Ngày nay, SEO Audit được xem là 1 phần không thể thiếu trong quá trình tối ưu công cụ tìm kiếm. Nó giúp người làm SEO xác định được những vấn đề mà website của bạn đang gặp phải ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên.
Vậy SEO Audit là gì? Và tại sao chúng ta lại cần Audit website tổng thể theo quý, năm? Bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về công việc này nhằm gia tăng tổng thể thứ hạng từ khóa theo thời gian. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
SEO Audit là gì?
SEO Audit là quá trình phân tích mức độ hiện diện web của bạn thông qua các phương pháp hay nhất. Mục đích chính của SEO Audit là xác định các vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên.
SEO Audit giúp bạn khám phá các vấn đề sau:
- Kỹ thuật SEO
- Cấu trúc trang web
- SEO OnPage
- SEO Offpage
- Trải nghiệm người dùng
- Nội dung
- Thị trường cạnh tranh cho ngành
Quá trình SEO Audit được đánh là 1 thủ tục tiêu chuẩn cần thiết nên diễn ra thường xuyên, giống như việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chính trang web của bạn.
Đâu là thời điểm thích hợp SEO Audit
Có 3 thời điểm thích hiện để bạn tiến hành SEO Audit website. Cụ thể:
Khi bắt tay vào 1 dự án mới
Với một dự án SEO mới, thông thường website vẫn chưa có gì cả và chúng ta đang có 1 kế hoạch chỉn chu để bắt đầu. Nó sẽ bao gồm nhiều công việc khác nhau từ việc xem xét cấu trúc trang đã hợp lý hay chưa, tốc độ load trang đã ổn định cũng như trải nghiệm người dùng đã được tối ưu chưa…
Sau đó, bạn mới bắt tay nghiên cứu bộ từ khóa dựa trên ý định tìm kiếm của người dùng, cùng với sự hỗ trợ của nhiều công cụ đi kèm phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó có một bức tranh tổng quan và rõ ràng nhất.
Giai đoạn theo quý
Thông thường, nếu Audit website theo quý sẽ được chia thành các giai đoạn 3 tháng hoặc 6 tháng…hoặc hơn tùy vào cách nhìn nhận mức độ quan trọng của công việc này trong quá trình tối ưu trang web. Điều này, giúp bạn hệ thống hóa được website của mình đang trong mức phát triển như thế nào về hiệu suất tìm kiếm tự nhiên từ đó tối ưu hóa tốt hơn.
Khi website hoạt động bất thường
Chắc hẳn không một người làm SEO nào lại muốn website mình bỗng dưng hoạt động bất thường. Tuy nhiên, với các thuật toán Google liên tục được cập nhật và nâng cấp thì không ai có thể khẳng định được trang web bạn sẽ vẫn hoạt động bình thường.
Ngoài ra, trước khi SEO Audit bạn nên biết được quy mô phát triển trang web của bạn đang ở đâu, tránh việc trang web chưa có gì mà lại audit thì rất tốn công sức và thời gian.
Các phần cần Audit trên website
Như các vấn đề cần audit website mà VietMoz có đề cập ở trên thì đến mục này, tôi sẽ chia nó thành 4 phần cơ bản sau đây:
Kỹ thuật SEO
Với vấn đề này, bạn sẽ cần xác định website của mình có đang hoạt động bình thường hay không. Cụ thể, bạn sẽ quan tâm đến 2 khía cạnh sau đây:
Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận nghĩa là người dùng có tiếp cận được với website của bạn hay không. Trong đó, bạn sẽ cần kiểm tra robot.txt và các thẻ meta – đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website. Đôi khi là do bạn vô tình chặn Google truy cập một số trang.
Tiếp đến là các sơ đồ XML – nó như bản chỉ đồ dẫn lối giúp Googlebot truy cập và thu thập thông tin trên trang web của bạn nhanh hơn. Như vậy, bạn cần chắc rằng sơ đồ XML của mình đã được định dạng chính xác cũng như đã được gửi lên Google Search Console.
Tiếp theo, bạn sẽ cần quan tâm đến cấu trúc website, tại sao ư? Đơn giản là cấu trúc website ảnh hưởng đến hành trình người dùng nhấp chuột đến các trang trên web của bạn. Như vậy, bạn cần tối ưu số nhấp chuột càng ít càng tốt.
Cuối cùng là về tốc độ load trang có nhanh hay không, bạn cần đảm bảo người dùng tìm đến trang bạn nhanh chóng mà không phải chờ đợi quá lâu. Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo website của mình thân thiện với thiết bị di động bởi số lượng người sử dụng thiết bị này càng ngày càng cao trong việc truy cập Internet.
Khả năng index
Sau khi bạn đã đảm bảo website hoạt động tốt về mặt kỹ thuật, bạn bắt đầu để website được index.
Vậy index là gì? Index là việc Google thu thập thông tin trên trang của bạn nhằm hiển thị lên kết quả tìm kiếm khi có người search về nó.
Có khá nhiều người băn khoăn là tại sao nội dung trên trang không được hiển thị trên SERP. Có nhiều lý do để trả lời, một trong số đó là do website bạn dính thuật toán của Google hoặc website của bạn là một blog thì nội dung được index sẽ chậm hơn so với các website khác…
Trường hợp website bạn bị dính thuật toán khiến nội dung trên trang không index được, yên tâm là bạn sẽ thấy Google thông báo. Vì vậy, nhiệm vụ lúc này của bạn là:
- Xác định lý do mình bị phạt
- Khắc phục
- Yêu cầu Google xem xét lại.
Hoặc bạn sẽ phải sẽ phải trả tiền thuê một người có chuyên môn hơn để khắc phục vấn đề này.
SEO Onpage
Vấn đề này đòi hỏi quá trình kiểm tra diễn ra lâu hơn, cụ thể bạn sẽ cần xem xét đến từng trang một. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng rằng bạn có thể phân tích nó theo 1 trong 2 cách sau:
Các vấn đề về nội dung
- Bạn sẽ trả lời các câu hỏi:
- Nội dung có hữu ích cho người dùng hay không
- Nội dung có liên quan đến chủ đề lĩnh vực mà bạn cần SEO chưa?
- Nội dung giữa các trang có bị trùng lặp không?
Các vấn đề của từng trang
Bạn sẽ xét các yếu tố sau:
- Cấu trúc bài viết đủ, thiếu hay thừa
- Văn phong viết
- URL
- Độ dài bài viết
- Hình ảnh
- Thẻ meta
- Tiêu đề
- Internal link
- Backlink
- Mật độ từ khóa
- Đảm bảo E-A-T
Audit website nên làm gì và không nên làm gì?
Audit website nên làm
Đã là Audit website bạn nên có một cuộc đánh giá toàn diện bao gồm thành phần cấu trúc và nội dung ảnh hưởng đến khả năng hiển thị SEO của bạn.
Audit website phải dễ hiểu ưu tiên mục tiêu và doanh thu của công ty, đưa ra các khuyến nghị rõ ràng phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn.
Các đề xuất Audit website phải có thể hành động được, nói đúng hơn là phải truyền tải chính xác một lộ trình dễ thực hiện nhìn được kết quả sau khi làm.
Audit website không nên làm
Không nên vội vàng thực hiện Audit website vì nó ngốn rất nhiều thời gian, ít nhất là 2 tuần và nhiều nhất là 6 tuần.
Không nên áp đặt tất cả các vấn đề để kiểm tra, thay vào đó hay đặt nó vào bối cảnh hoạt động của website từ đó trau dồi các nhiệm vụ trọng tâm cho trang web đó.
Checklist SEO Audit Website bứt phá traffic
Dưới đây là checklist SEO Audit Website mà bạn có thể tham khảo:
- Phân tích chỉ mục
- Mã trạng thái
- Chuyển hướng
- Tốc độ tải trang
- Cấu trúc URL
- Robot.txt
- Sơ đồ trang web XML
- Thẻ Alt
- Nội dung trùng lặp
- Khả năng thu thập thông tin
- Khả năng thân thiện với thiết bị di động
- Từ khóa
- Cấu trúc nội dung trang web
- Nội dung copy
- Phân tích dữ liệu meta (Tiêu đề trang, Mô tả meta, Thẻ tiêu đề)
- Schema
- Trải nghiệm người dùng
- Hình ảnh & Video
- Internal link
- Sitemap
- Landing Page
- Anchor text
- Backlinks
- Broken link
Các công cụ hỗ trợ SEO Audit
Điểm danh các công cụ hỗ trợ SEO Audit mà bạn có thể tham khảo:
- Google Analytics
- Google Search Console
- Google PageSpeed Insights
- Google’s Structured Data Testing Tool
- Ahrefs (dùng thử 7 ngày)
- Copyscape
- SERP Simulator
- Web Page Word Counter
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những cụ khác để phục vụ cho quá trình SEO Audit diễn ra đạt hiệu quả nhất.
Điều gì sẽ diễn ra trong và sau khi SEO Audit
Vì quá trình SEO Audit sẽ diễn ra từ 2 – 6 tuần nên dữ liệu thông tin mà bạn thu thập về cực lớn, bạn sẽ cần đánh giá và phân tích tìm ra vấn đề. Như vậy, trong bất kỳ cuộc kiểm tra nào dù ít dù nhiều bạn cũng sẽ xác định được các cơ hội để khôi phục khả năng hiển thị website trên SERPs.
Sau khi SEO Audit hoàn thành bạn cần báo cáo lại những gì mà bạn đã phát hiện đi kèm các đề xuất khắc phục. Điều này giúp bạn có cái nhìn bao quá về tình hình website hiện tại, cũng như có định hướng đường dài hơi cho việc SEO website.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung giúp bạn Audit website hiệu quả gia tăng hiệu suất tìm kiếm tự nhiên trên SERPs. Chúc các bạn thành công!