Silo là cấu trúc được nhiều người làm SEO sử dụng nhất hỗ trợ trong việc thực hiện các chiến lựơc xây dựng link building hiệu quả. Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó cũng như cách tạo cấu trúc silo cho website của mình.
Silo là gì?
Silo là một cấu trúc dùng để tổ chức, phân bổ thông tin theo các nhóm trong cùng chủ đề, có tính liên quan mật thiết với nhau hoặc thông qua các liên kết dựa trên các từ khóa.
Như vậy, nếu bạn có một trang web sử dụng cấu trúc Silo chứa nhiều nội dung liên quan tới chủ đề ngành của bạn thì Google sẽ đánh giá cao hơn. Hiểu một cách đơn giản, cấu trúc silo sẽ được phân cấp từng danh mục từ lớn đến bé và đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.
Cấu trúc Silo có vai trò như thế nào tới SEO Website
Thông thường, khi thiết lập cấu trúc website người làm Seo sẽ có 2 hướng để phát triển đó là cấu trúc silo và cấu trúc phẳng.
Nếu như cấu trúc silo là dạng phân cấp chia nhỏ ra thì cấu trúc phẳng lại phân trang theo dạng ngang. Trong đó, việc sử dụng silo đa phần mang lại nhiều lợi thế hơn cho việc SEO website. Cụ thể như sau:
Hỗ trợ công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nhanh hơn
Giả sử bạn có một trang web đơn giản chỉ tập hợp các trang và chúng được liên kết đến trang chủ. Khi công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung cho trang web đó, nó không nhất thiết phải hiểu chủ đề của bạn đang hướng đến là gì.
Nhưng khi bạn sử dụng cấu trúc silo thì hoàn toàn khác, điều này ngụ ý với Googlebot rằng: “Đây là cách tôi muốn bạn hiểu nội dung của tôi”.
Hơn hết, khi bạn lồng các chủ đề phụ ngay trong một silo nội dung, bạn đang báo hiệu cho Google biết rằng bạn có tính thẩm quyền về lĩnh vực, ngành nghề đó.
Xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả
Việc nội dung được triển khai một cách hợp lý dựa trên cấu trúc silo sẽ cho phép người quản trị website liên kết nội bộ dễ dàng hơn và nhóm các trang có chủ đề phù hợp.
Các trang gốc sẽ xây dựng nhiều quyền hạn hơn, đồng thời lan quyền hạn đó sang các trang khó tạo liên kết trỏ đến.
Như ví dụ ở hình trên thì Pet supplies là một silo chứa các silo con khác bao gồm Dog, Cats, Fish & Aquatic Pet…
Nâng cao trải nghiệm cho người dùng
Giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về bố cục phân chia nội dung của bạn dễ dàng hơn các chủ đề được bổ xẻ ra các chủ đề con. Từ đó gia tăng khả năng nhấp chuột cho từng trang mà họ nhận thấy nó sẽ mang lại thông tin dữ liệu hữu ích cho họ.
Nguyên tắc khi sử dụng cấu trúc silo
Trước khi đi sâu vào việc tạo cấu trúc silo bạn cần xác định hướng đi 1 trong 2 nguyên tắc nào sau đây:
- Silo vật lý (sử dụng danh mục)
- Silo ảo (sử dụng liên kết nội bộ)
Hầu hết các bài viết nói về cấu trúc Silo mà tôi có đọc từ các nguồn website của Việt Nam khá dài dòng, khiến tôi cảm thấy lúng túng trước cách để hiểu nó. Thật may, tôi đã tìm được trang nước ngoài đề cập về nội dung này khá ngắn gọn và dễ hiểu.
Cụ thể:
Silo vật lý
Đây là nơi mà bạn tạo các danh mục bằng cách sử dụng các thư mục nằm trong cấu trúc URL của trang web. Với cấu trúc này giúp người dùng và Google biết cách bạn đang tổ chức nội dung của mình trên trang web như thế nào.
Ví dụ:
- https://vietmoz.edu.vn/cach-lam-seo/
- https://vietmoz.edu.vn/cach-lam-seo/entity-la-gi
- https://vietmoz.edu.vn/cach-lam-seo/pagespeed-la-gi
Ngược lại, nếu bạn không sử dụng danh mục cho URL của mình thì nó được gọi là silo ảo.
Silo ảo
Silo ảo là cấu trúc danh mục bạn tạo ra thông qua các liên kết nội bộ.
Ví dụ:
- https://vietmoz.edu.vn/cach-lam-seo/
- https://vietmoz.edu.vn/entity-la-gi/
- https://vietmoz.edu.vn/pagespeed-la-gi/
3 bước tạo cấu trúc SILO cho website
Việc triển khai và xây dựng cấu trúc silo sẽ hỗ trợ cho bạn việc tối ưu một trang web dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để có bước đi dài hơi cho mục tiêu kinh doanh, bạn cần phải tối ưu thông tin được xuất bản trên website bằng cách tận dụng danh mục và các liên kết nội bộ. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tải danh sách các bài đăng trên web/ blog của bạn
Trước tiên, cài đặt plugin Xuất dữ liệu WordPress nào sang XML/ CSV, bấm tải xuống, xuất danh sách tất cả các bài đăng của bạn dưới dạng tệp CSV:
Bước 2: Phân tích và chọn lọc, nhóm nội dung bài đăng theo chủ đề
Để làm được bước này bạn cần tạo một bảng tính mới trong Google Trang tính và nhập file CSV mà bạn vừa tải xuống.
Tại đây bạn sẽ bao gồm cột tiêu đề bài đăng và cột xác định các bài đăng con thuộc một chủ đề nhất định.
Giả sử tôi chọn lọc ra được 5 bài viết thuộc silo chủ đề là Paris Restaurants như hình dưới đây:
Để thuận lợi hơn trong việc theo dõi, bạn có thể gộp các từ khóa vào cùng 1 chủ đề nhất định lại trên cùng một cột theo nhóm.
Bước 3: Tạo danh mục trên Wordpress
Phụ thuộc vào từng cụm chủ đề mà bạn đã xác định, bạn sẽ tiến hành tạo danh mục ngay trên Wordpress.
Như vậy mỗi khi bạn viết tiếp một nội dung khác thuộc chủ đề “Paris Restaurants”, bạn sẽ gắn bài viết đó vào danh mục là “Paris Restaurants”.
Tại mỗi trang silo nội dung bạn lại liên kết nội bộ về trang danh mục và ngược lại trang danh mục trỏ về các trang silo nội dung.
Bạn làm tương tự với các danh mục khác, như vậy bạn sẽ có một cấu trúc silo hoàn chỉnh.
Có thể bạn đang thắc mắc cách để triển khai silo vật lý hay silo ảo đúng không? Như tôi có trình bày silo vật lý và silo ảo chỉ là 2 nguyên tắc được sử dụng trong cấu trúc silo, thể hiện thông qua định dạng của URL. Vì vậy không có cái gọi là triển khai chúng như thế nào mà nó phụ thuộc vào cách bạn thiết lập đường dẫn trên website.
Bước 4: Thêm liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ (Internal link) là một phần quan trọng của việc tạo ra các silo nội dung. Tuy nhiên để xây dựng một cấu trúc silo nội dung đạt hiệu quả, bạn phải hết sức cẩn thận trong việc sử dụng các liên kết nội bộ.
Hiện nay, có khá nhiều blogger thực hiện liên kết nội bộ một cách ngẫu nhiên. Nhưng về lâu về dài giá trị mà nó mang lại không đạt kết quả tối đa. Vậy làm cách nào để bạn có thể sử dụng liên kết nội bộ hiệu quả?
Dưới đây là các bước tối ưu liên kết nội bộ mà bạn có thể thực hiện:
- Bước 1: Xác định trang Pillar cần tối ưu lên TOP.
- Bước 2: Liệt kê những Pillar và từ khóa cần xây dựng internal link.
- Bước 3: Chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp với nội dung của trang cần trỏ Link.
- Bước 4: Xác định mọi quyền hạn trên trang Web.
- Bước 5: Sử dụng Internal Link để tăng thứ hạng cao cho các trang Pillar.
- Bước 6: Dùng Internal Link để tối ưu hóa những nội dung mới trên Website.
Để rõ hơn bạn tham khảo thêm bài viết Internal link: Hướng dẫn tối ưu liên kết nội bộ đầy đủ (2022)
Kết luận
Như vậy việc sử dụng cấu trúc silo cho website cho cho công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin dữ liệu, cũng như hiểu được chủ đề mà bạn đang hướng đến. Hy vọng với bài viết này đã giúp bạn có kiến thức bổ sung cho quá trình tối ưu website của mình. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả