Google AMP giúp các trang tải nhanh và xếp hạng cao hơn, giảm tỷ lệ thoát cũng như giúp người dùng truy cập trang web một cách nhanh chóng. Có thể thấy tốc độ luôn là yếu tố hàng đầu mà Google đã và đang cố gắng cải thiện từng ngày ngay trên các thiết bị di động.
Trong bài viết này, VietMoz sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ nội dung cần biết bao gồm Google AMP là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến SEO, cách thức hoạt động, lợi ích và hạn chế…
Google AMP là gì?
AMP — Accelerated Mobile Pages là dự án mã nguồn mở do Google tạo ra để giúp các trang web tải nhanh hơn trên thiết bị di động ngay cả khi mạng chậm. Nhờ đó mà người dùng thuận tiện trong việc tương tác, gia tăng lượt truy cập, nhấp chuột trên trang.
Theo như nghiên cứu ban đầu của Search Engine Watch các trang AMP của Google tải nhanh hơn 4 lần và tiêu thụ dữ liệu ít hơn 8 lần so với các trang được tối ưu hóa theo cách thức truyền thống trên thiết bị di động. Tất nhiên ý tưởng ban đầu của Google vẫn là cung cấp mã nguồn mở giúp trải nghiệm di động không chỉ tốt hơn mà còn nhanh hơn.
Tại sao bạn nên tạo trang đích AMP
Trước khi đi sâu vào cách thức hoạt động, lợi ích cũng như hạn chế của Google AMP, điều quan trọng bạn cần biết được lý do tại sao chúng ta nên tạo trang đích AMP. Dưới đây là lý giải quan trọng giúp bạn định hình rõ ràng hơn trong việc tạo và sử dụng nó:
Việc tạo trang đích có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc chuyển đổi hoặc mất khách hàng truy cập trang. Vì khách hàng truy cập trên trang dành cho thiết bị di động để ở lại mất hơn 3s tải trang, tuy nhiên trên thực tế các trang web này đều bỏ lỡ, thay vào đó lại chiếm thời gian tải trung bình là 19s. Đó là lý do mà chúng ta cần tối ưu hóa trải nghiệm trang đích AMP để tạo sự khác biệt so với đối thủ.
Google AMP ảnh hưởng SEO như thế nào?
Chúng ta đều biết rằng Google đã và đang quan tâm đến việc tối ưu trải nghiệm người dùng, nó không đơn giản là việc SEO Onpage hay Offpage nữa mà nó bao gồm cả việc thỏa mãn những yếu tố xếp hạng của Google. Mặc dù AMP không phải là 1 yếu tố xếp hạng nhưng việc sử dụng và cài đặt nó, trang sẽ tải nhanh hơn so với bình thường.
Để lập chỉ mục, Google sẽ áp dụng trên cùng 1 mức tiêu chuẩn cho tất cả các URL, nghĩa là trang website càng sở hữu nhiều công nghệ cụ thể có tốc độ tải nhanh thì sẽ được đánh giá cao hơn. Ngoài ra, Google đã và đang có chiều hướng ưu tiên đánh giá xếp hạng cao hơn trên các thiết bị di động. Như vậy, AMP đã và đang ảnh hưởng tích cực đến việc SEO website. Tuy nhiên muốn áp dụng thành công, bạn sẽ cần thỏa mãn các tiêu chí về Google Mobile Friendly từ đó trang web mới được ưu tiên xếp hạng.
Google AMP hoạt động như thế nào?
AMP ra mắt chính thức vào tháng 2 năm 2016, với mục đích chính là hướng đến trải nghiệm người dùng được tối ưu nhất có thể thay vì trải nghiệm di động chậm chạp và lộn xộn mà người dùng thường xuyên gặp phải. Có thể thấy dự án mã nguồn mở ưu tiên đặt lợi ích của người dùng lên đầu trong việc thiết kế trang web.
Ngay khi ra mắt có tới 25 triệu miền xuất bản hơn 4 tỷ trang AMP, đây được xem là một trong những cải tiến đáng mong đợi không chỉ người dùng mà còn của chính Google đã kiến thiết nó.
Bên cạnh chỉ số lượng trang AMP tăng lên mà tốc độ tải trang của chúng cũng vì thế mà tăng theo. Cụ thể, thời gian trung bình để một trang AMP tải từ tìm kiếm của Google giờ đây rút ngắn lại chưa đến nửa giây. Đặc biệt AMP dẫn đến lưu lượng truy cập trang web tăng tới 105 với thời gian trên trang tăng gấp 2 lần. Riêng các trang thương mại điện tử khi sử dụng AMP thì có doanh số và chuyển đổi tăng 20% so với các trang không phải AMP:
Có thể thấy, AMP giúp các doanh nghiệp tạo ra các phiên bản hợp lý, đa dạng và tương thích với chính trang web của họ, đáp ứng trải nghiệm web di động toàn diện hơn.
Theo như nghiên cứu của Chartbeat khi phân tích dữ liệu từ 360 trang web sử dụng AMP từ T6/ 2016 đến T5/2017 cho thấy: Các trang AMP đã có 16% tổng lưu lượng truy cập trên thiết bị di động trên nội dung AMP của họ.
Và các trang AMP tải nhanh hơn gấp 4 lần so với các trang web tiêu chuẩn, và tỷ lệ người tương tác với các trang AMP nhiều hơn 35% so với các trang web trên phiên bản di động tiêu chuẩn.
Vậy Google AMP hoạt động như thế nào để đạt được những kết quả tuyệt vời ở trên?
Đầu tiên AMP được tạo nên bởi 3 thành phần chính sau đây:
- HTML AMP: Là một tập hợp con của HTML, ngôn ngữ đánh dấu này có một số thẻ và thuộc tính tùy chỉnh và nhiều hạn chế. Tuy nhiên trong quá trình điều chỉnh mà bạn không biết đến HTML thông thường, bạn sẽ hơi khó khăn trong việc chỉnh các trang hiện có sang HTML AMP. Bạn có thể tham khảo danh sách đánh dấu bắt buộc của Dự án AMP https://amp.dev/documentation/guides-and-tutorials/start/create/basic_markup/?referrer=ampproject.org để biết thêm những cách thức sử dụng khác hiệu quả hơn.
Đây là kỹ thuật trì hoãn việc tải hình ảnh cho người dùng cần xem nó. Ví dụ bạn load 1 trang bất kỳ cuộn nó xuống và hình ảnh chỉ xuất hiện khi bạn dừng đúng ở vị trí của ảnh. Điều này có lợi cho việc tăng tốc độ tải trang cho web.
- AMP JS: Một khung JavaScript cho các trang trên thiết bị di động. Đối với hầu hết các phần, nó quản lý việc xử lý tài nguyên và tải không đồng bộ. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng JavaScript của bên thứ ba không được sử dụng với AMP.
- AMP CDN: Mạng phân phối nội dung tùy chọn do hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều vị trí địa lý khác nhau, nó sẽ lấy các trang hỗ trợ AMP của bạn, lưu vào bộ nhớ cache và tự động thực hiện một số tối ưu hóa hiệu suất nhờ cơ chế cache.
Lợi ích và hạn chế của AMP
Như chúng tôi có đề cập thì AMP đảm bảo các trang web tải nhanh hơn từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn. Ở phần này của bài viết sẽ tập trung đề cập những lợi ích và hạn chế của AMP, giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì mà bạn nên làm khi tạo các trang AMP.
Lợi ích của AMP
Thu hút người dùng
Thời gian tải trung bình cho các trang AMP là dưới 1s, đồng nghĩa với việc người dùng sẽ nhận được thông tin dữ liệu mà họ đang tìm kiếm ngay lập tức. Nhờ đó mà họ tương tác trên trang lâu hơn trong việc tìm hiểu những nội dung quan trọng được đề cập trên trang, thúc đẩy khả năng thực hiện các hành động mà bạn đang cố gắng điều hướng họ.
Tối đa hóa doanh thu
Nếu bạn muốn thu hút khách hàng truy cập và tăng ROI thì trang trên thiết bị di động của bạn phải đạt tốc độ truy cập cho người dùng và AMP cho phép bạn thực hiên được điều đó.
Giảm thiểu các hoạt động phức tạp để tối ưu cho mỗi trang AMP
Việc tạo các trang AMP khá đơn giản và dễ hiểu, nó giúp bạn có khả năng chuyển đổi toàn bộ kho lưu trữ của mình. Hơn hết, bạn không nhất thiết phải biết bất kỳ kỹ thuật nào trong việc tối ưu mã hóa cho từng trang AMP.
Tối đa hóa ROI
Với các trang AMP sau khi được tạo xong thì đều có thể được phân phối cùng một lúc trên nhiều nền tảng khác nhau. Nhờ đó mà bạn dễ dàng phát triển kênh quảng cáo ngay trên các trang AMP và không phải AMP hiệu quả, tiếp cận với người dùng ở mọi nơi.
Thúc đẩy hiệu suất SEO tuyệt vời
Thuật toán của Google có đề cập đến tốc độ trang và khả năng phản hồi trên thiết bị di động. Như vậy trang của bạn khi tải trên thiết bị di động càng nhanh, nó có khả năng xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Hạn chế của AMP
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà AMP mang lại, thì nó cũng có những nhược điểm mà bạn cần lưu ý:
Không có JavaScript của bên thứ ba
Điều này cản trở bạn trong việc phân tích và theo dõi, đo lường số liệu trải nghiệm quảng cáo với đối tượng mục tiêu.
Không những vậy, với phiên bản JavaScript nhẹ hơn của Google, không thể sử dụng các phần tử trang yêu cầu chuyển dữ liệu trên các trang AMP.
Không có theo dõi Google Analytics
Thay vì cho AMP truy cập vào máy chủ của bạn thì Google sử dụng phiên bản đã lưu trong bộ nhớ cache của các trang AMP cho người dùng. Đó là lời giải cho những ai thắc mắc tại sao các trang AMP tải rất nhanh.
Dù bộ nhớ đệm cho phép các trang của bạn tải nhanh hơn nhưng Google Analytics lại không theo dõi lượt truy cập từ người dùng, trừ phi bạn thực hiện cấu hình GA và áp dụng mã theo dõi riêng trên chính các trang AMP đó.
Như vậy, AMP luôn đi kèm những lợi ích và hạn chế riêng, tuy nhiên, nếu mục đích của bạn là muốn cung cấp cho khách truy cập của mình trải nghiệm di động nhanh và được tối ưu hóa hơn thì việc lựa chọn và sử dụng AMP luôn là hướng đi đúng đắn nhất.
Tốc độ trang web ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ thoát
Khi đo lường tỷ lệ thoát cho các trang web di động, tốc độ được đánh giá là 1 trong trong những yếu tố quan trọng mà chúng ta không được bỏ qua. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào việc cải thiện tốc độ ra sao chúng ta cần xét nó đối với tỷ lệ thoát trang trên thiết bị di động theo 2 khía cạnh đó là thời gian sẵn sàng của DOM và thời gian tải toàn trang.
- Thời gian sẵn sàng của DOM: Là khoảng thời gian cần để mã HTML của trang được trình duyệt nhận và phân tích cú pháp. Điều này cho phép bạn dự đoán tỷ lệ thoát lớn nhất có thể xảy ra. Mặc dù người dùng khó lòng biết được khi nào mã HTML đang nhận và phân tích cú pháp, và mã này phải được tải trước khi tải các phần tử còn lại ví dụ như hình ảnh.
Trường hợp mã HTML mất quá nhiều thời gian tải, trang web sẽ chậm. Vì vậy cách tốt nhất để tăng tốc thời gian sẵn sàng của DOM, bạn cần tránh việc sử dụng JavaScript để chặn và ngăn trình duyệt phân tích mã HTML. Nói đúng hơn là các phần tử trang sử dụng JavaScript bao gồm quảng cáo của bên thứ 3 và các tiện ích đi kèm phải được tìm nạp từ máy chủ bên ngoài trước khi trang có thể được tải.
- Thời gian tải toàn trang: Là thời gian cần hình ảnh, phông chữ, mã CSS…để tải lên trên một trang web. Thời gian tải toàn trang càng nhanh thì tỷ lệ thoát càng thấp, đây là mục tiêu mà ai cũng muốn để đáp ứng trải nghiệm người dùng web trên thiết bị di động. Và để tối ưu thời gian tải toàn trang nhanh hơn, bạn cần tối ưu hóa hình ảnh, phông chữ cũng như trang các file từ nên thứ 3, vì chúng có khả năng làm chậm thời gian tải.
Một trong những lý do khiến người dùng thoát trang là do thời gian tải trang, theo nghiên cứu cho thấy có tới 79% người dùng sẽ không quay lại sau khi họ có trải nghiệm chậm chạp trên 1 trang web nhất định.
Để khẳng định tốc độ trang web có tác động không nhỏ tới tỷ lệ thoát, bạn có thể xem xét những dữ liệu sau đây:
- Trang web dành cho thiết bị di động trung bình mất 19s để tải qua kết nối 3G và 77% trang web dành cho thiết bị di động mất hơn 10s để tải.
- Google nhận thấy rằng việc chuyển đổi giảm 20% cho mỗi giây bổ sung mà trang web cần tải. So sánh cho thấy các trang web tải trong 5 giây có doanh thu quảng cáo trên điện thoại di động cao hơn gấp đôi so với các trang web tải trong 19s.
Như vậy, có thể kết luận: Nếu tải trang trên thiết bị di động không đủ nhanh, người dùng sẽ thoát và có thể không bao giờ quay lại. Và để đảm bảo điều này không có cách nào khác ngoài việc sử dụng các trang AMP.
Cách kiểm tra các trang AMP của bạn bằng Semrush
Với công cụ Site Audits của SemRush sẽ giúp bạn tìm ra các vấn đề liên quan tới các trang AMP cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục để chúng hoạt động bình thường. Bao gồm các vấn đề sau đây:
- Sự cố về HTML AMP
- Các vấn đề về bố cục và layout của Amp
- Vấn đề tạo khuôn mẫu AMP
Việc phát hiện các vấn đề này giúp bạn thực hiện kiểm tra SEO Audit hoàn chỉnh hơn cho các trang AMP của bạn.
Cách kiểm tra các trang AMP bằng SemRush
Đầu tiên bạn cần tạo 1 Project, nhập trang web để kiểm tra.
Ngay khi công cụ thu thập được thông tin dữ liệu từ trang web, bạn chọn đến “Issues” và “chọn AMP Pages with issues” để kiểm tra xem AMP có được kích hoạt hay không. Tiếp theo, bạn nhấp chuột vào từng lỗi để đánh giá.
- Ví dụ về trường hợp trang Amp có chứa lỗi HTML ảnh hưởng đến hoạt động của trang. Chọn cột Issue Description để biết cách khắc phục tương ứng.
- Ví dụ về trường hợp trang AMP gặp về vấn đề bố cục và layout khiến trang hiển thị không chính xác. Lúc này, bạn chọn “Issue Description” để biết cách khắc phục tương ứng.
- Ví dụ về trường hợp vấn đề tạo khuôn mẫu AMP khi cú pháp tạo ra khiến trang không hoạt động, bạn cũng chọn vào cột “Issue Description” để biết cách khắc phục tương ứng.
Cách tạo AMP để cải thiện nội dung và SEO của bạn
Nếu bạn đang sử dụng trang web trên nền tảng WordPress thì cách đơn giản để bắt đầu triển khai AMP là sử dụng plugin AMP từ WordPress và Google. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều sử dụng WordPress và việc sử dụng plugin đôi khi cũng có những mặt hạn chế nhất định. Dưới đây là cách triển khai AMP để cải thiện nội dung mà không cần plugin.
Cấu trúc html AMP đơn giản
Để tạo được trang AMP bạn cần sử dụng giao thức HTTPs, trong đó cần thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- <!doctype html> : tiêu chuẩn HTML
- <html ⚡> hoặc <html amp> : Để xác định nội dung có định dạng AMP.
- Chứa các thẻ <head> và <body>
- Chứa thẻ <meta charset=”utf-8″> là thẻ con đầu tiên thuộc thẻ <head>
- Chứa thẻ <script async src=”https://cdn.ampproject.org/v0.js”></script>. Đây là thẻ con thứ 2 thuộc thẻ <head>
- Chứa thẻ <link rel=”canonical” href=”$SOME_URL” /> bên trong <head>
- Chứa thẻ <meta name=”viewport” content=”width=device-width,minimum-scale=1″> bên trong thẻ <head>: Quy định chế độ xem tương ứng trên thiết bị di động
- Chứa đoạn mã boilerplate AMP trong thẻ <head>
Lưu trữ AMP trên URL
Bạn lưu trữ trang sử dụng Google AMP của mình trên một URL phù hợp với người dùng. Ví dụ một trang tiêu chuẩn là: https://example.com/subfolder/this-is-an-example.html
Bạn nên lưu trữ trang AMP với URL như sau:
- amp.example.com/subfolder/this-is-an-example.html
- example.com/subfolder/this-is-an-example-amp.html
Điều này giúp cho người dùng khi nhấp chuột vào thì URL sẽ hiển thị trang liên quan đến web chính của bạn.
Đơn giản hóa AMP giúp người dùng dễ khám phá
Trường hợp trang của bạn bao gồm cả phiên bản AMP và không AMP, bạn hãy thêm các thẻ html sau đây:
Đối với trang không phải AMP, bạn cần tham chiếu đến phiên bản AMP của trang để Google cũng như các nền tảng khác biết về nó:
- <link rel=”amphtml” href=”https://example.com/this-is-an-example-amp.html” />
Đối với trên trang AMP, bạn thêm văn bản sau để tham chiếu đến phiên bản chuẩn không phải AMP của nó:
- <link rel=”amphtml” href=”https://example.com/this-is-an-example-amp.html” />
Đối với các trang AMP độc lập thì trang AMP phải chỉ định chính nó làm phiên bản chuẩn:
- <link rel=”canonical” href=”https://example.com/this-is-an-example-amp.html” />
Như vậy, các trang AMP độc lập cũng sẽ được lập chỉ mục nếu Google hoặc các nền tảng khác tìm thấy chúng. Tuy nhiên, bạn cần phải chắc rằng các trang AMP độc lập được liên kết với các trang được lập chỉ mục khác, hoặc ít nhất là được liệt kê trong Sitemap thuộc website của bạn.
Lưu ý: Có thể mất vài ngày để Google tìm, kiểm tra và lập chỉ mục phiên bản AMP của một trang và bạn nên chạy các trang AMP của mình trong ít nhất một tháng để thu được dữ liệu có ý nghĩa.
Kiểm tra tính hợp lệ trang AMP
Để kiểm tra trang AMP của bạn có hợp lệ hay không, bạn có thể truy cập trang sau https://search.google.com/test/amp => Tiến hành dán URL cần kiểm tra. Nếu trang AMP của bạn hợp lệ hệ thống sẽ trả về thông báo “Valid AMP” màu xanh lá cây như hình sau:
Lưu ý: Bạn cần sử dụng URL chuẩn và các biến khác để xác định những gì cần ghi lại. Điều này hỗ trợ bạn trong việc xác định bất kỳ biến động lưu lượng nào do AMP gây ra.
Sau cùng, bạn cần truy cập vào Google Search Console để đảm bảo tính tương thích đối với trang AMP của mình. Ngoài ra, bạn nên theo dõi các trang AMP của mình thường xuyên nhằm đảm bảo chúng không mắc lỗi.
Hướng dẫn cài đặt AMP cho WordPress
Đối với WordPress, bạn có thể cài đặt plugin AMP miễn phí, bạn có thể thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Vào WordPress Dashboard => chọn Plugins => Chọn Add New.
Bước 2: Vào thanh tìm kiếm, bạn gõ tên plugin “AMP for WordPress”.
Bước 3: Chọn“Install” để cài đặt.
Bước 4: Ngay khi cài đặt xong, bạn chuyển đến tab Appearance sau đó đến AMP để điều chỉnh theo ý mình. Trong đó sẽ có 2 tab nổi bật mà bạn cần quan tâm đó là:
- Tab Design: điều chỉnh text của site, link cho đến background,…
- Tab General: Chọn sử dụng AMP cho trang nào, post nào,…
Cách mở Website dạng AMP trên Chrome
Hiện nay nhiều website đã hỗ trợ giao diện AMP nhằm giúp người dùng truy cập website trên di động. Với giao diện AMP bài viết sẽ được tải nhanh hơn mỗi khi người dùng truy cập, kể cả khi kết nối mạng chập chờn.
Nếu bạn muốn dùng website ở giao diện Google AMP thì cần thực hiện tuần tự các bước sau đây:
Bước 1: Bạn tìm kiếm tiện ích AMP Browser Extension trên thành trình duyệt Chrome.
Bước 2: Ngay khi cài đặt xong, bạn có thể tìm kiếm các thông tin như bình thường. Trong đó những trang web có hỗ trợ AMP sẽ có biểu tượng hình tia chớp xanh.
Bước 3: Khi bạn truy cập vào trang, nó sẽ hiển thị giao diện AMP thay cho giao diện mặc định trước đó của Chrome. Như vậy, nội dung trên website sẽ được tải lên trước sau mới đến hình ảnh và quảng cáo.
Bước 4: Trường hợp bạn muốn quay về giao diện mặc định thì hãy tắt giao diện AMP, bằng cách nhấp vào biểu tượng AMP Browser Extension ở cuối thanh địa chỉ trình duyệt, và biểu tượng sẽ chuyển sang màu xám.
Ngoài ra, bạn có thể thiết lập giao diện bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng tiện ích và nhấn tùy chọn. Bạn chỉ cần chọn phần Load AMP or MIP Pages Automatically thì trang web sẽ trở về giao diện mặc định. Bạn cũng có thể chọn các website mà bạn không muốn dùng giao diện AMP.
Cách vô hiệu hóa Google AMP trên Android và iPhone khi tìm kiếm trên Google
Như đã đề cập ở trên với các trang có giao diện AMP sẽ phù hợp sử dụng ngay cả khi thiết bị của bạn có kết nối Internet không ổn định hoặc quá chậm. Tuy nhiên, nếu mạng internet của bạn mạnh và không xem phiên bản đơn giản thì có thể vô hiệu quá nó theo những cách sau đây:
Cách 1: Sử dụng tìm kiếm Google được mã hóa
Bạn mở Encrypted.google.com và tiến hành tìm kiếm ngay trên thanh công cụ của Google như ảnh trên. Lưu ý: Không phải lúc nào cũng được điều hướng đến các trang web được mã hóa. Vì vậy bạn có thể đặt nó làm trang chủ mặc định trên các thiết bị Android, iPhone…
Cách 2: Bạn có thể sử dụng DeAMpify dành cho Android nhằm loại bỏ link Google AMP
Sau khi bạn tìm kiếm trên Google Search, bạn nhấp vào liên kết có nhãn AMP và chọn DeAMpify => bấm Always để ứng dụng có thể mở liên kết ban đầu trong Chrome. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phiên bản Pro để loại bỏ các quảng cáo phiền phức, ngoài ra còn được sử dụng thêm những tính năng hay ho khác.
Lưu ý: Ứng dụng DeAMpify chỉ được tìm thấy trên Google Search dành cho Android.
Cách 3: Sử dụng tính năng của DuckDuckGo
Đây là công cụ giúp bạn tìm kiếm tập trung và bảo mật cao, cụ thể khi tìm kiếm trên Google, nó sẽ hiển thị liên kết ban đầu. Bạn có thể sử dụng công cụ này ngay trên các thiết bị di động Android hoặc iOS.
Trường hợp bạn đang dùng Chrome trên điện thoại thì hãy thiết lập DuckDuckGo theo các bước sau:
- Bạn tìm kiếm DuckDuckGo trên Chrome và nhấn Add DuckDuckGo to Chrome => Chọn Chrome Settings => Chọn Search Engine và chọn DuckDuckGo.
- Trường hợp bạn sử dụng Safari trên iPhone thì bạn cần mở Setting trong Iphone => Chọn mục Safari => Tiếp theo bạn chọn mục Search Engine rồi chọn DuckDuckGo.
Kết luận
Trên đây là những nội dung chi tiết bàn về Google AMP và cách sử dụng cũng như cài đặt AMP cho website. Như vậy với AMP bạn có thể tối ưu website hiệu quả hơn cho trải nghiệm người dùng trên di động. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn tài liệu tham khảo: