xếp hạng cao trên Google, nội dung của bạn cần đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng.
Đáp ứng về mục đích tìm kiếm có nghĩa là cung cấp cho người dùng những gì mà họ muốn và đang tìm đọc.
Ví dụ: Nếu họ đang tìm kiếm “Mẹo giảm cân”, bạn có thể tạo bài đăng trên blog liệt kê các mẹo giảm cân hữu ích khác nhau.
Bất cứ từ khóa đuôi dài nào bạn dự định nhắm mục tiêu với trang web của mình đều có thể thuộc một trong bốn loại mục đích tìm kiếm sau:
- Mục đích cung cấp thông tin: Người dùng đang tìm kiếm thông tin (ví dụ: “cơ thể bạn cảm thấy sao sau khi thiền?”).
- Mục đích điều hướng: Người dùng đang tìm kiếm một bài đăng hay một trang web cụ thể (ví dụ: “hướng dẫn đăng nhập tài khoản Apple ID”).
- Mục đích thương mại: Người dùng đang nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định mua hàng (ví dụ: “Top 10 laptop gaming dưới 25 triệu tốt nhất cho sinh viên”).
- Mục đích giao dịch: Người dùng đang muốn mua hàng (ví dụ: “Mua iphone 15 Pro Max”)
Đặt các từ khóa có chiến lược hơn
Bao gồm từ khóa đuôi dài của bạn trong thẻ tiêu đề và tiêu đề trang của bạn nếu có thể. Hãy sử dụng nó trong đoạn đầu tiên của bài viết —tốt nhất là trong câu đầu tiên của bài viết.
Các từ khóa đuôi dài (như “Top 10 laptop gaming dưới 25 triệu tốt nhất cho sinh viên”) đôi khi dài và rắc rối trong việc đặt tiêu đề. Vì vậy, chúng không phải lúc nào cũng dễ dàng sử dụng một cách tự nhiên trong câu.
Bạn có thể sẽ phải sáng tạo hoặc điều chỉnh từ khóa của mình một chút. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không ép buộc (nhồi nhét) từ khóa vào bài viết của mình. Hãy luôn ưu tiên về khả năng đọc và trải nghiệm của người dùng lên hàng đầu.
Tạo cụm chủ đề
Cụm chủ đề hay Topic Cluster, là một cách tuyệt vời để sắp xếp nội dung của bạn cho cả công cụ tìm kiếm và người đọc.
Khi bạn đã tối ưu hóa các trang của mình xung quanh các từ khóa đuôi dài, hãy xây dựng các cụm chủ đề bằng cách liên kết từ các trang nhắm mục tiêu từ khóa đuôi dài đến các trang nhắm mục tiêu các cụm từ chính. Chỉ cần bạn đảm bảo rằng tất cả chúng đều giống nhau về chủ đề. Dạng như này:
Bằng cách sắp xếp nội dung theo cụm chủ đề, bạn có thể giúp người dùng tìm thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này có thể dẫn đến việc tăng thứ hạng trên SERP, mức độ tương tác cao hơn và tăng thời gian trên trang web của người đọc.
Tối ưu cho từ khóa đuôi dài
Việc nghiên cứu từ khóa vẫn là nền tảng của bất kỳ chiến dịch SEO thành công nào. Và các từ khóa đuôi dài sẽ là rất lý tưởng cho các trang web mới (hay các trang chưa có nhiều quyền hạn).
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xếp hạng cho các cụm từ mục tiêu của mình thì có thể là do những từ khóa đó hiện đang quá cạnh tranh. Và có lẽ, đã đến lúc bạn nên chuyển sự tập trung của bản thân sang các từ khóa đuôi dài.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu với SEO? Tham gia khóa học SEO tiêu chuẩn của VietMoz ngay!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả