Đôi khi, bạn phải tìm kiếm và bỏ ra thời gian rất nhiều để tìm thấy một thông tin nào đó trên Internet. Có thể đó là một dịch vụ cụ thể mà bạn đang cần, một công việc kinh doanh hay đơn giản là một món quà dành cho bố mẹ. Dù nó có là gì đi chăng nữa, vẫn cần phải có một liên kết đến nó để bạn có thể tìm thấy được.
Internet hoạt động dựa trên logic đơn giản đó —những thứ được kết nối với nhau trong một mạng lưới toàn cầu. Để truy cập vào một trang web, tại một thời điểm nào đó, đã tồn tại một liên kết trỏ tới trang mà bạn đang muốn điều hướng đến.
Hãy coi công cụ tìm kiếm giống như một phần của phương trình. Bạn có thể nhập một đến hai từ khóa và tìm trang đích có liên quan tới trang bạn đang tìm kiếm. Hoặc bạn có thể nhận được liên kết trực tiếp từ nguồn bên ngoài, chẳng hạn như từ một email của một người bạn. Liên kết chính là những gì cho phép những dự án SEO đạt được điểm kỹ thuật của mình.
Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra khi có một trang bạn cần truy cập nhưng không có bất kỳ liên kết nào đến trang đó? Điều gì xảy ra với một trang web có các loại trang này và nó ảnh hưởng đến kết quả SEO như thế nào? Hãy bắt đầu với tên gọi của những trang này: Orphan Page — trang mồ côi. Giờ đây, hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của Orphan Pages là gì và tại sao các trang này lại quan trọng đối với chiến lược nội dung và SEO của bạn.
Orphan Pages là gì?
Orphan Pages (hay trang mồ côi) là các trang của một trang web không có liên kết nào được trỏ tới nó. Theo cách này, Orphan Pages hoàn toàn bị cô lập, nghĩa là cách duy nhất mà ai đó có thể truy cập trang này là nhập liên kết trực tiếp.
Trong nhiều trường hợp, không có kết quả của công cụ tìm kiếm vì trình thu thập thông tin tìm kiếm di chuyển các web thông qua các liên kết để biên soạn chỉ mục về giao diện trên mỗi trang web.
Nếu như không có liên kết từ các trang web khác của bạn đến một trang nhất định, trang đó sẽ không có kết nối với “thế giới bên ngoài”. Khi mọi người đang duyệt trang web của bạn, họ sẽ không có cách nào để có thể truy cập trang đó. Do vậy, cái tên Orphan (mồ côi) xuất hiện là vì các trang này bị ẩn và không có bất kỳ liên kết nào quay lại với trang chính.
Đặc điểm chung của Orphan Pages
Dưới đây là một số đặc điểm chung giúp bạn hiểu và tìm thấy Orphan Pages —trang mồ côi trên trang web của mình.
Orphan Pages không có liên kết trỏ đến
Đây là đặc điểm dễ dàng xác định nhất của một trang mồ côi. Nếu trang của bạn thậm chí có một liên kết gửi đến, cho dù đó là từ trang chủ hay trên một bài đăng blog cũ thì trang của bạn không phải là một trang mồ côi. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn có các trang trên trang web chỉ có một liên kết trỏ đến chúng, bạn có thể cân nhắc việc tăng cường liên kết nội bộ của mình và thêm một số liên kết khác.
Orphan Pages là một trang trực tiếp
Sandbox, test page và những thứ tương tự có thể được đặc trưng bởi một số đặc điểm của Orphan Pages, tuy nhiên điểm khác biệt chính là Orphan Pages thực sự là trang có giá trị cho người dùng và đang hoạt động, chỉ là không thể truy cập được.
Mặc dù nó có trạng thái máy chủ 200, nhưng việc người dùng không có cách nào để điều hướng đến nó là một phần của vấn đề ở Orphan Pages.
Một trang có thể là Orphan Pages ngay cả khi nó được lập chỉ mục hoặc một công cụ cho biết nó không phải vậy
Đây là đặc điểm khó xác minh nhất vì nó đòi hỏi một số nỗ lực kiểm tra nhất định. Mặc dù một số trang được tìm thấy và phân loại là Orphan Pages hóa ra chỉ như vậy, một số trang có thể được phân loại theo cách này do phương pháp không chính xác của một số công cụ.
Điều này có thể xảy ra đặc biệt khi một số công cụ theo dõi như Google Analytics (GA) hay Google Search Console (GSC) bỏ qua một số chỉ số nhất định cho thấy một trang thực sự có liên kết đến.
Quảng cáo Google mà không có tham số URL cụ thể có thể là một phần nguyên nhân gây ra điều này.
Orphan Pages và liên kết bị thiếu
Liên kết nội bộ là chìa khóa dành cho bất kỳ trang web nào vì đây là một trong những cách chính mà người dùng điều hướng trang web của bạn và tìm các trang có liên quan, nó giúp thu hút người đọc (thay vì thoát khỏi trang web và chuyển sang trang web khác) và hướng người dùng đến bước tiếp theo trong hành trình mua hàng của họ.
Cách mà liên kết nội bộ có thể ngăn chặn Orphan Pages
Với liên kết hiệu quả, bạn sẽ cải thiện được cơ hội cho mọi trang ở trên toàn bộ trang web của bạn đều có thể truy cập được (và do đó, giảm khả năng xảy ra các trường hợp orphan pages).
Liên kết nội bộ cũng là một yếu tố quan trọng của một chiến lược SEO hiệu quả vì nó:
- Xác định cấu trúc và thứ bậc của trang web: Thông thường, các trang có thẩm quyền nhất trên trang web của bạn sẽ có nhiều liên kết nội bộ nhất.
- Phân bố quyền hạn của trang trên toàn bộ trang web: Liên kết nội bộ chuyển quyền hạn liên kết từ trang nguồn đến trang đích. Nếu trang nguồn (ví dụ đó là trang giải pháp) có độ tin cậy cao thì các liên kết nội bộ từ trang đó sẽ chuyển độ tin cậy đến trang đích (có thể đó là trang nội dung blog).
- Giúp bạn xếp hạng cho từ khóa: Anchor Text của liên kết nội bộ sẽ gửi tín hiệu đến công cụ tìm kiếm, giúp các công cụ biết rằng URL đích có liên quan về mặt chủ đề với các tìm kiếm văn bản liên kết đó.
- Giúp bạn phân biệt hai trang tương tự nhau về chủ đề.
Các phương pháp hay nhất về liên kết nội bộ để tất cả các trang đều có thể truy cập được
Có một số phương pháp hay nhất mà bạn có thể làm theo để đảm bảo chiến lược liên kết nội bộ của bạn được thiết lập thành công. Dưới đây là một số gợi ý:
- Tối ưu hóa Anchor Text cho mục tiêu từ khóa chính của bạn: Xác định từ khóa chính mà bạn muốn một trang nhất định được xếp hạng —một số trang sẽ có cùng một từ khóa chính. Sử dụng từ khóa đó hoặc một số biến thể của chúng trong anchor text để liên kết từ trang này đến trang mà bạn muốn xếp hạng. Điều này sẽ giúp trang không bị orphan pages, đồng thời giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trên trang theo ngữ cảnh.
- Liên kết sâu trong hệ thống phân cấp trang web của bạn: Đừng chỉ liên kết đến các trang điều hướng và cấp cao nhất vì những trang đó đã có rất nhiều liên kết nội bộ. Để liên kết nội bộ hiệu quả tới tất cả các phần trên trang web của bạn, hãy liên kết đến các trang sâu bên trong cấu trúc để mỗi trang đều được kết nối theo một cách nào đó và người dùng có thể truy cập được.
- Liên kết nội bộ phải đọc tự nhiên và không nên tối ưu hóa quá mức: Đừng thực hiện nhồi nhét từ khóa vào các cụm từ anchor text. Thay đổi anchor text khi có thể để bạn không sử dụng cùng một từ khóa ở mọi nơi và giữ nó cô đọng lại trong một vài từ.
- Liên kết tới nội dung phù hợp nhất: Nếu có một trang hoặc phần nội dung có liên quan trùng lặp về mặt chủ đề với ngữ cảnh nguồn, hãy liên kết tới trang đó.
- Sử dụng liên kết rel=follow: Theo dõi liên kết và đảm bảo rằng quyền hạn được truyền tải tự do trên các trang trong toàn bộ trang web của bạn. Liên kết “nofollow” lạc chỗ có thể ngăn trình thu thập thông tin truy cập vào trang và bất kỳ trang nào được liên kết trong đó, có khả năng dẫn đến một trường hợp orphan pages.
- Sử dụng số lượng liên kết nội bộ hợp lý trên mỗi trang: Không có bất kỳ quy định nào về số lượng liên kết nội bộ nhất định mà bạn nên có trên một trang nhất định. Vì vậy, hãy liên kết nội bộ một cách tự nhiên và sử dụng khả năng phán đoán tốt nhất của bạn. Một nguyên tắc nhỏ cần tuân theo là không có nhiều hơn một liên kết cho mỗi đoạn 100 từ.
- Sử dụng URL – HTML tĩnh: Các liên kết trong Java, JavaScript, Flash hoặc các plugin khác thường không thể truy cập được bởi trình thu thập thông tin, do đó không hiệu quả đối với SEO. Thay vào đó, hãy sử dụng liên kết tĩnh <a href>, sử dụng URL tuyệt đối hữu ích hơn URL tương đối.
Cách tìm Orphan Pages
Có một số nơi có thể xác định được Orphan Pages nhưng không cần thiết phải tìm kiếm.
Bạn đã bao giờ nhấp vào một liên kết và không tìm thấy liên kết đó dẫn đến trang “Không tìm thấy”? Điều này được cho là khá phổ biến và có thể chính là nguồn của các trang mồ côi. Tuy nhiên, những điều này sẽ được các công cụ tìm kiếm giải quyết giống như một thứ không được coi là trang mồ côi vĩnh viễn. Trong trường hợp này, bạn không cần thực hiện bất cứ thao tác gì cả vì vấn đề này sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng SEO tổng thể của bạn.
Sử dụng Google Analytics hoặc Google Search Console để tìm các trang mồ côi
Dù bạn có tin hay không tin, chúng ta vẫn có thể đo lường lưu lượng traffic đến một trang mồ côi (orphan pages), ngay cả khi nó không được các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu.
Một cách để thực hiện công việc này là chuyển sang Google Analytics để xác định tất cả các trang trên trang web của bạn đã ghi lại lượt xem trang. Nếu mã theo dõi Google Analytics đã được đặt trên toàn bộ trang web của bạn thì mọi thứ sẽ được theo dõi khi người dùng truy cập vào bất kỳ URL nào— orphan page hay không.
Các bước tìm orphan pages thông qua Google Analytics:
- Đi tới phần Hành vi > Nội dung Trang web > Tất cả các trang.
- Thay đổi phạm vi ngày để quay ngược thời gian xa nhất có thể, điều này sẽ hiển thị cho bạn tất cả URL đã từng được người dùng truy cập vào.
- Xuất ra toàn bộ danh sách URL.
- Tải danh sách này lên bất kỳ công cụ thu thập thông tin nào và chạy thu thập thông tin.
- Khi quá trình thu thập thông tin kết thúc, hãy tìm chế độ xem có thể hiển thị cho bạn tất cả các liên kết nội bộ trên toàn bộ trang web của bạn.
- Sau đó, để xác định trang nào là orphan page, hãy chạy lại quá trình thu thập thông tin mà không tích hợp Google Analytics. Nếu có một URL hiển thị trong quá trình xuất Google Analytics nhưng không có trong danh sách công cụ thu thập thông tin thì đó là orphan page.
Các bước tìm trang mồ côi qua Google Search Console:
- Đi tới Hiệu Suất > Trang.
- Đảm bảo rằng mục ‘Số lần hiển thị’ đã được bao gồm trong dữ liệu được trình bày.
- Thay đổi phạm vi ngày càng xa thời gian càng tốt, điều này sẽ hiển thị cho bạn tất cả các URL đã được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trong khung thời gian đó.
- Xuất toàn bộ danh sách URL.
- Tải danh sách lên bất kỳ công cụ thu thập thông tin nào và chạy thu thập thông tin.
- Khi quá trình thu thập thông tin kết thúc, hãy tìm chế độ xem có thể hiển thị cho bạn tất cả các liên kết nội bộ trên toàn bộ trang web của bạn.
- Sau đó, để xác định xem trang nào là trang mồ côi, hãy chạy lại quá trình thu thập thông tin mà không tích hợp Google Search Console. Nếu có một URL hiển thị trong danh sách Google Search Console nhưng không có trong danh sách công cụ thu thập thông tin thì đó là một trang mồ côi.
Cách khắc phục các trang mồ côi
Như vậy là các bạn đã biết cách tìm các orphan page mà bạn cần sửa. Nhưng trước khi mà bạn có thể khắc phục chúng, hãy cân nhắc về việc giải quyết vấn đề tại sao ngay từ đầu những trang này đã trở thành trang mồ côi —orphan pages để cho vấn đề này không xảy ra nữa.
Ví dụ: Nhóm content của bạn có quên rằng trang này vẫn tồn tại thay vì thiết lập chuyển hướng cho nó không? Thực hiện bước này ngay bây giờ để xác định và triển khai các nguyên tắc chuyển hướng cũng như liên kết nội bộ sẽ mang lại lợi ích gì cho bạn trong tương lai bằng cách giảm thiểu khả năng xảy ra các trường hợp trang bị mồ côi trong tương lai.
Hãy quay lại về những cách khắc phục cho những trang này.
Hồi sinh một trang mồ côi
Giải pháp này có thể nói là giải pháp khá dễ dàng. Khi bạn muốn tìm thấy và truy cập vào một trang mồ côi (orphan page), tất cả những gì mà bạn cần làm là tạo ra một liên kết nội bộ đến trang đó từ một trang khác trên trang web của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện điều này bằng một liên kết đến trang từ một trang web khác —backlinks. Tuy nhiên, các liên kết từ bên trong trang web của bạn sẽ là dễ dàng nhất và tốt hơn cho trình thu thập dữ liệu cũng như lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm. Điều thực sự quan trọng là bạn đang tạo ra cơ hội cho người dùng và trình thu thập dữ liệu tìm thấy trang đó.
Sửa lại trang mồ côi không cần thiết
Có nhiều cách để khắc phục sự cố trang mồ côi không mong muốn, nghĩa là bạn không muốn trang này tồn tại. Một lựa chọn là lưu trữ trang — Ở trong trường hợp này, trang và thông tin của nó vẫn có thể xem được nhưng nó không còn là một phần của trang web trực tiếp nữa.
Một phương pháp khác là thiết lập chuyển hướng URL đến một vị trí mới — lý tưởng nhất là một trang tương đương có liên quan hoặc thư mục chứa bài viết đó. Trình thu thập thông tin tìm kiếm và người dùng khi nhìn thấy trang sẽ được chuyển hướng đến một trang mà bạn muốn họ xem (và trình thu thập thông tin sẽ lập chỉ mục sao cho phù hợp).
Tác động từ các trang Orphan Pages đối với SEO
Lý do chính khiến cho các trang mồ côi — orphan pages cần được chỉnh sửa sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Nếu bạn quyết định rằng các trang mồ côi có giá trị thì nó cần phải có khả năng truy cập và sử dụng được. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng trang này không có bất cứ giá trị gì thì lý do sửa lỗi sẽ phức tạp hơn chút.
Các trang xấu làm ảnh hưởng đến SEO và khả năng xếp hạng của bạn
Nếu trong một trang không có bất kỳ liên kết nào trỏ tới nó, các công cụ tìm kiếm sẽ cho rằng nó không quan trọng. Hơn nữa, các trang không sử dụng được sẽ gây lãng phí cho không gian máy chủ và ngân sách thu thập dữ liệu trên mỗi trang web.
Công cụ tìm kiếm không thích việc một trang tồn tại trên một trang web mà không có liên quan tới bất kỳ trang nào khác. Trước đây, mọi người đã cố gắng ẩn các trang như thế này với người dùng (nhưng không phải đối với công cụ tìm kiếm) thông qua các chiến lược SEO Black Hat vi phạm các nguyên tắc tìm kiếm.
Lưu trữ, noindex hay redirect các trang mồ côi để đảm bảo chúng không gây ảnh hưởng đến thứ hạng của trang hay tình trạng liên kết trên trang.
Các trang orphan page hữu ích cũng gây ảnh hưởng đến SEO
Mặc dù các trang orphan page không mong muốn có tác động ảnh hưởng riêng đối với SEO, tuy nhiên các trang orphan page mà được cho là hữu ích cũng giống như vậy.
Các trang mồ côi không có liên kết đến sẽ gây ra sự nguy hiểm cho toàn bộ trang web. Tình trạng liên kết là một trong nhiều yếu tố được sử dụng để xếp hạng trang web và là nền tảng chính của SEO. Nếu không có công cụ tìm kiếm xác định mặt tối và mặt xấu của từng trang trên website thì hệ thống xếp hạng sẽ có rất ít giá trị. Khi ấy, sự liên quan của trang web sẽ không còn quan trọng nữa.
Một trang mồ côi có giá trị đối với người dùng cũng là cơ hội đã bị bỏ lỡ để đưa người dùng truy cập đến trang web của bạn. Bạn đang bỏ lỡ thứ hạng tiềm năng, lưu lượng truy cập và doanh thu chuyển đổi.
Tạm kết về orphan pages
Giờ đây, bạn đã nắm được thông tin chi tiết về trang mồ côi — orphan pages là gì, cách tìm chúng và quan trọng nhất — cách khắc phục chúng.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu với SEO? Tham gia khóa học SEO tiêu chuẩn của VietMoz ngay!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả