Từ khóa SEO là gì?
Từ khóa SEO (hay còn được gọi là “từ khóa” hoặc “cụm từ khóa”) là những thuật ngữ được thêm vào nội dung nhằm cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm dành cho những thuật ngữ đó.
Hầu hết, các từ khóa SEO được phát hiện trong quá trình nghiên cứu từ khóa và được chọn dựa trên sự kết hợp giữa lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và mục đích thương mại.
Tại sao từ khóa SEO lại quan trọng?
Khi bạn thực hiện tối ưu hóa nội dung của mình xung quanh các từ và cụm từ mà mọi người tìm kiếm, trang web của bạn có thể đạt được thứ hạng cao hơn với các cụm từ đó.
Việc đạt được thứ hạng cao hơn trong SERP có thể giúp bạn thu hút được nhiều lưu lượng truy cập nhắm mục tiêu hơn đến trang web của bạn. Đó là lý do tại sao việc tìm từ khóa mà mọi người tìm kiếm là bước đầu tiên của bất kỳ dự án SEO nào.
Trên thực tế, một dự án SEO gần như không thể thực hiện được nếu như không có từ khóa.
Tuy nhiên, khi bạn đã có danh sách từ khóa phù hợp, bạn có thể bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ SEO quan trọng như:
- Tìm hiểu cấu trúc trang web của bạn.
- Lập kế hoạch cho các trang sản phẩm và danh mục.
- Viết nội dung cho bài đăng trên blog và video Youtube.
- Tối ưu hóa trang đích và trang bán hàng.
Cùng với đó, dưới đây là cách tìm từ khóa cho SEO.
Cách tìm từ khóa cho SEO hiệu quả nhất
1. Sử dụng Google Suggest
Nhiều người cảm thấy khó khăn với SEO bởi vì họ nhắm mục tiêu từ khóa quá cạnh tranh. Trên thực tế, đã có nhiều khách hàng chia sẻ rằng họ muốn xếp hạng cho các truy vấn tìm kiếm có tính cạnh tranh cao như “Giảm cân” hay “Bảo hiểm”.
Có thể xếp hạng cho từ khóa SEO với một từ như vậy được không? Tất nhiên là Có rồi.
Ngay cả khi bạn làm đúng với mọi thứ thì cũng có thể mất thêm nhiều năm. Đó là lý do tại sao bạn nên tập trung vào những từ khóa đuôi dài.
Từ khóa đuôi dài là những thuật ngữ dài (thường là hơn 4 từ) mà người tìm kiếm sử dụng trong Google và các công cụ tìm kiếm khác. Những từ khóa đuôi dài thường có độ khó thấp hơn so với những “từ khóa chính”.
Vì vậy, đối với những người mới làm quen với SEO, từ khóa đuôi dài thường là những từ khóa tốt nhất để bắt đầu làm SEO. Và may mắn thay, việc tìm kiếm các từ khóa đuôi dài trở nên dễ dàng hơn với Google Suggest (hay còn được gọi là Google Autocomplete).
Ví dụ: Bạn muốn tạo một trang có liên quan tới từ khóa “bữa trưa keto”. Nếu trang web của bạn vẫn còn mới thì từ khóa “bữa trưa keto” có lẽ vẫn còn quá cạnh tranh.
Tuy nhiên, khi bạn nhập từ khóa “bữa trưa keto” vào Google, bạn sẽ nhận được danh sách gợi ý các từ khóa dài.
2. Tìm từ khóa dựa trên câu hỏi bằng hai công cụ từ khóa miễn phí
Bạn đang tìm kiếm từ khóa cho các bài đăng và bài viết trên blog? Nếu vậy thì bạn sẽ thích hai công cụ dưới đây, vì cả hai đều tạo ra các từ khóa dạng câu hỏi. Đó là những từ khóa HOÀN HẢO để tạo nội dung SEO hữu ích.
Tìm từ khóa dựa trên câu hỏi với công cụ AnswerThePublic.com.
Công cụ này có khả năng quét web để tìm các câu hỏi mà đối tượng mục tiêu của bạn hay hỏi về những chủ đề của bạn.
Công cụ thứ hai để tìm từ khóa dựa trên câu hỏi là “Question DB”.
Công cụ này cũng khá giống với AnswerThePublic.com nhưng nó có xu hướng đưa ra những câu hỏi độc đáo của riêng mình.
Điều tuyệt vời đối với những công cụ này là các từ khóa dạng câu hỏi mà bạn nhận được đều là những từ khóa đuôi dài. Điều này có nghĩa là những từ khóa này không có quá nhiều sự cạnh tranh trên trang đầu tiên của Google.
3. Tìm từ khóa theo hướng phát triển/ Ý tưởng
Vấn đề chung với bất kỳ công cụ nghiên cứu từ khóa nào là chúng thường đưa ra những từ và cụm từ siêu liên quan tới từ khóa gốc mà bạn nhập vào đó.
Ví dụ: Xem các đề xuất từ khóa mà mình nhận được từ Semrush khi tìm kiếm “SEO tips”.
Đây đều là những từ khóa tốt. Nhưng chúng chưa được sáng tạo cho lắm.
Nếu bạn muốn tìm từ khóa sáng tạo, mình nghĩ rằng bạn nên kiểm tra một công cụ SEO khác có tên SeedKeywords.com.
Công cụ này cho phép bạn biết được khách hàng, đồng nghiệp hay khách hàng —HỌ sẽ tìm kiếm thứ gì đó trên Google như thế nào.
Và, nếu bạn cũng giống như mình, có thể bạn sẽ tìm thấy một số thuật ngữ mà bạn không thể tự mình nghĩ ra (hoặc không thể tìm được từ bất kỳ công cụ nào).
4. Sử dụng Amazon để tìm từ khóa cho site thương mại điện tử
Nghiên cứu từ khóa cho site Thương mại điện tử cũng giống như nghiên cứu từ khóa cho blog.
Sự khác biệt lớn nhất ở đây, với việc SEO trang Thương mại điện tử, bạn cần tìm từ khóa cho các trang sản phẩm và danh mục… và có rất nhiều từ khóa trong số đó.
May mắn thay, bạn có thể tìm thấy rất nhiều từ khóa sản phẩm bằng cách sử dụng Amazon Suggest, cách thức hoạt động của nó cũng tương tự như Google Suggest.
Bạn chỉ cần nhập tên sản phẩm hoặc danh mục sản phẩm vào Amazon và ghi lại mọi ý tưởng về từ khóa.
5. Tìm các cụm từ mà đối thủ cạnh tranh đã xếp hạng
Việc nhập một loạt các từ khóa ngẫu nhiên vào một công cụ sẽ giúp bạn phát triển cụm từ khóa và phát triển SEO hơn.
Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Trên thực tế, nhiều người làm SEO ngày càng ít sử dụng các công cụ từ khóa truyền thống. Thay vào đó, họ sẽ tìm vào những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đã xếp hạng.
Bạn chỉ cần truy cập vào một tên miền của đối thủ cạnh tranh… và nhận lại danh sách hàng nghìn từ khóa.
Có một số công cụ SEO có khả năng đảo ngược các từ khóa SEO tốt nhất của đối thủ cạnh tranh, đa số là như vậy, nếu không thì sẽ phải tính thêm phí.
6. Tìm dữ liệu về search volume và CPC bằng Google Keyword Planner
Google Keyword Planner cực kỳ hữu ích với những ai chuyên làm SEO Google vì thông tin dữ liệu từ khóa đến từ nguồn tin cậy nhất: Google.
Tuy nhiên, để sử dụng được Google Keyword Planner thì có hai vấn đề chính mà bạn cần giải quyết:
- Bạn cần thiết lập cho mình tài khoản Google Ads để sử dụng được công cụ này.
- Trừ khi bạn đang thực hiện chạy một chiến dịch, bạn sẽ nhận được phạm vi lượng tìm kiếm hàng tháng.
May mắn thay, bạn có thể khắc phục được cả hai vấn đề này khá dễ dàng.
Trước tiên, mặc dù bạn cần có tài khoản Google Ads để sử dụng công cụ này nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần chạy bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Miễn là tài khoản của bạn đã được thiết lập đầy đủ.
Ví dụ: Ở đây mình hiện không chạy bất kỳ quảng cáo nào và vẫn có toàn quyền truy cập vào công cụ.
Và nếu công cụ này cung cấp cho bạn phạm vi lượng tìm kiếm, dạng như thế này…
Bạn có thể thêm từ khóa mà bạn quan tâm vào trong kế hoạch.
Và số liệu tổng quan về kế hoạch sẽ hiển thị cho bạn số lần hiển thị chính xác mà bạn sẽ nhận được (về cơ bản là lượng tìm kiếm hàng tháng).
7. Khám phá các từ khóa phổ biến với Google Trend
Search Volume hàng tháng rất quan trọng, sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn xếp hạng cho một từ khóa mà không có ai tìm kiếm.
Vấn đề là search volume không cho bạn biết được từ khóa đó đang có xu hướng như thế nào. Và về lâu dài, xu hướng của từ khóa quan trọng hơn lượng tìm kiếm của nó.
Giờ đây, bạn có thể dễ dàng xem xu hướng của từ khóa bằng cách sử dụng Google Trend.
Đọc ngay 8 cách khai thác dữ liệu bằng Google Trend hiệu quả nhất hiện nay.
8. Sử dụng BuzzSumo để tìm chủ đề và từ khóa
BuzzSumo về mặt kỹ thuật không phải là một công cụ nghiên cứu từ khóa. Nhưng nếu bạn biết cách sử dụng thì BuzzSumo thực sự sẽ rất hữu ích để tìm từ khóa.
Cụ thể, bạn hiện muốn đưa trang chủ của trang web đối thủ cạnh tranh vào tính năng “Web” của họ.
Và bạn sẽ nhận được danh sách nội dung hoạt động tốt nhất cho trang web đó.
Rõ ràng, danh sách này được thiết kế để đưa ra các chủ đề về nội dung nhưng nó cũng rất tốt cho việc đào sâu các từ khóa SEO.
9. Nhân đôi các từ khóa SEO mà bạn đã xếp hạng
Khi nói đến việc nghiên cứu từ khóa cho SEO, hầu hết mọi người đều tập trung 100% vào việc đi tìm các từ khóa mới. Điều này không hề sai.
Tuy nhiên, để có được danh sách ĐẦY ĐỦ các từ khóa mà bạn có thể tối ưu hóa, bạn cũng sẽ muốn xem xét các từ khóa mà bạn hiện đang xếp hạng.
Và cách tốt nhất để thực hiện việc này là sử dụng Google Search Console.
Bạn đi tới phần Hiệu suất.
Sau đó, bạn xem xét các từ khóa cụ thể mà hiện đang xếp hạng ở trong kết quả tìm kiếm, có thể 90% những từ khóa đó bạn đã nhận ra. Nhưng nếu tìm hiểu sâu, bạn cũng có thể sẽ gặp một số từ khóa khiến bạn ngạc nhiên.
Tham khảo chi tiết các bước và cách sử dụng Google Search Console từ A đến Z.
Cách sử dụng từ khóa SEO trong nội dung của bạn
Bây giờ bạn đã tìm thấy một loạt từ khóa SEO, bước tiếp theo là sử dụng những từ khóa đó ra sao ở trong nội dung của bạn. Dưới đây là những cách thực hiện:
1. Quyết định từ khóa SEO chính
Đầu tiên, hãy quyết định một từ khóa chính. Nói theo cách khác, không tối ưu hóa nội dung của bạn xung quanh nhiều thuật ngữ khác nhau. Thông thường thì loại nội dung này rất hiếm khi hoạt động.
Ví dụ: hướng dẫn viết content SEO của Vietmoz được tối ưu hóa xoay quanh từ khóa “cách viết content chuẩn SEO”.
Mặc dù mình đã sử dụng các biến thể khác của từ khóa đó (chẳng hạn như “viết bài chuẩn SEO”) ở trong nội dung của mình, tuy nhiên toàn bộ bài viết đều tập trung 100% vào từ khóa chính mà mình đã chọn từ ban đầu.
Tiếp theo, hãy sử dụng từ khóa chính của bạn xuất hiện một vài lần ở trong nội dung.
Xem thêm bài viết cách sử dụng từ khóa trong nội dung SEO.
2. Xuất hiện từ khóa chính vài lần trong nội dung
Không cần phải quá nhiệt tình và lặp lại từ khóa chính của bạn 100 lần ở trong bài viết. Chỉ cần đề cập tới từ khóa chính một vài lần.
Bằng cách đó, Google sẽ hiểu rằng trang của bạn đang nói về từ khóa đó.
3. Hãy đảm bảo từ khóa hiển thị trong thẻ tiêu đề và URL
Ví dụ: Từ khóa chính của mình cho bài viết này là “SEO Web WordPress”.
Và mình đảm bảo sử dụng từ khóa đó (một lần) ở trong thẻ tiêu đề và trong URL của mình.
4. Thêm từ khóa vào mô tả meta
Google có quan tâm đến các thuật ngữ hiển thị trong mô tả meta về SEO không? Câu trả lời là Không.
Bạn muốn thêm từ khóa vào mô tả của mình vì nó giúp đoạn trích của bạn nổi bật ở trong kết quả tìm kiếm. Điều này giúp kết quả của bạn trở nên nổi bật hơn và cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR).
5. Thêm biến thể của từ khóa chính
Ví dụ: đối với bài viết được tối ưu hóa cho từ khóa “Kỹ thuật SEO”, mình đã thêm các biến thể khác của từ khóa đó như “SEO Tips” hay “SEO” ở trên trang.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy được các biến thể từ khóa có liên quan ở trong phần “Tìm kiếm liên quan” ở cuối kết quả tìm kiếm.
6. Sử dụng Internal Link
Internal Link (Liên kết nội bộ) là yếu tố quan trọng để gửi quyền truy cập đến trang mới của bạn.
Có một sự thật là với những trang mới hiện không có bất kỳ backlink hay quyền hạn nào. Nhưng khi bạn thực hiện việc liên kết nội bộ đến trang/URL đó, trang/URL đó sẽ có quyền liên kết ngay lập tức.
Một điều nữa bạn cần lưu ý với các liên kết nội bộ: đảm bảo sử dụng anchor text bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn. Điều đó giúp Google hiểu rằng trang của bạn đang nói về chủ đề cụ thể đó.
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả