ChatGPT đã xuất hiện và gây bão trên Internet vào cuối năm 2022 và người tạo ra nó — OpenAI, đã kỳ vọng nó sẽ tạo ra doanh thu hơn 200 triệu đô la vào cuối năm 2023 và đạt 1 tỷ USD vào năm 2024.
Mọi người hiện đang tìm hiểu về những khả năng vô tận mà công nghệ AI đem lại cho hoạt động Digital Marketing nói chung và trong lĩnh vực SEO, nó cũng đem tới một số ứng dụng tiềm năng thú vị.
Mặc dù ChatGPT vẫn còn khá mới mẻ và vẫn còn nhiều lỗi nhưng hiện tại nó đã có thể làm được rất nhiều việc để giúp bạn trong SEO. Còn trong bài viết này, tôi đã tổng hợp lại 10 cách sử dụng ChatGPT hiệu quả nhất để tạo ra các chiến lược SEO hiệu quả hơn.
ChatGPT là gì và vì sao mọi người lại quan tâm đến nó?
ChatGPT-3 hay “Generative Pretrainer Transformer 3” là một chatbot AI có thể mô phỏng các cuộc trò chuyện thực với con người, tìm kiếm thông tin trên Internet, kể chuyện, nảy ra những ý tưởng,…
Lợi ích của ChatGPT nhanh chóng được công chúng biết đến rộng rãi hơn và rõ ràng, sau khi ra mắt vào tháng 11 năm 2022. Microsoft đã nhìn thấy được tiềm năng của nó và nhanh chóng đầu tư thêm 10 tỷ USD cho OpenAI.
ChatGPT đang tạo ra một sự thu hút lớn. Điều này một là do nó tận dụng công nghệ AI hấp dẫn, nhưng chủ yếu ở đây là vì nó đơn giản là một sản phẩm hỗ trợ con người tuyệt vời. ChatGPT kết hợp trải nghiệm người dùng trên giao diện chatbot với khả năng mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo. Có rất nhiều ứng dụng cho ChatGPT và cách sử dụng nó cũng rất đơn giản.
Cách sử dụng ChatGPT cho SEO
Có vô số công việc khác nhau với SEO, từ triển khai On Page SEO cho đến kỹ thuật SEO rồi xây dựng nội dung hiệu quả cho người đọc và hơn thế nữa. Tùy thuộc vào thông tin mà bạn cung cấp cho ChatGPT, bạn có thể tìm ra được một số kết quả tuyệt vời phục vụ cho chiến lược SEO của mình.
Tôi đã thực hiện ChatGPT qua các thử nghiệm SEO khác nhau để xem nó có thể đem lại kết quả gì cho tôi. Và hãy nhớ rằng, một số câu trả lời có thể không phù hợp với mục tiêu SEO của bạn và thông tin không phải lúc nào cũng chính xác — ChatGPT hiện chỉ lưu trữ dữ liệu trực tuyến cho tới năm 2021 và thậm chí là sau đó, nó vẫn có thể xảy ra sai sót.
Vì vậy, hãy cẩn thận kiểm tra lại kết quả đầu ra với những gì bạn lấy từ ChatGPT. Còn đây là những gì tôi tìm thấy ở khả năng hỗ trợ của ChatGPT trong chiến lược Digital Marketing hiệu quả như thế nào đối với chiến lược SEO của bạn.
1. Yêu cầu các từ khóa liên quan tới từ khóa mục tiêu của bạn
Khi bắt đầu, bạn có thể yêu cầu ChatGPT cung cấp cho bạn danh sách các từ khóa tương tự với những từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu cho doanh nghiệp hoặc khách hàng của mình.
Ví dụ bạn là chủ cửa hàng bán Pizza ở New York và bạn đang cố gắng tăng khả năng hiển thị cho doanh nghiệp của mình. Hãy thử hỏi ChatGPT về các từ khóa liên quan tới “Pizza ở New York”.
Ở trong một số trường hợp, bạn có thể nhận được câu trả lời giúp bạn thay đổi suy nghĩ mới về doanh nghiệp của mình. Thậm chí, bạn có thể chưa bao giờ nghĩ đến việc phục vụ pizza thuần chay cho những người thích ăn chay, nhưng tùy thuộc vào môi trường, có thể sẽ có một lượng tìm kiếm tiềm năng ở những khu vực đó để tối ưu hóa.
Tất nhiên, bạn vẫn cần tìm những thuật ngữ phù hợp với chiến lược tổng thể, vì vậy ChatGPT không thể làm tất cả công việc cho bạn. Những gì nó có thể làm là cung cấp một số hướng đi để bạn thực thi trong chiến lược SEO của mình theo mong muốn.
2. Xây dựng nội dung xoay quanh các chủ đề nhất định
Khi bạn đã chọn được những từ khóa đó, đã tới lúc tạo ra nội dung để xếp hạng cho chúng. Với sự trợ giúp của ChatGPT, tôi có thể đưa những từ khóa đó vào và đặt cho nó một chủ đề để làm việc và để nó viết cho tôi một số nội dung để sử dụng.
Hãy chú ý tới ý định đằng sau prompt, bằng cách chỉ định rằng tôi muốn thể hiện mình giống như chủ doanh nghiệp nhỏ, ChatGPT sẽ tính đến điều đó để tạo ra phản hồi phù hợp hơn.
Tuy nhiên, những người làm Digital Marketing cũng cần phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng ChatGPT để viết prompt. Thông tin không chỉ có thể không chính xác mà bạn còn muốn tránh mọi nguy cơ bị đạo văn từ các nguồn trực tuyến hàng đầu khác.
Vì vậy, hãy sử dụng ChatGPT để viết trước nội dung sau đó bạn có thể làm mới nó bằng giọng văn độc đáo của riêng mình. Việc viết quảng cáo bằng AI sẽ chỉ được cải thiện theo thời gian cùng với chất lượng của nội dung. Tốt nhất là bạn nên tự mình làm quen với nó để dẫn đầu trước đối thủ.
3. Tạo danh sách từ khóa xung quanh mục đích tìm kiếm
Nếu ChatGPT có thể viết toàn bộ nội dung bằng bộ lọc được nhắc đến (ví dụ ở đây là chủ doanh nghiệp nhỏ) thì cũng không có vấn đề gì khi cung cấp nhiều từ khóa phù hợp hơn.
Bằng cách tập trung vào từ khóa và mục đích tìm kiếm, ChatGPT có thể cung cấp cho bạn một số ý tưởng tuyệt vời để phát triển thêm danh sách từ khóa của bạn.
Vậy hiện tại, khách hàng đang tìm kiếm điều gì dẫn họ đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
Tập trung vào cách diễn đạt của bạn để đáp ứng được những gì khách hàng mong muốn thay vì những gì bạn phải cung cấp. Và hãy nhớ rằng, chỉ vì ChatGPT đã đưa ra ý tưởng cho bạn không có nghĩa đó đã là một ý tưởng hay. Hãy cân nhắc và thực hiện việc nghiên cứu của riêng bạn một cách chắc chắn để biết những từ khóa nào là từ khóa cần theo đuổi.
4. Tạo Tiêu đề/ Mô tả Meta
Bạn cũng có thể tạo ra các ý tưởng khác nhau cho tiêu đề meta và mô tả meta trên trang web của mình và tập hợp chúng lại thành một ý tưởng mà bạn cảm thấy phù hợp. Tất nhiên là đừng loại bỏ cá tính ra khỏi đoạn quảng cáo của bạn.
Bạn vẫn cần thể hiện tông màu và giọng điệu thương hiệu của mình thông qua những câu quảng cáo, vì vậy hãy luôn đảm bảo tự mình cải thiện mọi thứ. Ngoài ra, nếu có những từ khóa cụ thể mà bạn biết mình muốn nhắm mục tiêu, hãy nhớ tự thêm những từ khóa đó vào.
5. Tạo câu hỏi thường gặp
Nếu bạn muốn biết mọi người đang hỏi những câu hỏi nào nhiều nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp, hãy cân nhắc việc hỏi ChatGPT thay vì tự mình tìm kiếm.
Cùng với một số nghiên cứu về câu hỏi thường gặp trên SERP và trợ giúp từ một số công cụ khác, bạn có thể tạo ra một danh sách câu hỏi với nhiều ý tưởng mà bạn có thể xây dựng nội dung xung quanh chúng.
6. Cung cấp danh sách các chủ đề tiềm năng cho chiến lược nội dung của bạn
Nhiều người làm Marketing hiện đang tìm hiểu về mức độ liên quan hiệu quả của chiến lược viết nội dung trên ChatGPT vì chiến lược này có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho mỗi chủ đề mà bạn triển khai.
Ví dụ: Nếu bạn là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến mới và muốn gợi ý mọi người về những sản phẩm độc đáo trên nền tảng của mình thì ChatGPT có thể nghĩ ra vô số chủ đề và cách thức khác nhau để bạn tạo và chia sẻ nội dung mang tính thông tin.
Tất nhiên, có vẻ như viết blog và marketing trên mạng xã hội đang là nguồn sống của rất nhiều chiến lược content marketing ngày nay. Tuy nhiên, những đề xuất thích hợp hơn như hướng dẫn cách thực hiện và biểu đồ so sánh có thể giúp bạn nghĩ ra những cách thay thế tuyệt vời để khách hàng tiếp cận được thông tin.
Và vẫn như thường lệ, bạn muốn đưa kết quả này lên vị trí cao hơn nữa. Và khán giả của bạn muốn xem gì?
Ví dụ: Các chủ ngân hàng doanh nghiệp sẽ cần một chủ đề và định dạng nội dung rất khác so với các chủ ngân hàng tiêu dùng.
7. Trợ giúp kiểm tra chính tả/ngữ pháp
Đây là một trong những chức năng ưa thích của tôi với ChatGPT. Sau khi bạn đã viết ra một số đoạn quảng cáo, hãy dán nó vào ChatGPT và yêu cầu nó chọn ra bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào có thể tồn tại.
Tôi đã sử dụng và xây dựng một số nội dung về lợi ích của dịch vụ ngân hàng trực tuyến của mình. ChatGPT đã tìm thấy và sửa lỗi chính tả của mình một cách dễ dàng. Đơn giản, hiệu quả, đem lại giá trị lớn. Đây là lý do vì sao ChatGPT chỉ mất 5 ngày để đạt được một triệu người dùng.
Một số người thậm chí còn sử dụng ChatGPT để chuyển đổi ra bài viết quảng cáo các kiểu viết phổ biến khác nhau, như định dạng ở các vùng khác nhau.
8. Tạo email tiếp cận cho các cơ hội backlink
Để xem ChatGPT thực sự có khả năng gì, hãy yêu cầu nó viết email tiếp cận các backlink cho bạn. Tôi đã đưa ChatGPT qua một bài kiểm tra nhỏ tại đây và kết quả khá thú vị.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều rằng, tôi đã đưa ra một prompt kém — tôi đã viết email như thể là tôi đang “rất cần cần” lưu lượng truy cập. Và rõ ràng là không có trang web nào muốn liên kết tới một trang web mà hiện đang gặp khó khăn, vì vậy ChatGPT đã đưa ra phản hồi của riêng mình, vượt xa những gì mà tôi yêu cầu, thông báo cho tôi về vấn đề và đưa ra giải pháp.
Tôi đã làm theo lời khuyên của chatbot và chờ nó tạo ra mẫu email tốt hơn cho tôi. Lưu ý rằng khi nói đến thành công của email marketing, bạn sẽ muốn cá nhân hóa càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ChatGPT không chỉ cung cấp cho tôi nền tảng tốt cho việc tiếp cận cơ hội backlink mà còn cung cấp cho tôi một số lời khuyên về cách tiếp cận.
9. Tạo đánh dấu lược đồ
Lược đồ là ngôn ngữ mà công cụ tìm kiếm sử dụng để hiển thị dữ liệu. Đánh dấu lược đồ là một bộ mã cho phép các công cụ tìm kiếm và hiểu thông tin trên trang web của bạn — trang web mà nó đang thu thập dữ liệu.
Có rất nhiều cách đánh dấu khác nhau cho dữ liệu mà bạn có thể sử dụng, bao gồm:
- Câu hỏi thường gặp
- Thông tin video
- Giá cả
- Xếp hạng và đánh giá
Không phải ai cũng hiểu cách mà đánh dấu lược đồ — schema markup hoạt động, vậy tại sao không để AI xử lý nó?
Để tìm câu hỏi và câu trả lời hay cho lược đồ dạng ‘Câu hỏi thường gặp’ của riêng bạn, hãy tìm kiếm từ khóa mục tiêu của bạn và xem kết quả nào xuất hiện trong thẻ trả lời và mọi người cũng hỏi của Google.
Bạn sẽ thấy những gì mà mọi người đang hỏi nhiều nhất và những gì SERP đang thu hút nhiều sự chú ý nhất.
Tạm kết về ChatGPT cho SEO
Việc sử dụng ChatGPT cho SEO về cơ bản sẽ mang lại cho bạn thêm một “nhân viên lý tưởng” để cùng lên ý tưởng. Và nhân viên đó có quyền truy cập tức thì vào nội dung trên internet.
Nếu bạn muốn khai thác tối đa ChatGPT SEO cho chiến lược SEO của mình, thì đây là một số mẹo để bạn có thể bắt tay triển khai và sử dụng nó. Và trong mỗi bước của quy trình SEO, ChatGPT đều có thể đóng vai trò riêng của mình:
- Nghiên cứu từ khóa — ChatGPT có thể tạo danh sách từ khóa để bạn xây dựng nội dung xung quanh.
- Ý tưởng và chiến lược nội dung — Bây giờ hãy đưa ra những từ khóa đó vào ChatGPT và để nó đưa ra chủ đề nội dung cho từng từ khóa cũng như những ý tưởng độc đáo để chia sẻ nội dung đó trực tuyến.
- Viết và tạo dữ liệu — Bạn lấy những ý tưởng đó và tạo ra các phiên bản nội dung khác nhau để làm việc mà bạn có thể sử dụng làm thẻ tiêu đề và mô tả meta cho Google.
- Chỉnh sửa — Sau khi soạn thảo và chỉnh sửa nội dung, hãy chạy nội dung đó qua ChatGPT một lần nữa để đánh giá và sửa lại chính tả, trình bày.
- Chia sẻ — Sau khi xuất bản nội dung của mình, bạn có thể yêu cầu ChatGPT tạo bản nháp email để tiếp cận cơ hội có được liên kết ngược để phát triển chất lượng trang web của bạn.
Khi bạn đã cảm thấy quen thuộc hơn với nền tảng này, bạn sẽ khám phá ra những cách độc đáo hơn để có thể tận dụng nó. Nhưng hãy nhớ rằng, ChatGPT chỉ là một công cụ khác được sử dụng cho SEO chứ không phải là nguồn thông tin chính xác duy nhất.
Đây vẫn là một sản phẩm mới và có rất nhiều lỗi, vướng mắc là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi đang được phát triển. Đồng tời, khả năng của nó sẽ phát triển và mở ra những khả năng sáng tạo lớn hơn cho tất cả chúng ta trong công việc của mình.
Trong tương lai với AI có vẻ đáng lo ngại đối với một số người, tuy nhiên với tư cách là một người làm marketing, chúng ta nên tận dụng nó để nâng cao quá trình sáng tạo của chính mình ngay bây giờ thay vì lo lắng việc nó sẽ thay thế chúng ta sau này.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu với SEO? Tham gia khóa học SEO tiêu chuẩn của VietMoz ngay!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả