Keyword Difficulty là yếu tố cần thiết mà người làm SEO phải xem xét, trước khi lựa chọn từ khóa tốt nhất cho việc tối ưu công cụ tìm kiếm. Nó tác động trực tiếp tới lưu lượng truy cập của người dùng nhằm mang đến lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định chính xác độ khó của từ khóa sẽ giúp bạn thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng hiệu quả hơn. Cùng VietMoz tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây:
Keyword Difficulty là gì?
Keyword Difficulty là độ khó của từ khóa, liên quan đến quá trình đánh giá độ khó của việc xếp hạng cho một từ khóa cụ thể không phải trả tiền trong kết quả tìm kiếm.
Độ khó của từ khóa là một trong những yếu tố mà người làm SEO thường xuyên phải đánh giá, xem xét để có thể nghiên cứu bộ từ khóa phù hợp. Ngoài ra, chúng còn dựa trên một số yếu tố cơ bản như chất lượng nội dung, tính thẩm quyền của trang,…
Tại sao Keyword difficulty lại quan trọng?
Keyword difficulty là yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khóa, nó giúp người làm SEO chọn lọc được từ khóa phù hợp nhất cho trang web. Đặc biệt, độ khó từ khóa còn giúp chúng ta có chiến lược SEO dài hạn hơn. Cụ thể, với những trang web mới xây dựng thì nên chọn từ khóa có độ khó thấp, ít cạnh tranh hơn so với đối thủ, khả năng lên top mới nhanh được. Ngược lại, với những trang web đã được xây dựng từ lâu, có lượng traffic ổn định, cũng như được đánh giá cao trong mắt Google thì có thể chọn những từ khóa có độ khó vừa phải hoặc cao.
Lưu ý: Dù chọn từ khóa nào để tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm thì bạn cũng phải đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.
Những yếu tố xác định độ khó của từ khóa
Để xác định đâu là keyword difficulty bạn cần biết nó được tạo nên bởi những yếu tố nào, cụ thể:
Website Domain Authority
Nếu bạn chưa biết thì Website Domain Authority (Cơ quan quản lý miền trang web) có tác động rất lớn tới thứ hạng tìm kiếm hiển thị trên SERPs.
Ví dụ: Giả sử bạn sở hữu một trang web với DA cao thì khả năng các từ khóa có độ khó cao của bạn sẽ được xếp hạng ở vị trí tốt hơn.
Ngược lại, nếu DA của bạn càng thấp thì việc sử dụng các từ khóa có độ khó cao khó lòng giúp bạn đạt được thứ hạng như mong muốn.
Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu một trang web hoàn toàn mới thì nên tập trung nguồn lực của mình nhắm đến các từ khóa có độ khó thấp. Khi đó, DA sẽ được cải thiện theo thời gian, đến một thời điểm thích hợp bạn mới nhắm tới các keyword difficulty có độ khó cao hơn.
Ý định tìm kiếm của người dùng
Ý định tìm kiếm của người dùng quyết định từ khóa mà bạn đang muốn nhắm đến có thực sự mang về cho bạn những đối tượng khách hàng tiềm năng hay không. Đó là lý do khi chọn một từ khóa nhất định, bạn cần phải tự mình đặt ra câu hỏi: “Tại sao khách hàng của bạn lại tìm kiếm bằng từ khóa đó mà không phải là một từ khóa khác?”.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng đến những từ khóa tiềm năng mà bạn đang muốn thúc đẩy người dùng thực hiện. Tất nhiên, để làm được điều này bạn sẽ phải sử dụng nhiều kênh tiếp thị tác động thêm vào.
Chất lượng Nội dung
Chất lượng nội dung là vấn đề muôn thuở, có thể so sánh nó một cách ví von như các mạch nước chảy xuyên suốt toàn bộ website. Việc sở hữu những nội dung chất lượng có giá trị sẽ giúp Google đánh giá cao về bạn. Và không có gì là ngạc nhiên, khi nói rằng chất lượng nội dung cũng là yếu tố đánh giá độ khó của từ khóa.
Tuy nhiên bạn không nên hiểu nhầm rằng chất lượng nội dung chỉ toàn chữ, mà nó còn bao hàm cả video, hình ảnh, hình thức, mức độ liên quan và các liên kết uy tín mà bạn trỏ đến.
Sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh
Tại sao lại nói như vậy, vì nếu đối thủ cạnh tranh của bạn càng mạnh thì việc sử dụng các từ khóa có độ khó cao thực sự là một lựa chọn thiếu khôn ngoan. Giống như việc bạn là một người thường phát biểu về chuyên môn lĩnh vực của mình thì có bao nhiêu người nghe, ngược lại nếu là một người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, nổi tiếng thì việc họ phát biểu lại trở nên giá trị, và được nhiều người chú ý hơn. Tương tự, website cũng như vậy, đó là lý do tại sao bạn cần đánh giá lựa chọn từ khóa có độ khó phù hợp với năng lực hiện có của mình.
Hướng dẫn kiểm tra Keyword Difficulty bằng Ahrefs
Trước khi kiểm tra keyword difficulty bằng Ahrefs bạn cần nắm được chỉ số thang đo độ khó của từ khóa. Cụ thể, keyword difficulty trên công cụ ahrefs có thang điểm từ 0 đến 100, thang điểm càng cao thì độ khó càng cao.
Độ khó của từ khóa được Ahrefs phân tích dựa trên kết quả tìm kiếm cho một từ khóa nhất định, và xem xét số lượng referring domains (tên miền giới thiệu) mà 10 trang xếp hạng hàng đầu có. Như vậy, càng có nhiều tên miền giới thiệu trên các trang xếp hạng hàng đầu thì độ khó của từ khóa càng cao.
Dưới đây là các bước để bạn đánh giá độ khó của một từ khóa nhất định bằng ahrefs.
Đầu tiên, bạn truy cập vào Ahrefs chọn Keywords Explorer => điền từ khóa mà bạn cần kiểm tra, chọn Việt Nam => công cụ sẽ truy xuất mức độ khó hay dễ của từ khóa đó.
Ví dụ tôi sẽ kiểm tra từ khóa “seo là gì” sẽ được kết quả như hình dưới đây:
Bạn có thể thấy từ khóa “seo là gì” là một từ khóa có độ khó cao, theo như gợi ý của Ahrefs thì bạn sẽ cần backlink ít nhất là 71 website để có thể đứng vị trí top 10 cho từ khóa này.
Và đây là kết quả hiện tại những trang web được xếp hạng ở trang đầu tiên cho từ khóa “seo là gì”:
Tuy nhiên, keyword difficulty không nên là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ khóa của bạn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nó như một bộ lọc để xem xét liệu thời điểm nào thì phù hợp để thực hiện tối ưu từ khóa đó trên website của mình.
3 công cụ kiểm tra độ khó từ khóa tốt nhất 2022
Như vậy, chúng ta đều hiểu rằng việc phân tích độ khó của từ khóa là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu từ khóa. Để đáp ứng được nhu cầu này, chúng tôi sẽ đề cập đến bạn 3 công cụ kiểm tra keyword difficulty thông dụng nhất hiện nay:
SemRush
Đây là 1 trong những công cụ được các nhà tiếp thị lựa chọn hàng đầu do nền tảng này tuân theo quy trình mở rộng, hỗ trợ việc xác định độ khó của từ khóa hiệu quả. Theo những nguồn thông tin nước ngoài mà tôi tham khảo được, thì SemRush sử dụng ít nhất 17 tham số khác nhau để đánh giá một keyword difficulty. Đây quả thực là một nền tảng hữu ích mà bạn có thể tham khảo và sử dụng trong việc nghiên cứu bộ từ khóa cho website của mình.
Bạn cũng có thể xem video này để biết cách tận dụng độ khó từ khóa nhằm tìm ra những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp hơn:
Ahrefs
Ở phần trên của bài viết có đề cập cách kiểm tra keyword difficulty bằng công cụ Ahrefs, đó là lý do mà tôi tiếp tục giới thiệu nó trong mục này. Được biết cơ sở dữ liệu của Ahrefs cực lớn với 11,6 tỷ từ khóa ở 229 quốc gia trên thế giới, có thể thấy Ahrefs cũng cung cấp những chỉ số uy tín để đánh giá độ khó của một từ khóa.
Moz
Moz được ví như là người bạn tốt nhất của các nhà tiếp thị hiện nay. Trong đó, độ khó của từ khóa được đánh giá bằng cách phân tích điểm của page authority và domain authority đối với trang được xếp hạng đầu tiên cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tùy chọn sắp xếp các danh sách này để tập trung vào những yếu tố mà bạn cho là quan trọng nhất.
Một số mẹo hay khi sử dụng độ khó của từ khóa
Tạo một bức tranh tổng quan
Keyword difficulty chỉ nên là 1 trong những khía cạnh giúp bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn nên hướng đến các từ khóa có mức độ phổ biến và từ khóa có mức độ liên quan tới ngành lĩnh vực mà trang web mình đang hướng đến.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, nếu độ khó của từ khóa thấp nhưng lượng tìm kiếm lại không có, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập nào.
Phân tích kết quả SERP
Dù có nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong việc kiểm tra độ khó của một từ khóa, nhưng không vì thế mà bạn phụ thuộc vào nó hoàn toàn, cũng như chi phối bởi các kết quả mà các công cụ này đưa ra. Thay vào đó, bạn có thể kiểm tra từ khóa ngay trên công cụ tìm kiếm của Google để biết được những trang nào đang được xếp hạng trong trang nhất với từ khóa đó.
Tuy nhiên, hầu hết những người mới chập chững làm SEO thì khó mà có cách đánh giá khách quan rằng website mình có lên top được từ khóa đó hay không.
Không sợ khó
Chúng ta đều hiểu rằng việc tối ưu công cụ tìm kiếm là một trong những chiến lược kinh doanh dài hạn, không thể ngày một ngày 2 là đã có thể thành công được. Vì vậy, bạn không nên đặt nặng về các chỉ số báo cáo độ khó của một từ khóa nhất định. Thực tế, nó giúp bạn biết cách để làm gì để biến trang mình trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh trong tương lai.
Dưới đây là một số yếu tố hỗ trợ cải thiện thứ hạng cho một từ khóa có độ khó cao:
- Tạo nội dung nổi bật: Bạn có thể được xếp hạng cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác bằng nội dung chất lượng, có tính chuyên môn cao, diễn đạt mang tính chiều sâu thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng.
- Mức độ liên quan: Điều này được thể hiện thông qua việc xây dựng các liên nội bộ chất lượng, giúp bạn gia tăng thứ hạng các trang web có thẩm quyền khi chỉ hướng đến một chủ đề nhất định.
- Backlink chất lượng: Việc sở lượng backlink chất lượng tới một trang cụ thể sẽ giúp bạn xếp hạng cho trang đó, kể cả khi điểm xếp hạng domain authority của bạn chưa cao.
Kết luận
Trên đây là nội dung cung cấp đến bạn khái niệm, vai trò cũng như cách kiểm tra Keyword Difficulty phục vụ cho quá trình nghiên cứu từ khóa. Như vậy, từ khóa sẽ không có giá trị cao nếu không đáp ứng được 3 yếu tố sau: lượng người tìm kiếm, ý định tìm kiếm và độ khó của từ khóa.
Nguồn: www.vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả