Nội dung được đánh giá là cái hồn của website, quyết định sự thành hay bại của việc sử dụng các phương pháp SEO hiện nay. Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ những yếu tố nội dung cần kiểm tra khi SEO Audit website, từ đó có các định hướng và giải pháp khắc phục phù hợp.
Tính hấp dẫn về thị giác
Nội dung dù cho có hay đến đâu, mang lại giá trị như thế nào nhưng đặt trong bối cảnh của một website được thiết kế thiếu chuyên nghiệp, thì khả năng bỏ lỡ khách hàng của mình là rất cao.
Đó là lý do mà chúng ta cần quan tâm tới tính hấp dẫn về thị giá thông qua việc thiết kế trang web.Đây là một phần không thể thiếu của SEO mang đến trải nghiệm người dùng được tốt hơn.
Để kiểm tra bạn sẽ phải khám phá một cách trực quan trên các trang mà khách hàng của bạn thường xuyên lui tới. Xem liệu chúng đã đạt được các tiêu chí sau đây hay chưa:
- Khả năng tiếp cận
- Sự ổn định
- Khả năng sử dụng
- Mức độ tin cậy
- Chức năng
- Tính uyển chuyển trong câu từ
Trang web chứa quảng cáo gây khó chịu cho người dùng
Chúng ta đều biết rằng Google đã và đang ưu tiên tối ưu trải nghiệm người dùng hơn bao giờ hết thì việc sử dụng quảng cáo đôi khi cản trở quá trình mà họ tương tác trên trang. Đó là lý do mà chúng ta cần kiểm tra xem liệu quảng cáo mình đặt đã ở vị trí phù hợp hay chưa, nó có cản trở tới quá trình trải nghiệm của người dùng hay không.
Để kiểm tra bạn sẽ cần dựa trên các tiêu chí mà Google giải thích những loại quảng cáo được đánh giá có vấn đề sẽ nhận hình phạt, bao gồm:
“Hiển thị cửa sổ bật lên bao gồm nội dung chính, ngay sau khi người dùng điều hướng đến một trang từ kết quả tìm kiếm hoặc trong khi họ đang xem qua trang.
Hiển thị quảng cáo xen kẽ độc lập mà người dùng phải loại bỏ trước khi truy cập nội dung chính.
Sử dụng bố cục trong đó phần trong màn hình đầu tiên của trang xuất hiện tương tự như quảng cáo xen kẽ độc lập, nhưng nội dung gốc đã được đưa vào bên dưới màn hình đầu tiên”.
Nếu bạn có quảng cáo xen kẽ tràn lan trên trang web thì hãy tiến hành xóa chúng hoặc thiết kế lại việc sắp xếp sao cho tối ưu không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang.
Cấu trúc trang web
Cấu trúc trang web là yếu tố hàng đầu quyết định nội dung của bạn có được Google thu thập dữ liệu nhanh chóng và tổ chức chúng tốt hơn hay không. Có nhiều tư tương khác nhau khi đề cập đến chủ đề này. Một số chuyên gia rằng nên sử dụng cấu trúc phẳng nhằm giúp người dùng nhấp chuột nhanh hơn tới một trang , ngược lại một số khác lại cho rằng nên dùng cấu trúc silo để tối ưu hóa việc sắp xếp nội dung theo chủ đề, nâng cao trọng tâm nội dung mà họ muốn khai thác.
Để kiểm tra cấu trúc trang web của mình, bạn sử dụng công cụ Screaming Frog, chọn tab bên phải => Chọn Site Structure. Tại đây bạn sẽ phát hiện nhanh các vấn đề hàng đầu với 20 URL trên trang web của mình, nó có thể bao gồm những nội dung quá dài mà bạn cần xem xét và đánh giá lại. Liệu như vậy nó đã ổn với ý định tìm kiếm của người dùng hay chưa?
Trang liên hệ
Trang liên hệ trên trang web là 1 yếu tố kiến tạo nội dung của bạn trở nên ấn tượng hơn trong mắt người dùng. Trong quá trình kiểm toán lại trang web bạn cũng nên xem xét đánh giá lại liệu trang liên hệ của bạn như vậy đã thực sự ổn hay chưa, nó đã cung cấp được những gì cho người dùng và có nút kêu gọi hành động hay chưa.
Một trang liên hệ được đánh giá là hiệu quả khi bắt đầu với một tiêu đề hấp dẫn, điều này khuyến khích khách truy cập sử dụng những đề nghị hỗ trợ từ bạn.
Để kiểm tra bạn dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Trang liên hệ dễ tìm, khách hàng dễ dàng kết nối doanh nghiệp của bạn.
- Giải thích lý do tại sao ai đó nên liên hệ tới doanh nghiệp của bạn.
- Giới thiệu và mô tả trực quan những gì mà doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề của khách.
- Phải có thông tin liên hệ bao gồm email, số điện thoại.
- Có nút kêu gọi hành động
- Có liên kết với tài khoản mạng xã hội.
- Thiết kế câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu
Xác định các trang chưa được tối ưu hóa
Sau quá trình triển khai và thực thi xuất bản nội dung website với hàng trăm hoặc cả nghìn bài thì việc chưa tối ưu hóa một trong số chúng là điều không thể tránh khỏi. Đó là lý do mà chúng ta cần đến quá trình SEO Audit nhằm thúc đẩy thứ hạng các bài viết trên kết quả tìm kiếm của Google.
Ngoài ra, các trang chưa được tối ưu hóa có thể là nguy cơ cho việc ăn thịt từ khóa sắp sửa diễn ra khi mà chúng đã nhắm mục tiêu tới các từ khóa đang được tối ưu chẳng hạn
Để kiểm tra, bạn cần xem xét các trang đang thiếu những yếu tố SEO Onpage sau đây:
- Nội dung không có mục tiêu rõ ràng, giống như việc một bài toàn chữ và được xuất bản trên trang web.
- Thiếu tiêu đề H1, H2, H3…
- Thẻ meta không được tối ưu hóa.
- Không có liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài.
- Kích thước tệp hình ảnh quá lớn ví dụ từ 100kb trở lên.
- Các trang không có văn bản thay thế.
Trường hợp các trang của bạn không gặp phải những yếu tố trên thì đã đến lúc bạn cần xem xét độ dài/ mức độ phù hợp của nội dung cho từ khóa đó, hoặc các vấn đề liên quan tới SEO Offpage.
Nội dung cung cấp giá trị, hấp dẫn
Việc tạo ra nội dung có giá trị, hấp dẫn khách hàng quả là một thách thức chưa kể đến việc tối ưu trên trang. Vì vậy, bạn không thể áp dụng một phương pháp duy nhất cho tất cả nội dung cho mọi ngành hàng hay đối tượng.
Câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để xác định được nội dung mà mình cung cấp mang đến giá trị cho ngành hay đối tượng khách hàng chưa?
Muốn trả lời được câu hỏi này không có cách nào khác đó là thực hiện các tiến trình phân tích đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng. Nó có thể được nghiên cứu thông qua các phương pháp tìm kiếm khác nhau như sử dụng các công cụ hỗ trợ thứ 3 như Ahrefs, SemRush…hoặc kiểm tra theo phương pháp thủ công.
Với phương pháp thủ công, bạn chỉ cần nhập từ khóa của mình vào Google và thực hiện phân tích đánh giá 10 đối thủ cạnh tranh không phải trả tiền hàng đầu mà bạn tìm thấy. Bạn cần liệt kê chúng ra file excel, rà soát số lượng từ mà họ xuất bản nội dung tương ứng với từ khóa đó.
Ở nhiều bài viết trước chúng tôi cũng có đề cập, với những bài viết có nội dung dài hơn khả năng cao được Google ưu ái hiển thị hàng đầu trên Serps. Tuy nhiên, nó cũng sẽ phụ thuộc vào ngữ nghĩa, giá trị nội dung mà bạn thỏa mãn ý định tìm kiếm người dùng, kết hợp khả năng phân bổ các liên kết ra sao.
Mẹo nhanh để bạn có thể đếm được số từ bài viết của từng đối thủ cạnh tranh đối với từ khóa đó là sử dụng công cụ Word Counter Plus.
Việc bạn phân tích, nghiên cứu đánh giá càng chi tiết việc cải thiện lại nội dung của bạn tốt hơn càng cao.
Kiểm tra tính xác thực của nội dung cung cấp
Với sự gia tăng các tin tức giả mạo, thu hút độc giả kéo traffic về web trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy, dù bạn đang làm trong ngành lĩnh vực kinh doanh nào thì hãy luôn cẩn trọng với những nội dung mà mình được đề cập ngay trên các bài báo của mình. Điều này ảnh hưởng đến tính chuyên môn về dữ kiện và các thông tin liên quan tới thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng.
Để kiểm tra bạn sẽ sử dụng trình khám phá xác thực của Google
Đảm bảo rằng trang có thể chia sẻ được
Hầu hết trang web muốn nội dung có thể chia sẻ được thông qua các nền tảng mạng xã hội thì cần sử dụng một số plugin hỗ trợ.
Nó chỉ phù hợp với những trang web có cơ hội nhận được lưu lượng truy cập cao từ các nền tảng xã hội này, hay nói cách khả năng xây dựng đa kênh của doanh nghiệp bạn phải tốt. Bạn có thể kiểm tra trang web của mình liệu có hiển thị bất kỳ nút chia sẻ nào không, từ đó tận dụng chúng để chia sẻ bài viết trên Facebook, Twitter, Linkedin, …
Schema – đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trên trang web
Schema mô tả một đoạn code html hoặc code khai báo Javascript được nhúng vào trang web của bạn với mục đích đánh đấu dữ liệu có cấu trúc. Việc gắn schema trong website giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trong việc phân loại và trả về một kết quả nhanh, chính xác hơn. Với schema sẽ giúp cho nội dung của bạn có ngữ cảnh hơn trong mắt người dùng.
Để kiểm tra loại hình schema mình đang sử dụng, liệu đã phù hợp với nội dung trên trang web hay chưa bạn sẽ tận dụng công cụ Screaming Frog.
Bước 1: Nhấp vào dữ liệu có cấu trúc như hình dưới đây:
Bước 2: Lựa chọn Bộ lọc > All > Contains Structured Data.
Bạn kiểm tra định dạng nào mà mình đang sử dụng trên trang web thì chọn vào nó, ví dụ là định dạng JSON-LD.
Bạn cũng có thể kiểm tra các dữ liệu có cấu trúc bị thiếu tại “Mising”.
Có thể bạn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ với kiểu kiểm tra này, tuy nhiên nó đảm bảo rằng dữ liệu có cấu trúc của bạn có đang hiển thị và lập chỉ mục đúng hướng hay không.
Lưu ý: Để tránh các sự cố trong việc triển khai Schema, bạn nên chỉ nên đánh dấu dữ liệu trên từng trang thay vì đánh dấu toàn bộ các trang của website.
Tỷ lệ CTR
CTR là tỷ lệ nhấp chuột giải thích số lượng người đã nhấp vào kết quả tìm kiếm trên tổng số những người thực sự đã xem nó. Với tỷ lệ CTR bạn sẽ đánh giá được nội dung mà mình thực thi đã mang lại hiệu quả, giá trị cho người dùng hay chưa. Tất nhiên ngoài việc làm nội dung tốt nó còn ảnh hưởng bởi những yếu tố liên quan khác như thiết kế website, tối ưu Onpage – Offpage.
Lary Kim của WordStream cũng cho biết những ví dụ nổi bật giúp bạn cải thiện CTR của mình.
Để kiểm tra bạn vào Google Search Console, chọn Hiệu suất => Trang => CTR trung bình.
Với báo cáo hiển thị ở cột bên phải cho các trang đang có tỷ lệ CTR thấp, bạn xuất dữ liệu này về Excel để đánh giá, phân tích tiếp lý do tại sao nó thấp.
Kết luận
Trên đây là bài viết đề cập 10 yếu tố nội dung cần kiểm tra trong quá trình SEO Adit mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn có giải pháp, định hướng phát triển tiếp theo cho mục tiêu kinh doanh của mình. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề nào hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn tài liệu tham khảo:
10 Website Content Factors You Must Check During an SEO Audit