Bạn đã từng nghe về Customer Journey hay còn gọi là hành trình của khách hàng? Trong đó, mỗi hành trình lại là 1 câu chuyện đòi hỏi bạn cần hiểu khách hàng của mình đang cần gì từ đó tối ưu nội dung chuẩn chỉnh hơn. Mục đích của việc làm này là khiến khách hàng tiếp tục trở lại vào lần tới.
Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan đến chi tiết về cách khách hàng của bạn hành động trên website để kết nối với thương hiệu của bạn
Customer Journey là gì?
Customer Journey — Hành trình của khách hàng là toàn bộ trải nghiệm mà khách hàng có được khi tương tác với thương hiệu. Trải nghiệm này dựa trên một lộ trình tương tác hoàn chỉnh từ lúc khách hàng khám phá thương hiệu đến thực hiện hành động mua hàng và hơn thế nữa. Nói đúng hơn đó là cảm nhận của khách hàng trước, trong và sau khi tương tác với thương hiệu.
Hành trình của khách hàng diễn ra dựa trên các sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp, chúng có thể được trưng bày ở cửa hàng hoặc ngay trên một trang web thương mại điện tử. Song song với đó là quá trình tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp bạn. Trường hợp khách hàng cảm thấy điều gì đó không thỏa mãn như sản phẩm/ dịch vụ, giao tiếp … khả năng cao họ sẽ tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn.
Như vậy, nếu chúng ta chủ động trong việc nghiên cứu hành trình của khách hàng sẽ phần nào xác định những điểm chạm mà khách hàng gặp phải từ đó tối ưu chúng tốt hơn nhằm truyền đạt chính xác thông điệp của mình. Hoặc chí ít bạn cũng có khả năng dự đoán cách khách hàng của bạn hành động như thế nào trong từng giai đoạn.
Tầm quan trọng của Customer Journey Map
Sử dụng Customer Journey Map (bản đồ hành trình khách hàng) để phân tích hành vi của người dùng giúp doanh nghiệp hiểu được cách khách hàng đang cần gì thuộc trong quy trình bán hàng của họ.
Cách tiếp cận này cung cấp 4 lợi ích chính:
- Cho phép bạn tối ưu hóa quy trình bán hàng và giới thiệu khách hàng.
- Đo điểm chuẩn trải nghiệm khách hàng mà khách hàng của bạn mong muốn so với những gì ở thời điểm hiện tại họ có thể nhận được.
- Hiểu sự khác biệt trong tính cách người mua dịch chuyển từ khách hàng tiềm năng sang chuyển đổi thông qua kênh mua.
- Tạo một thứ tự hợp lý cho hành trình mua hàng của bạn.
Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất chỉ đơn giản là hiểu khách hàng của bạn nhiều hơn. Việc hiểu rõ mong muốn của họ, bạn càng dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh trải nghiệm khách hàng theo nhu cầu của họ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Customer Journey
Offline và Online
Là nhà tiếp thị kỹ thuật số, trọng tâm chúng ta luôn có xu hướng là chỉ quan tâm đến lưu lượng truy cập đến các trang web. Nhưng lại bỏ qua các kênh khác hoặc các hình thức tiếp thị ngoại tuyến, chúng ta đang bỏ lỡ quá nhiều dữ liệu có giá trị về thị trường của mình.
Đầu tiên, khách hàng hoàn toàn có thể bắt gặp một thương hiệu thông qua một bảng quảng cáo. Họ cũng hoàn toàn có thể đã nghe về nó từ một người bạn.
Những giai đoạn nhận thức ban đầu này sẽ ảnh hưởng đến cách thương hiệu được nhìn nhận. Đổi lại, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm không phải trả tiền sau này.
Các tương tác offline bao gồm từ việc nghe về thương hiệu đến việc mua một mặt hàng trong cửa hàng thực. Những khoảnh khắc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng người dùng tìm kiếm thương hiệu hoặc dịch vụ đó trong tương lai.
Thời gian
Hành trình của khách hàng có thể không tuyến tính hoặc nhanh chóng. Hãy nghĩ về lần đầu tiên bạn nghe nói về một thương hiệu ô tô.
Bạn có thể đã từng là một đứa trẻ khi lần đầu tiên bắt gặp thương hiệu xe đó. Bấy giờ hình ảnh này có thể sẽ chỉ nằm trong tầm ngắm của bạn với tư cách là một thương hiệu xe.
Sau bao nhiêu năm bạn nhìn thấy quảng cáo, là hành khách trên chiếc xe cùng thương hiệu và đi ngang qua chiếc xe của hãng đó trong bãi đậu xe trước khi bạn trở thành khách hàng của thương hiệu này?
Trong khoảng thời gian đó:
- Bạn đã thấy bao nhiêu thông báo thu hồi sản phẩm cho thương hiệu đó?
- Nhìn thấy một trong những mẫu xe của thương hiệu đã bị hỏng?
- Bạn có biết về thông tin của những vụ bê bối khí thải mà họ đã dính đến không?
Mỗi khi bạn đã nghe nói về hoặc trải nghiệm thương hiệu đó sẽ góp phần vào nhận thức chung của bạn về các mẫu xe của họ. Mỗi hành trình của khách hàng đều khác nhau, nó là một tập hợp các trải nghiệm đưa người tiêu dùng đến gần hơn hoặc xa hơn với việc mua hàng.
Ảnh hưởng từ bên thứ ba
Đương nhiên nhận thức về một thương hiệu sẽ không chỉ bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba.
Nhưng là một marketer, chúng ta cần phải chấp nhận rằng không thể hoàn toàn kiểm soát các thông điệp được truyền đi xung quanh thương hiệu của mình. Do đó, sẽ có những nhận xét và nhận thức tiêu cực hình thành mà chúng ta cần phải chú ý, nhưng không phải lúc nào cũng nhận thức được.
Các công cụ tìm kiếm đã thay đổi Customer Journey như thế nào?
Công cụ tìm kiếm đã thay đổi đáng kể hành trình của khách hàng. Đúng vậy, công cụ tìm kiếm giúp khách hàng tìm thấy bạn dễ dàng hơn, nhưng nó hơi giống con dao hai lưỡi vì chúng cũng giúp khách hàng tìm thấy đối thủ cạnh tranh của bạn dễ dàng hơn. Người tìm kiếm cũng có thể bị áp đảo thông tin và bị mắc kẹt trong tình trạng phân tích, so sánh.
Trở thành khách hàng trực tuyến ngày nay có thể giống như đi bộ đường dài trong rừng mà không có bản đồ đường mòn, đến giao lộ của những con đường mòn dẫn theo các hướng khác nhau và không có bản đồ nào cho bạn biết con đường tốt nhất để đi. Là một nhà tiếp thị kỹ thuật số, nhiệm vụ của bạn là dẫn dắt khách hàng đến với giải pháp họ cần. Nhưng làm thế nào để bạn xác định vị trí những người dùng đó ở giữa một rừng thông tin trực tuyến và chỉ đường cho họ về nhà – đến với sản phẩm của bạn?
Sơ lược về các giai đoạn phát triển Customer Journey trong SEO
SEO là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc các khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại có thể nhìn nhận thương hiệu của bạn như thế nào. Hình ảnh bên dưới là một hành trình trải nghiệm của một khách hàng điển hình.
Người tiêu dùng biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, xem xét các lựa chọn của họ và cuối cùng là mua hàng.
Các giai đoạn khác nhau sẽ tạo nên hành trình hoàn chỉnh của khách hàng. Ba bước này thường tạo nên hầu hết các hành trình: Nhận thức, Cân nhắc và Chuyển đổi. Các giai đoạn này phù hợp nhất cho việc mua hàng ngoại tuyến.
Nhận thức
Là giai đoạn khi người dùng biết đến sản phẩm, công ty, thương hiệu qua những vấn đề mà họ đang gặp phải. Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau như:
- Họ biết đến bạn qua các bài viết trên những trang báo như vietnamnet, dantri,…
- Họ nghe qua trên radio về thương hiệu của bạn.
- Qua các bài quảng cáo trên mạng xã hội.
- Họ biết đến thương hiệu của bạn khi vô tình tìm được website khi đang tìm kiếm giải pháp cho bản thân.
- Qua các quảng cáo trên youtube.
Cân nhắc mua
Giai đoạn các thương hiệu tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ cũng là là thời điểm khách hàng bắt đầu cân nhắc và tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho những lần mua hàng trước đây. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cố gắng thuyết phục người mua tiềm năng đưa mình vào danh sách các tùy chọn ưu tiên.
Đây là một báo cáo nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn xác định cách giao tiếp với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
Chuyển đổi
Giai đoạn này doanh nghiệp nhắc nhở khách truy cập thực hiện một hành động cụ thể. Bằng cách sử dụng các lời kêu gọi hành động (CTA) trên trang, bạn khuyến khích khách hàng mua hàng, hành động đăng ký danh sách gửi thư hoặc đăng ký dịch vụ.
Lưu ý
Mỗi bước trong hành trình này sẽ đều được liên kết với một ý định tìm kiếm riêng.
Ví dụ 1:
Nếu ai đó muốn tìm cách giảm lượng khí thải carbon. Họ có thể bắt đầu với việc tìm kiếm với truy vấn “cách giảm lượng khí thải carbon” và họ tìm thấy sản phẩm của bạn phù hợp với vấn đề họ gặp phải. Tiếp tục họ tìm kiếm thêm các thông tin liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn.
Vậy khí này truy vấn tìm kiếm “cách giảm lượng khí thải carbon” nên được xếp vào giai đoạn nào trong 3 giai đoạn trên?
Câu trả lời là giai đoạn 1 “nhận thức và tìm hiểu”. Bởi lúc này khách hàng họ chưa biết cách giải quyết vấn đề của mình và họ tìm thấy sản phẩm của bạn. Tiếp theo, họ bắt đầu tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn như xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, thương hiệu của nước nào,…
Ví dụ 2:
Một trang web bán thực phẩm thuần chay. Tại thời điểm này, người tiêu dùng đã biết đến thực phẩm thuần chay như một câu trả lời khả dĩ cho thắc mắc ban đầu của họ. —> Giai đoạn nhận thức
Họ quan tâm đến ý tưởng thay thế một số thực phẩm thông thường của họ bằng các sản phẩm thuần chay. Khi đó các truy vấn tìm kiếm tiếp theo của họ có thể sẽ là “thực phẩm thuần chay có tốt cho môi trường không?” —> Giai đoạn quan tâm.
Họ có thể bắt đầu coi các sản phẩm thuần chay như một lựa chọn mua hàng khả thi. Các tìm kiếm của khách hàng lúc này có thể như là “thực phẩm thuần chay lành mạnh” hoặc “công thức nấu món chay”. —> Giai đoạn cân nhắc.
Khi họ quyết định muốn mua một số thực phẩm thuần chay để thử, họ có thể bắt đầu so sánh các sản phẩm. —> Giai đoạn có ý định mua.
“Xúc xích chay rẻ nhất” hoặc “mua pho mát chay ở đâu” là những tìm kiếm họ tiến hành tiếp theo. —> Giai đoạn đánh giá.
Thời điểm họ quyết định đặt mua các sản phẩm thuần chay là một hành trình dài tìm kiếm và tương tác với các thương hiệu. —> Giai đoạn quyết định mua hàng.
Ảnh hưởng của SEO trong từng giai đoạn Customer Journey
Trước khi chuyển đổi
SEO rất quan trọng đối với hành trình của người tiêu dùng trước khi quá trình bán hàng hoặc chuyển đổi diễn ra. Khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ trên công cụ tìm kiếm, các kết quả không phải trả tiền thường là những điểm tiếp xúc ban đầu với một thương hiệu trực tuyến.
Khi một cá nhân đang tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề, cách thức lựa chọn công cụ tìm kiếm cũng rất đa dạng, có thể là Google Search, Youtube Search,…
Tìm kiếm không nhấp chuột
Những tìm kiếm này có thể không dẫn đến một nhấp chuột. Các kết quả cho tìm kiếm này thường là các đoạn trích nổi bật có thể cung cấp tất cả thông tin mà người tìm kiếm cần ở giai đoạn này.
Tìm kiếm Khám phá
Trước khi người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ giống như thương hiệu của bạn, họ có thể đã biết đến bạn theo một cách nào đó.
Điều này có thể dẫn đến các tìm kiếm khám phá.
Ví dụ: Tôi đã từng nghe về các mẫu xe ô tô của Dongfeng được giới thiệu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trước đó tôi chưa hề biết đến thương hiệu “Dongfeng” này là ai.
Ngay lập tức một cuộc tìm kiếm nhanh chóng về thông tin của thương hiệu Dongfeng và quảng cáo của họ được tôi thực hiện trên Google.
Bạn có thấy hành động này quen thuộc không?
Tôi có thể khảng định với bạn rằng không chỉ tôi mà có thể là bất kỳ ai, khi nhìn thấy điều gì đó trên mạng xã hội về quảng cáo về một sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu mà họ chưa từng biết tới như “Dongfeng”. Ngay lập tức hành động tìm kiếm thông tin được thực hiện trên Google (hoặc các công cụ tìm kiếm khác).
Khi đó hành động này vô tình khiến nhận thức của chúng ta về thương hiệu xe Dongfeng thông qua các kết quả tìm kiếm không phải trả tiền trở nên rõ ràng hơn.
Tìm kiếm xác minh
Người tìm kiếm cũng có thể đã nghe tin đồn về thương hiệu của bạn và tìm kiếm để xác minh xem điều đó có đúng không.
Ví dụ: Một tìm kiếm nhanh cho truy vấn “Nestle có tốt không”, sẽ cho ra các trang kết quả như này.
Ta có thể thấy với truy vấn này trang web của Nestle không hề nằm trên trang đầu tiên ngoài các bài review về sản phẩm của Nestle mà tôi thấy trên SERPs.
Điều này khiến người tiêu dùng có thể tiếp xúc với những thông điệp không có lợi về thương hiệu không có lợi cho bạn. Điểm tiếp xúc ban đầu này có thể có tác động tai hại đến hành trình tiêu dùng của họ với thương hiệu của bạn.
Là một nhà tiếp thị, chúng ta cần phải đề phòng mọi ý kiến tiêu cực tồn tại trên internet về thương hiệu của mình và đảm bảo rằng chúng ta là người trả lời cho các tìm kiếm xác minh đó.
Cách dễ nhất để ngăn chặn các trạng thái tiêu cực trên mạng là giải quyết các vấn đề đã gây ra.
Các bài báo chí tiêu cực, các cuộc thảo luận trên diễn đàn chỉ trích sản phẩm của bạn và danh sách Google My business với các bài đánh giá 1 sao cần phải được giải quyết và không được che dấu.
Trong quá trình chuyển đổi
SEO sẽ tác động và bị ảnh hưởng trong hành trình chuyển đổi của người tiêu dùng.
Giai đoạn cân nhắc
Ở giai đoạn cân nhắc, điều quan trọng là nội dung trên trang web của bạn phải giải quyết được các mối quan tâm hoặc vướng mắc chuyển đổi mà người mua của bạn có thể có.
Ví dụ: Những tìm kiếm phổ biến như “chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe không” thì với tư cách là nhà cung cấp thực phẩm thuần chay, đây là điều cần được giải quyết trên trang web của bạn.
Nó không chỉ giúp ích trong việc cải thiện thứ hạng cho các tìm kiếm không phải trả tiền mà còn có thể góp phần giúp chuyển đổi cho một số kênh khác.
Giai đoạn so sánh
Người tiêu dùng có thể đang so sánh sản phẩm của bạn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trước khi mua.
Nội dung trên trang web đề cập đến lợi ích, giá cả và hỗ trợ khách hàng từ thương hiệu có thể giúp bạn trả lời cho các tìm kiếm so sánh đó.
Đối với tìm kiếm ở giai đoạn cân nhắc, nội dung bạn tạo để trả lời các tìm kiếm “[thương hiệu X] so với [thương hiệu Y]” có thể giúp chuyển đổi lưu lượng truy cập từ các kênh khác.
Sau khi chuyển đổi
SEO không chỉ tác động đến hành trình của người tiêu dùng đến điểm bán mà còn có thể giúp giữ khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.
Hỗ trợ sau bán hàng
Sau khi một sản phẩm đã được mua, có thể sẽ còn những câu hỏi tiếp theo mà người tiêu dùng đặt ra.
Ví dụ: “Làm sao để thiết lập máy in [brand] của tôi”, “làm cách nào để thay hộp mực trong máy in [brand] của tôi?” và “tôi có thể mua hộp mực thay thế cho máy in [brand] của mình ở đâu?” với bất kỳ ai đã mang theo máy in thì có vẻ những tìm kiếm kiểu này sẽ khác quen thuộc.
SEO sẽ là điểm tiếp xúc chung cho những người tiêu dùng đang tìm kiếm sự hỗ trợ theo dõi từ thương hiệu của họ. Chúng ta không thể luôn nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ đến thẳng trang web của thương hiệu của chúng ta để tìm những câu trả lời này được.
Tác động đến người tiêu dùng trong tương lai
Tất cả chúng ta đều biết đánh giá quan trọng như thế nào đối với chuyển đổi. Một trong những nơi chính để người dùng đánh giá về thương hiệu là trên Google Doanh nghiệp của tôi.
Như Google đã nói, các bài đánh giá trên Google My Business không chỉ có khả năng ảnh hưởng đến thứ hạng của nó , mà còn ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng trong tương lai cảm nhận về thương hiệu của bạn.
Một khách hàng không hài lòng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong tương lai bằng cách để lại những đánh giá tiêu cực.
Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng các bài đánh giá trên thuộc tính Google Doanh nghiệp của tôi (và các nơi khác) có thể mang lại cho thương hiệu của bạn cơ hội sửa chữa những hiểu lầm và cho khách hàng thấy nỗ lực của bạn để khắc phục sự cố.
Điều này có thể biến trải nghiệm tiêu cực của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn thành tích cực.
Làm thế nào để sử dụng SEO trong Customer Journey?
SEO có thể mang lại hiệu quả cao trong việc làm cho hành trình của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn trở lên suôn sẻ và tích cực hơn.
Kết hợp với các bộ phận khác
Điều quan trọng là không cô lập SEO hoặc marketing online với phần còn lại của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là các nhóm UX, CRO và SEO cần phải cùng làm việc với nhau.
Bằng cách này, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin họ muốn tìm trên trang web và chuyển sang chuyển đổi một cách dễ dàng.
Điều chỉnh SEO với các kênh tiếp thị khác
Đảm bảo rằng bạn biết về các chiến dịch sắp tới có thể ảnh hưởng đến những gì người dùng tìm kiếm liên quan đến thương hiệu của bạn.
Sử dụng dữ liệu theo dõi của bạn
Các phần mềm như Google Analytics, cho phép bạn xác định cách khách truy cập từ các kênh khác nhau đang tương tác với nội dung trang web của bạn.
Việc sử dụng các báo cáo “chuyển đổi” của Google Analytics cho phép bạn xác định những điểm tiếp xúc nào đang đóng góp nhiều nhất vào các chuyển đổi trên trang web của bạn.
Dữ liệu này là vô giá trong việc hiểu rõ hành trình của người tiêu dùng trên trang web của bạn đang bị ảnh hưởng như thế nào bởi SEO.
Hiểu được các điểm tiếp xúc trước đó có thể giúp bạn điều chỉnh nội dung trên trang web của mình để theo dõi hiệu quả hơn từ lần tương tác ban đầu với trang web.
Dành thời gian để trò chuyện với mọi người
Biết được mọi người của bạn đang nói về điều gì có thể giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo rằng bạn sẽ cung cấp nội dung phù hợp ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình tiêu dùng của họ.
Ví dụ: tìm kiếm trên một group trong ngành có thể cung cấp cho bạn sự hiểu biết về những gì người tiêu dùng quan tâm và những thông tin họ sẽ phản hồi tốt.
Sử dụng điều đó trong nghiên cứu từ khóa dài hạn của bạn để đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu của bạn.
Nếu bạn nhận thấy rằng có tâm lý tiêu cực ngày càng tăng về thương hiệu của bạn trong cộng đồng này thì điều đó cũng cho bạn cơ hội để giải quyết các vấn đề trước khi chúng kết thúc bằng các đánh giá tiêu cực trên danh sách Google My busines hoặc trên các trang web đánh giá là đối thủ cạnh tranh trong SERPs cho cụm từ tìm kiếm thương hiệu của bạn.
Tìm kiếm nội bộ trên website
Các tìm kiếm được thực hiện trên trang web của bạn là một mỏ vàng thông tin về những gì người dùng quan tâm.
JP Sherman của Red Hat đã có một bài nói chuyện tại Search Y Paris vào tháng 2 năm 2020 về việc sử dụng tìm kiếm trang web hiệu quả hơn để hiểu ý định của người tiêu dùng của bạn.
Điểm tiếp xúc này trong hành trình của người tiêu dùng có thể là một điểm sáng hoặc đột phá cho họ tùy thuộc vào việc tìm kiếm trang web của bạn trả lại những gì đang được tìm kiếm tốt như thế nào.
Các phương pháp tương tự cũng giúp làm SEO hiệu quả trên Google và Bing có thể được sử dụng trong chức năng tìm kiếm nội bộ của trang web của bạn để cải thiện khả năng khám phá nội dung của người dùng.
Nhìn vào những gì người dùng đang tìm kiếm trên trang web của bạn cũng có thể đưa ra manh mối về những thông tin họ muốn tìm nhưng hiện tại không có trên website.
Trong trường hợp đó, hãy xem xét việc tạo ra nó. Hoặc cũng có thể nó đã bị chôn sâu đến nỗi người dùng không thể tìm thấy nó từ hệ thống định vị của trang web.
SEO chỉ là một phần trong Customer Journey
Hành trình của người dùng thường chứa đựng hầu hết mọi thứ bạn làm với tư cách là một công ty. Họ thường bắt đầu hành trình của họ bằng cách nhập một truy vấn vào thanh tìm kiếm. Và SEO đóng một vai trò quan trọng để cung cấp cho họ các nội dung phù hợp.
Tuy nhiên, điểm cốt lõi là sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp phải thực sự giải quyết được nỗi đau của khách hàng. Và trang web phải chứa đầy đủ các thông tin liên quan, đáng tin cậy được thiết kế chỉn chu về mặt kỹ thuật. Nhờ đó mà trải nghiệm của người dùng mới đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, bạn cũng phải nhận thức được rằng khách hàng tiềm năng không chỉ tìm kiếm thông tin qua online mà nó còn cả qua offline. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo quy trình bán hàng của công ty phải được chăm sóc tốt, cũng như đặt ra một số câu hỏi liên quan như: Bạn có đang chạy quảng cáo ở bất cứ đâu không? Tài trợ cho các sự kiện? Tổ chức sự kiện của riêng bạn? Hãy suy nghĩ về những cách để thu hút sự chú ý của người dùng mà không cần phải sử dụng đến internet. Nhiều người sẽ muốn hình dung tốt về bạn như thế nào, bạn làm gì và bạn có xứng đáng với số tiền của họ bỏ ra hay không, có thể nói như vậy.
Kết luận
Bài viết này cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về việc sử dụng Customer Journey cho SEO. Hành trình của người dùng giúp bạn hiểu về cách người dùng hành xử và họ giúp bạn sản xuất những nội dung có liên quan để trả lời cho các câu hỏi và chuyển đổi.
Customer Journey là các điểm tiếp xúc liên tiếp giữa khách hàng và thương hiệu của bạn. Trong suốt hành trình này, SEO đóng một vai trò quan trọng.
Nó không chỉ có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn mà còn có thể có lợi khi hiểu được những điểm tiếp xúc khác mà họ sẽ gặp phải.
Suy nghĩ về cách người dùng hành xử và thậm chí có thể nói chuyện với một vài người trong số họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết tuyệt vời để có thể phát triển doanh nghiệp của bạn.
Đừng quên rằng SEO chỉ có thể thành công nếu mọi phần trong trải nghiệm của người dùng với thương hiệu của bạn là một phần tích cực.
Các tài liệu được sử dụng trong bài:
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả