Chuyển tới nội dung
Khóa học SEO tiêu chuẩn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Google Marketing
      • Khóa học Adwords Pro Sales
      • Khoá học Google Map Premium
      • Khóa học SEO HCM Special
      • Khóa học GA4 from Zero to Hero
    • Thực hành quảng cáo Facebook
      • Khóa học Winning Facebook Ads
      • Khóa học Facebook Marketing
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Marketing tinh gọn
      • Marketing Fundamentals
      • Khoá học MSP – Thực hành xây dựng chiến lược marketing
      • Khoá học Digital Masterclass
      • Khóa học Sale Promotion
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Mục lục nội dung
1 SEO copywriting là gì?
1.1 Vì sao SEO copywriting lại quan trọng?
1.2 Ví dụ về SEO copywriting:
2 #1. Nghiên cứu Search Intent để sáng tạo nội dung “đốn tim” người đọc
2.1 Loại nội dung
2.2 Định dạng bài viết
2.3 Cách tiếp cận
3 #2. Giảm tỉ lệ thoát với mô hình: “Kim tự tháp ngược”
4 #3. Tăng tính dễ đọc cho bài viết với công thức “ASRM”
5 #4. Giữ chân người đọc với công thức “PAS”
6 #5. Tối ưu trải nghiệm đọc với “Table of Content”
7 #6. Cải thiện tỉ lệ nhấp với thẻ tiêu đề ấn tượng (Optimize title tag)
8 #7. Viết đoạn miêu tả hấp dẫn (meta descriptions)
9 #8. Tối ưu mật độ từ khóa
10 #9. Tối ưu liên kết
11 #10. Tối ưu các thẻ heading
12 Tổng kết
12.1 SEO copywriting là gì?
12.2 SEO copywriting là làm gì?
Mục lục nội dung
1 SEO copywriting là gì?
1.1 Vì sao SEO copywriting lại quan trọng?
1.2 Ví dụ về SEO copywriting:
2 #1. Nghiên cứu Search Intent để sáng tạo nội dung “đốn tim” người đọc
2.1 Loại nội dung
2.2 Định dạng bài viết
2.3 Cách tiếp cận
3 #2. Giảm tỉ lệ thoát với mô hình: “Kim tự tháp ngược”
4 #3. Tăng tính dễ đọc cho bài viết với công thức “ASRM”
5 #4. Giữ chân người đọc với công thức “PAS”
6 #5. Tối ưu trải nghiệm đọc với “Table of Content”
7 #6. Cải thiện tỉ lệ nhấp với thẻ tiêu đề ấn tượng (Optimize title tag)
8 #7. Viết đoạn miêu tả hấp dẫn (meta descriptions)
9 #8. Tối ưu mật độ từ khóa
10 #9. Tối ưu liên kết
11 #10. Tối ưu các thẻ heading
12 Tổng kết
12.1 SEO copywriting là gì?
12.2 SEO copywriting là làm gì?

SEO Copywriting: 10 kỹ thuật tuyệt vời giúp tối ưu nội dung để xếp hạng tốt hơn

Đăng vào 14/04/2020 bởi Lê NamDanh mục: Content
Mục lục nội dung
1 SEO copywriting là gì?
1.1 Vì sao SEO copywriting lại quan trọng?
1.2 Ví dụ về SEO copywriting:
2 #1. Nghiên cứu Search Intent để sáng tạo nội dung “đốn tim” người đọc
2.1 Loại nội dung
2.2 Định dạng bài viết
2.3 Cách tiếp cận
3 #2. Giảm tỉ lệ thoát với mô hình: “Kim tự tháp ngược”
4 #3. Tăng tính dễ đọc cho bài viết với công thức “ASRM”
5 #4. Giữ chân người đọc với công thức “PAS”
6 #5. Tối ưu trải nghiệm đọc với “Table of Content”
7 #6. Cải thiện tỉ lệ nhấp với thẻ tiêu đề ấn tượng (Optimize title tag)
8 #7. Viết đoạn miêu tả hấp dẫn (meta descriptions)
9 #8. Tối ưu mật độ từ khóa
10 #9. Tối ưu liên kết
11 #10. Tối ưu các thẻ heading
12 Tổng kết
12.1 SEO copywriting là gì?
12.2 SEO copywriting là làm gì?

Bạn đang tìm cách tối ưu nội dung để có nhiều người truy cập hơn?
Bạn đang tìm cách cải thiện tỉ lệ mua hàng khi người dùng truy cập vào website của bạn?

SEO Copywriting là một trong những kỹ thuật bạn cần học ngay hôm nay để nâng cao giá trị của nội dung bạn đang biên tập.

Trong bài viết này, tôi sẽ mang đến những ví dụ dễ hiểu nhất về SEO Copywriting và cung cấp cho bạn những cách thức cải thiện chất lượng nội dung để có thể giúp bạn gia tăng thứ hạng và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi cho trang web của bạn..

SEO copywriting là gì?

SEO copywriting là nghệ thuật tạo ra nội dung ấn tượng, giúp người đọc tìm thấy được những thông tin tốt nhất và gia tăng sự thu hút của nội dung trên trang web.

SEO copywriting là tập hợp những việc để tạo ra nội dung hữu ích, hấp dẫn và nhắm tới từ khóa cụ thể để người đọc có thể tìm thấy và có những hành động tương tác với nội dung của bạn.
- Nam Lê VietMoz

Vì sao SEO copywriting lại quan trọng?

Nếu bạn thực hiện đầy đủ các kỹ thuật SEO copywriting, bạn sẽ sẽ giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khi khách truy cập website. Và đừng quên SEO copywriting có liên quan tới SEO, bạn cần tối ưu nội dung đạt quy chuẩn những tín hiệu mà thuật toán Google sử dụng để giúp nội dung có thứ hạng cao hơn với những từ khóa phù hợp.

Khi được thực hiện đúng, SEO copywriting sẽ giúp website của bạn 2 việc quan trọng nhất:

  1. Gia tăng thứ hạng cho những từ khóa được tối ưu SEO
  2. Khiến khách truy cập có những hành động tương tác với website.

Bạn có thể hiểu đơn giản như này: Bạn tạo ra được những nội dung tuyệt vời sau đó bạn kết nối nội dung đó với những từ khóa là những truy vấn mà những người đang quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của bạn muốn tìm kiếm trên Google. Khi bạn SEO copywriting tốt, sẽ giúp bạn có thêm lưu lượng truy cập và những truy cập đó sẽ tạo ra những chuyển đổi mua hàng trên website.

Nếu so sánh với những kỹ thuật SEO khác như làm xây dựng tín hiệu mạng xã hội, xây dựng liên kết thì SEO copywriting là một chiến lược sẽ giúp gia tăng nội lực cho trang web. Chỉ một vài thay đổi nhỏ trên trang có thể tác động đến lượng lớn lưu lượng truy cập và chuyển đổi.

Ví dụ về SEO copywriting:

Moz.com gia tăng 32% lượng truy cập tự nhiên chỉ với một vài điều chỉnh

chỉ số analytic tăng trưởng sau khi moz thực hiện seo copywriting

Case study này được MOZ chia sẻ năm 2014, đây là kết quả của quá trình thực hiện 3 thay đổi trên website của họ.

  1. Thêm H2 và H3 để cải thiện kiến ​​trúc trang, khả năng đọc và khả năng thu thập dữ liệu (tăng 14%)
  2. Thay đổi H1 và tiêu đề để nhắm tới các từ khóa có lưu lượng truy cập cao hơn (tăng 9%)
  3. Thêm hình ảnh và video để tăng thời gian ở lại trên trang (tăng 9%)
Áp dụng mạnh mẽ trên web
Sau đó Moz.com đã áp dụng các kỹ thuật này cho hơn 200 bài viết trên trang, việc này đã giúp Moz gia tăng 32% lưu lượng truy cập tự nhiên.

Website thiết kế kiến trúc của Việt Nam tăng trưởng x2 x3 traffic

Hình ảnh dưới đây là biểu đồ lưu lượng truy cập của 1 website làm ngành thiết kế kiến trúc, bằng kỹ thuật tối ưu thẻ tiêu đề rất đơn giản nhưng đã mang lại lượng traffic cực kỳ lớn cho website.

Cụ thể: Trước đây các bài viết trên trang thường có ghi số năm trên tiêu đề, ví dụ các mẫu biệt thự đẹp nhất năm 2018. Bằng việc thay đổi tiêu đề các bài viết từ 2018 thành 2019 và bây giờ là 2020 đã giúp cho website tăng trưởng traffic cực kỳ mạnh mẽ.

Có thể nói đây là một trong những case study kiểu mẫu, thực hiện các kỹ thuật SEO copywriting đơn giản nhưng hiệu quả cao.

Nếu đã đọc tới đây, có thể bạn đã hiểu được định nghĩa và tầm quan trọng của SEO copywriting, chắc hẳn phần nào bạn đã thấy hứng thú với công việc này? Vậy công việc của SEO copywriting là gì? Làm thế nào để có thể có được những bài SEO copywriting chất lượng, hãy cùng tham khảo những kỹ thuật quan trọng nhất của SEO copywriting dưới đây nhé.

#1. Nghiên cứu Search Intent để sáng tạo nội dung “đốn tim” người đọc

Vì sao Google luôn là công cụ tìm kiếm được ưa thích nhất trên thế giới? Bởi rất ít khi có những thông tin Spam xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, thay vào đó Google thường trả về những kết quả rất liên quan tới Search Intent (ý định tìm kiếm) của người dùng.

Ý định tìm kiếm là lý do đằng sau mỗi tìm kiếm của người dùng, vì sao họ tìm kiếm từ khóa đó? Người dùng đang tìm kiếm câu trả lời? Hay họ đang tìm kiếm định nghĩa của từ đó? Hay họ đang muốn mua hàng?

Giả sử bạn có một bài viết đánh giá điện thoại samsung note 9, và khi bạn tìm kiếm từ khóa điện thoại samsung note 9 bạn sẽ thấy Google đang ưu tiên các kết quả trả về đều là các trang bán hàng. Vậy với một bài viết trên blog của bạn liệu có khả năng để có thứ hạng cao trên Google? Điều này thực sự khó khăn

kết quả trả về của từ khóa: "điện thoại samsung note 9" trên Google

Vì sao bài viết của bạn khó có thể có thứ hạng cao trên Google, chính bởi vì mục đích đằng sau truy vấn của người dùng với từ khóa trên đó chính là người dùng muốn mua hàng. Vì vậy Google ưu tiên hiển thị các trang web bán hàng thay vì những bài viết tin tức.

Đó chính là Search intent (ý định tìm kiếm) thực sự của người dùng.

Việc thấu hiểu ý định tìm kiếm của người dùng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần nghiên cứu 3 điểm sau trên các kết quả tìm kiếm của Google.

  • Loại nội dung (Content type)
  • Định dạng bài viết (Content format)
  • Cách tiếp cận (Content angel)

Loại nội dung

Có 6 loại nội dung chính trên website đó là: Bài đăng trên blog, trang danh mục tin tức, trang danh mục sản phẩm, trang sản phẩm, landing page hoặc video.

Với từ khóa về điện thoại samsung note 9 thì các kết quả trả về đều là trang sản phẩm (phục vụ cho ý định mua hàng) nên nếu bạn muốn SEO từ khóa đó, bạn cần đối ưu cho bài viết sản phẩm.

các kết quả trả về đều là trang sản phẩm

Định dạng bài viết

Định dạng bài viết là kiểu bài viết được trình bày, thông thường có những loại định dạng sau: Bài viết theo kiểu liệt kê, bài viết hướng dẫn cách làm, bài viết tin tức, bài viết đánh giá, kiểu bài viết ý kiến.

Ví dụ khi bạn tìm kiếm ảnh viện tốt nhất Hà Nội bạn sẽ thấy các kết quả trả về thường là dạng danh sách các ảnh viện tốt nhất tại Hà Nội.

kết quả trả về trên Google đều là các bài viết dạng danh sách

Cách tiếp cận

Cách tiếp cận là điểm mạnh nhất của nội dung bài viết, thông thường các cách tiếp cận đúng nhất sẽ có nhiều trang web lựa chọn.

Ví dụ: Google trả về kết quả tìm kiếm của từ khóa cách chơi cờ vua là dành cho đối tượng những người mới bắt đầu.

nội dung hướng tới đối tượng người mới bắt đầu.

#2. Giảm tỉ lệ thoát với mô hình: “Kim tự tháp ngược”

Đa số người đọc đều không đọc bài viết theo cách thông thường, nghĩa là đọc từng chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Tuy nhiên các trang web hiện nay trên thế giới lại thường sử dụng cách viết dàn trải nội dung và điều này vô tình khiến những nội dung quan trọng rất khó tìm thấy trong bài viết.

Những nội dung quan trọng rất khó tìm trong bài viết dàn trải thông tin.

Lời khuyên của tôi là hãy áp dụng cách viết theo mô hình kim tự tháp ngược (Inverted Pyramid)

mô hình kim tự tháp ngược

Hãy luôn nhớ rằng người đọc không bao giờ đọc văn bản đúng cách. Vì vậy hãy luôn đưa những thông tin quan trọng nhất trong 2 đoạn đầu tiên. Luôn cố gắng đưa các thông tin chính vào trong tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ hoặc vào trong checklist (dạng danh sách)

Khi bạn viết bài theo mô hình kim tự tháp ngược, người đọc có thể xem trước các thông tin quan trọng ngay dòng đầu tiên và họ có thể thấy được những thông tin cần thiết ngay lập tức thay vì những nội dung họ không muốn đọc.

#3. Tăng tính dễ đọc cho bài viết với công thức “ASRM”

ASMR là từ viết tắt của 4 chữ:

  • Annotations
  • Short
  • Multimedia
  • Read

Annotations: Hãy thêm các ghi chú, sidenote và các yếu tố khác như blockquote sẽ giúp phá vỡ sự đơn điệu của bài đăng truyền thống.

Short: Đoạn nội dung dài thường khó theo dõi. Hãy cố gắng giữ mỗi đoạn văn bản của bạn trong khoảng 5 – 8 dòng là tối đa. Đừng ngại chia thành các đoạn ngắn nếu nội dung quá dài.

Multimedia: Người đọc luôn bị ấn tưởng bởi video, infographic và ảnh động. Bao gồm những điều này có thể giúp nội dung của bạn trông rất chuyên nghiệp và dễ hiểu mà không cần phải giải thích bằng văn bản.

Read: Tính dễ đọc của nội dung rất quan trọng. Hãy luôn đọc văn bản thành tiếng và đảm bảo nội dung luôn trôi chảy.

#4. Giữ chân người đọc với công thức “PAS”

Theo báo cáo của gorocketfuel.com thì tỉ lệ thoát trang trung bình của người đọc là 41% – 51%. Như vậy nếu không cẩn thận, chắc chắn người đọc sẽ thoát khỏi trang của bạn ngay trong lần truy cập đầu tiên.

tỷ lệ thoát trang trung bình là 41%-51%
Nguồn ảnh: Backlinko

Một phần giới thiệu hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến người đọc ở lại trên trang của bạn và ngược lại họ sẽ thoát khỏi trang của bạn để quay lại trang tìm kiếm nếu như bài viết của bạn không có gì ấn tượng.

Giải pháp là bạn sử dụng công thức Problem-Agitate-Solve được gọi tắt là PASS

Công thức PAS

Đầu tiên, bạn xác định một vấn đề

Công thức PAS: Xác định một vấn đề

Tiếp theo, bạn làm quá vấn đề hoặc khuấy động vấn đề bằng cách đào sâu vào nỗi đau của người quan tâm.

Công thức PAS: Làm quá vấn đề

Cuối cùng, bạn đưa ra lời hứa là giải pháp của mình.

Công thức PAS: Đưa ra giải pháp

#5. Tối ưu trải nghiệm đọc với “Table of Content”

Người đọc có xu hướng đọc lướt toàn bộ nội dung bài viết để tìm những chủ đề mà họ muốn thấy. Để bài viết có thể khiến người đọc thích thú hơn bạn cần tạo thêm mục lục cho bài viết đó (Table of content)

Như các bạn thấy, website vietmoz.edu.vn của tôi sử dụng mục lục để mô tả các phần nội dung quan trọng trong bài viết. Điều này sẽ giúp người đọc có thể tìm đọc những điều họ muốn trên bài viết một cách nhanh nhất.

Fixed TOC Wordpress Plugin

Đối với những bạn sử dụng những mà nguồn riêng, bạn cần liên hệ với lập trình viên để code thêm chức năng mục lục. Trong trường hợp website bạn sử dụng mã nguồn Wordpress tôi đề xuất bạn sử dụng Fixed TOC Wordpress plugin, đây là plugin hỗ trợ tạo mục lục rất tốt và đôi khi phần mục lục có thể tạo ra những sitelink trên Google rất bắt mắt và ấn tượng.

#6. Cải thiện tỉ lệ nhấp với thẻ tiêu đề ấn tượng (Optimize title tag)

Nội dung của bạn rất hay và giá trị nhưng nếu tiêu đề của bạn không hấp dẫn thì chưa chắc người đọc đã quan tâm tới bài viết của bạn.

David Ogilvy từng nói
On the average, five times as many people read the headline as read the body copy. When you have written your headline, you have spent eighty cents out of your dollar.

Tạm dịch như sau:

Trung bình, số người đọc tiêu đề bài viết quảng cáo nhiều gấp 5 lần so với đọc nội dung. Thông thường, người ta sử dụng 80% thời gian để tối ưu câu tiêu đề
- David Ogilvy

Hiện tại bạn đã dành bao nhiêu thời gian để tạo ra các tiêu đề cho bài viết của mình?

thông thường người viết bài chỉ dành 5% thời gian để tối ưu thẻ tiêu đề
Thời gian để các copywriter nghiên cứu về tiêu đề chỉ chiếm khoảng 5% thời lượng biên tập nội dung

Tối ưu Title tags (thẻ tiêu đề) là một công việc quan trọng của quá trình làm SEO, một nghiên cứu của WordStream đã cho thấy sự tương quan giữa tỉ lệ nhấp chuột (CTR) với vị trí xếp hạng trên Google.

tỉ lệ click càng cao vị trí thứ hạng càng cao

Sẽ thật vô nghĩa nếu có thứ hạng cao mà không có người nhấp chuột vào website của bạn. Hãy sử dụng những cách viết tiêu đề dưới đây để lôi kéo sự chú ý của người đọc.

  • Thêm các từ khóa thể hiện lợi ích trong tiêu đề
  • Thêm con số vào tiêu đề
  • Thêm năm vào tiêu đề
  • Thêm các dấu ngoặc đơn () vào tiêu đề
  • Tiêu đề dạng câu hỏi
  • Viết tiêu đề dạng hướng dẫn/ cách làm

#7. Viết đoạn miêu tả hấp dẫn (meta descriptions)

Đoạn miêu tả xuất hiện phía dưới thẻ tiêu đề, xuất hiện ở mọi kết quả tìm kiếm.

meta descriptions

Đặc điểm của 1 thẻ miêu tả tốt (meta descriptions)

  • Độ dài tiêu chuẩn là 150 ký tự
  • Giữ độ dài khoảng 113 ký tự đối với phiên bản điện thoại
  • Chứa từ khóa cần SEO trong đoạn miêu tả
  • Kêu gọi được hành động
  • Truyền cảm hứng và gợi sự tò mò
  • Có giọng văn tích cực thể hiện được tính chuyên môn cao
  • Có thể chứa thông số kỹ thuật, mã sản phẩm hoặc nơi sản xuất nếu viết bài về sản phẩm.
  • Phù hợp với ý định tìm kiếm
  • Độc đáo – chắc chắn là độc đáo (unique) nhé các bạn
Tối ưu miêu tả trên Google
Ví dụ về đoạn miêu tả hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google.

Trước khi xuất bản nội dung, bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ xem trước việc hiển thị các đoạn miêu tả của bài viết trên các nền tảng công cụ tìm kiếm hoặc trên mạng xã hội.

https://www.facebook.com/imthankyou/posts/10214685005877626

#8. Tối ưu mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa hay còn gọi là keywords density, đây là một thuật ngữ thể hiện số lần lặp lại của từ khóa trên một trang web.

YouTube video

Mật độ từ khóa từ lâu đã không còn hiệu quả như trước kể từ khi Google liên tục cập nhật các thuật toán để phạt những trang web cố tình nhồi nhét và spam từ khóa trên trang.

Tỉ lệ lặp từ khóa tốt nhất: Tại các khóa đào tạo SEO tại VietMoz tôi thường đề nghị các học viên hãy để mật độ từ khóa khoảng 0,7% – dưới 5%, bởi thông thường để mật độ từ khóa lớn hơn 5% dễ bị Google đánh giá là spam.

Để kiểm tra mật độ từ khóa bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra mật độ từ khóa của SEObook hoặc cài đặt seoquake trên trình duyệt, đây là 2 công cụ mà tôi yêu thích nhất khi kiểm tra mật độ từ khóa.

#9. Tối ưu liên kết

Bạn đã từng nghe về sứ mệnh của Google? Nếu chưa hay đọc tại đây

Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.
- Google

Các liên kết trong bài viết luôn mang lại những thông tin hữu ích và có giá trị cho người dùng. Liên kết qua lại giữa các bài viết giúp cho người đọc tìm được nhiều thông tin hữu ích và hiểu bài viết của bạn hơn. Liên kết đến những nguồn thông tin khác thể hiện sự tôn trọng tới tác giả và các tổ chức đã chia sẻ thông tin.

Không có quy tắc nào về cách đặt liên kết, tuy nhiên để quá trình tối ưu liên kết được tốt hơn, tôi khuyến nghị bạn nên lưu ý 3 điều sau:

  • Chỉ liên kết đến các bài trên trang web và các bài viết ngoài trang có liên quan chặt chẽ tới nội dung bạn đang chia sẻ.
  • Ưu tiên liên kết với các bài viết hướng dẫn hoặc nội dung chuyên sâu hơn trên trang của bạn hoặc các trang web khác
  • Hãy luôn sử dụng các văn bản neo (anchor text) thích hợp và không lạm dụng hãy để liên kết một cách tự nhiên thuận theo dòng thông tin mà người đọc đang tham khảo.
Ví dụ
Như ở nội dung trên khi tôi nói về cách để kiểm tra mật độ từ khóa. Tôi đã đề cập đến 2 công cụ là SEObook và ứng dụng seoquake trên trình duyệt, tại đó tôi đã chèn liên kết tới 2 công cụ đó. Và đó có thể coi là cách tối ưu liên kết hợp lý.

#10. Tối ưu các thẻ heading

Tối ưu thẻ heading là kỹ thuật cơ bản của người làm SEO. Thông thường thẻ heading gồm 6 loại ( H1, H2, H3, H4, H5, H6 ). Theo thứ tự ưu tiên thì tầm quan trọng của các thẻ sẽ giảm dần. Thông thường thẻ được sử dụng nhiều nhất đó là H1, H2, H3 . Đây là 3 thẻ được sử dụng nhiều trong việc tối ưu Website. Nó được dùng để nhấn mạnh nội dung của chính chủ đề mà chúng ta đang nói đến.

cấu trúc các thẻ heading

Người đọc bình thường sẽ không thể nhìn thấy các thẻ heading, chỉ robots (google spider) mới có thể thấy được các thẻ heading. Nếu bạn muốn nhìn thấy thẻ heading trên bài viết, hãy cài đặt web developer và xem hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng. Để hiểu hơn về thẻ heading bạn có thể tham khảo bài viết của tôi trên dautuseo.com. Dưới đây là một ví dụ về thẻ heading tại 1 bài viết trên website vietmoz.edu.vn

bố cục các thẻ heading tại 1 bài viết trên website vietmoz.edu.vn

Tổng kết

Chìa khóa để tạo ra những nội dung chất lượng và có thứ hạng cao trên Google đó chính là sử dụng các kỹ thuật SEO copywriting.

Tất nhiên còn kỹ thuật tối ưu URL, tối ưu các thẻ alt của hình ảnh và nhiều kỹ thuật tối ưu chi tiết khác. Nhưng nếu bạn dành thời gian tập trung tối ưu theo 10 tiêu chí quan trọng mà tôi đã đề xuất tại bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều trong quá trình thực hiện SEO copywriting cho website.

Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

SEO copywriting là gì?

SEO copywriting là nghệ thuật tạo ra nội dung giúp Google tìm thấy thông qua các từ khóa quan trọng và khiến người đọc tương tác với nội dung bài viết.

SEO copywriting là làm gì?

Thực hiện SEO Copywriting nghĩa là thực hiện các kỹ thuật tối ưu nội dung để tạo ra thông tin hữu ích, hấp dẫn và nhắm tới từ khóa cụ thể để người đọc có thể tìm thấy và có những hành động tương tác với nội dung của bạn.

Lê Nam
Lê Nam
227 bài đăng
Nam Lê là CEO & Founder của VietMoz, thành lập VietMoz năm 2012. Với hơn 13 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, Nam Lê từng là huấn luyện viên SEM/SEO/Facebook của rất nhiều trang web nổi tiếng như báo Vietnamnet, báo Sức khỏe đời sống, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza...

Một bình luận trong “SEO Copywriting: 10 kỹ thuật tuyệt vời giúp tối ưu nội dung để xếp hạng tốt hơn”

  1. Hương Tràm Copywriter viết:
    03/07/2020 lúc 11:54 chiều

    Là một copywriter chuyên nghiệp mình đánh giá rất cao bài viết của VietMoz. Với các kỹ thuật SEO copywriting đầy thực tế này chắc chắn sẽ giúp mình cải thiện kỹ năng viết và học hỏi thêm được kiến thức SEO. Cảm ơn anh Nam Lê và VietMoz rất nhiều

    Bình luận

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nam
Lê Nam
227 bài đăng
Nam Lê là CEO & Founder của VietMoz, thành lập VietMoz năm 2012. Với hơn 13 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, Nam Lê từng là huấn luyện viên SEM/SEO/Facebook của rất nhiều trang web nổi tiếng như báo Vietnamnet, báo Sức khỏe đời sống, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza...
  • VietMoz xin chào!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETMOZ ACADEMY

Địa chỉ: Số 18 ngõ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (0246) 292 3344 – (0246) 291 2244
Hotline: 098 380 3333
Email: info@vietmoz.com

Google Partners Chung nhan Tin Nhiem Mang
DMCA.com Protection Status

Truy cập nhanh

  • Hướng dẫn thanh toán
  • Cơ sở vật chất
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Tổng quan về Digital Marketing
  • Tìm hiểu Marketing là gì
Bản quyền © bởi Trung tâm đào tạo VietMoz Academy. Tối ưu bởi Code Tốt.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Google Marketing
      • Khóa học Adwords Pro Sales
      • Khoá học Google Map Premium
      • Khóa học SEO HCM Special
      • Khóa học GA4 from Zero to Hero
    • Thực hành quảng cáo Facebook
      • Khóa học Winning Facebook Ads
      • Khóa học Facebook Marketing
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Marketing tinh gọn
      • Marketing Fundamentals
      • Khoá học MSP – Thực hành xây dựng chiến lược marketing
      • Khoá học Digital Masterclass
      • Khóa học Sale Promotion
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Facebook Marketing
    • Blog Content
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Gõ để tìm