Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM) và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) có thể là những khái niệm rất dễ bị hiểu nhầm. Chúng thường được dùng thay thế cho nhau khiến nhiều người khó lòng phân biệt hai thuật ngữ này. Tuy nhiên, đã là 1 nhà marketer, điều đầu tiên bạn cần nắm được sự khác nhau giữa chúng.
Trong bài đăng này, VietMoz sẽ định nghĩa SEM là gì, trình bày nguyên tắc nó vận hành và phân biệt sự khác nhau giữa SEM và SEO.
SEM là gì?
SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing, được hiểu là Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Quá trình này giúp website gia tăng lượt truy cập nhờ vào các hoạt động trên công cụ tìm kiếm. Theo đó, SEM bao gồm SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PSA (quảng cáo có trả tiền).
Tuy nhiên, trong quá trình các doanh nghiệp lớn triển khai SEM lại định nghĩa nó là một quá trình giúp website gia tăng lưu lượng truy cập thông qua các công cụ quảng cáo tìm kiếm có trả tiền. Như vậy, nếu đồng tình với quan điểm này thì SEM không bao gồm SEO.
Riêng trong bài viết này, VietMoz sẽ căn cứ vào định nghĩa gốc ban đầu đó là SEM bao gồm cả SEO và PSA, do chưa có cơ sở xác thực quan điểm thứ 2 là đúng.
Lợi ích của việc sử dụng SEM vào trong chiến lược Digital Marketing?
Như khái niệm SEM là gì mà VietMoz đã trả lời ở trên thì mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến luôn là gia tăng số lượng và chất lượng lượt truy cập của người dùng vào website.
SEM là điều cần thiết bởi nó luôn đảm bảo rằng việc tiếp thị trên công cụ tìm kiếm giúp doanh nghiệp dễ dàng bán được nhiều sản phẩm/ dịch vụ hơn thông qua truy vấn từ khách hàng. Nói đúng hơn là doanh nghiệp đang cầm trong tay cả 2 kênh đó là SEO và PPC.
Trong thời buổi Digital Marketing phát triển kéo theo nhiều công cụ tiếp thị kỹ thuật số ra đời, thì SEM luôn là 1 trong những lựa chọn hàng đầu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Nó giống như kiểu cứ đầu tư là chắc chắn sẽ thu được tiền về, tất nhiên nó cũng phải đi kèm nhiều yếu tố quan trọng khác nữa ví dụ như sản phẩm, nhu cầu của người dùng.
Ưu điểm và nhược điểm của SEM
Ưu điểm
Phù hợp với thời đại kỹ thuật số
Khi mà cuộc sống con người không thể thiếu mạng lưới Internet, quá trình giao dịch online diễn ra liên tục nên hành vi mua hàng cũng vì thế mà thay đổi. Thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Facebook,…người dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm và thanh toán theo hình thức online. Nhờ SEM mà quá trình này diễn ra một cách sôi động hơn, bắt nhịp với cách sống của con người trong thời buổi hiện nay.
Thúc đẩy tiến trình mua bán
Trong mô hình Internet Marketing, SEM thuộc tuyến “đầu tàu” có nhiệm vụ thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh giúp website đứng vị trí top đầu kết quả tìm kiếm thì nó còn có khả năng tùy biến và thiết lập quảng cáo trong giây lát. SEM hỗ trợ SEO gia tăng độ phủ cho nhiều từ khóa trong cùng một thời điểm nhất định.
Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Với các kết quả tìm kiếm đứng top 1 giúp người dùng nhìn thấy ngay và truy cập, đồng thời giảm thiểu thời gian xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu như một website mới lập thì sẽ cần ít nhất là 1 năm để tăng lượng traffic thực kết hợp danh tiếng thương hiệu cho doanh nghiệp. Thì giờ đây khi bạn kết hợp SEM với các chiến lược SEO phù hợp, quá trình này sẽ rút ngắn lại.
Nhược điểm
Mức độ cạnh tranh gay gắt
Với thị trường kinh doanh ngày càng bùng nổ như hiện nay, thì việc đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ là không hề ít. Khi mà ai cũng đang dùng thời gian, công sức, tiền bạc nhằm lấy được thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Chi phí cao
Đã là tiếp thị công cụ tìm kiếm thì phải trả tiền cho các quảng cáo, muốn tiếp cận được tệp khách hàng lớn thì số tiền chi ra càng nhiều. Tất nhiên nó còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, từ khóa khó hay dễ….
Công thức tính đơn giản nhất đó là:
Số tiền mà bạn cần trả = Số người click vào quảng cáo * đơn giá.
Như vậy càng nhiều người click vào quảng cáo của bạn thì số tiền bạn cần chi ra càng lớn.
Dễ bị bỏ qua
Hiện nay không thiếu các quảng cáo xuất hiện nhiều, liên tục cản trở quá trình tìm kiếm của người dùng. Điều này khiến rất nhiều người khó chịu và bỏ qua, vì vậy một khi đã xác định dùng SEM trong chiến lược kinh doanh thì phải biết cách chấp nhận.
Kỹ thuật SEM
Như nội dung được VietMoz trình bày ở trên, SEM được cấu thành với SEO và SEM. Vậy để cải thiện sự hiện diện trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm, cũng như đạt được thứ hạng cao hơn, bạn hãy tham khảo một số kỹ thuật cơ bản ngay sau đây:
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO hay còn được hiểu là tối ưu hóa trang web của bạn nhằm đạt được thứ hạng cao hơn cho các từ khóa nhất định trên công cụ tìm kiếm. Việc áp dụng nguyên tắc SEO là nền tảng quan trọng giúp bạn tạo ra những nội dung chất lượng và thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng.
Trong quá trình SEO, bạn sẽ được va chạm các quy trình cần thiết sau đây:
- Technical SEO: tối ưu trang web giúp Google thu thập thông tin và lập chỉ mục các bài viết nội dung trên trang.
- Onpage SEO: tối ưu từng trang một, biên tập nội dung đạt chất lượng thông qua việc tối ưu tiêu đề, đoạn mô tả, hình ảnh, liên kết nội bộ, URL…
- Content SEO: tối ưu nội dung bài viết trên 1 từ khóa nhất định nhằm đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả SERPs.
- Off page SEO: tối ưu các hoạt động ngoài trang web trong việc nỗ lực cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.
- SEO Local: tối ưu hóa trang wenb nhằm giúp mọi người có thể và ghé thăm địa điểm cửa hàng của bạn.
Tại sao SEO quan trọng
Việc sử dụng SEO trong chiến lược kinh doanh dài hạn được xem là một hướng đi sáng suốt, vì bạn không phải thanh toán để có một được thứ hạng cao hơn trên kết quả SERPs.
Dưới đây là một số lý do chứng minh SEO quan trọng:
- Có vị trí thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm bền vững, gia tăng lượt nhấp tự nhiên.
- Tính thẩm quyền, độ uy tín cho trang web cao hơn. Cụ thể khi bạn được thứ hạng cao hơn đồng nghĩa với việc Google đánh giá các trang thông tin mà bạn cung cấp là đúng và phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng.
- Tiết kiệm nguồn lực, tối ưu chi phí.
- Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
- Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
Quảng cáo tìm kiếm có trả tiền (PSA)
Với quảng cáo tìm kiếm có trả tiền là bạn sẽ trả tiền để xuất hiện ở vị trí cao nhất nhằm thu hút lưu lượng truy cập trên công cụ tìm kiếm.
Người dùng dễ dàng thấy được quảng cáo có trả phí xuất hiện trên hầu hết mọi trang kết quả tìm kiếm. Thông thường chúng sẽ ở ngay đầu hoặc cuối trang bao gồm phần chỉ định “Ad” nhằm giúp người dùng biết đó là vị trí của kết quả quảng cáo trả tiền.
Ngoài ra, một số quảng cáo tìm kiếm có trả tiền cũng hay xuất hiện dưới dạng danh sách sản phẩm hay còn được biết đến với thuật ngữ PLA – Quảng cáo mua sắm.
PPC hoạt động như thế nào?
Hiện nay, việc tiến hành PPC trở nên khó khăn hơn do xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng cho mục tiêu kinh doanh cho riêng mình bằng các phương pháp khác nhau.
Dưới đây, VietMoz chỉ dẫn bạn các bước cơ bản để PPC hoạt động:
- Bước 1: Tạo một tài khoản Google Ads.
- Bước 2: Tạo chiến dịch và xác định các từ khóa quảng cáo và nhóm quảng cáo chính.
- Bước 3: Chọn nhóm đối tượng mục tiêu. Đây là nhóm người mà bạn đã xác định dựa trên nhân khẩu học, sở thích,…và có hứng thú với quảng cáo của bạn.
- Bước 4: Chạy chiến dịch bằng cách thanh toán.
- Bước 5: Theo dõi đo lường tối ưu chi phí cho chiến dịch, thay đổi linh hoạt phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn chạy quảng cáo Google cho người mới bắt đầu
Khi nào bạn nên sử dụng quảng cáo PPC?
Khi bạn muốn kết quả nhanh thì nên sử dụng quảng cáo PPC. Nếu bạn sử dụng SEO thì sẽ lâu hơn, do cần thời gian để lên Top.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực thi trên nhiều dự án trong và ngoài nước, VietMoz khuyên bạn kết hợp cả SEO lẫn PPC. Cụ thể bạn bắt đầu chiến dịch chạy quảng cáo song song với SEO web để có thứ hạng bền vững. Điều này giúp bạn gia tăng lưu lượng truy cập cũng như mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và bán được nhiều sản phẩm hơn.
Sự khác nhau giữa SEM và SEO là gì?
Nếu như SEM là sử dụng chiến thuật quảng cáo trả phí để xuất hiện đầu tiên trong Serps thì SEO lại sử dụng các chiến lược không phải trả tiền để gia tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả hai nhằm bổ trợ cho nhau để gia tăng tỷ lệ lưu lượng truy cập và giá trị chuyển đổi. Nhưng không có nghĩa là chúng giống và thay thế được cho nhau.
So sánh về tính năng chính của SEM và SEO
Theo như Backlinko bàn về tổng quan các tính năng chính của SEM và SEO: Thì SEM là một thuật ngữ cao cấp bao gồm SEO, PPC. Còn SEO là thực hành liên tục để tối ưu một trang web xếp hạng trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.
Đối với SEO sẽ được phân chia thành 4 danh mục là SEO onpage, SEO offpage, SEO kỹ thuật và tín hiệu tương tác của người dùng.
- SEO Onpage: Đây là nơi mà người làm SEO cần tối ưu trang web của mình thông qua các từ khóa mà người dùng tìm kiếm bằng cách tối ưu Title, thẻ mô tả, hình ảnh, URL,…
- SEO Offpage: Liên quan đến việc xây dựng chiến lược link building nhằm truyền tín hiệu và thẩm quyền từ các trang web khác đến web của mình. Ngoài ra nó còn là các tín hiệu như E-A-T và chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội.
- SEO Technical: Đây là nơi đảm bảo cho nội dung bạn đã trình bày trên trang website được Google và các công cụ tìm kiếm khác thu thập dữ liệu để lập chỉ mục. Nó còn bao gồm cả các yếu tố kỹ thuật khác giúp quá trình load trang web nhanh hơn.
- Tín hiệu tương tác của người dùng: Hiểu một cách đơn giản là khách hàng khi truy cập vào trang web của bạn có tìm được nội dung mình mong muốn hay không. Nếu như trang bạn có tỷ lệ thoát cao đồng nghĩa với việc nội dung trên trang của bạn không làm thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng. Điều này khiến cho thứ hạng trang của bạn bị giảm xuống theo thời gian, hoặc có thể người dùng tìm kiếm từ khóa đó thì trang của bạn sẽ không hiển thị trên đầu kết quả tìm kiếm.
Đối với PPC thì được cấu thành bởi các yếu tố sau: đặt giá thầu, điểm chất lượng, bản sao quảng cáo, nhóm quảng quảng cáo và quản lý tài khoản.
- Đặt giá thầu: Đây là bước cần có bất kể bạn sử dụng Google Ads hay Bing Ads. Trên một từ khóa cụ thể bạn sẽ tiến hành đặt giá thầu, khi người dùng tìm kiếm từ khóa đó thì quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị.
Thứ hạng của các quảng cáo sẽ được sắp xếp tỷ lệ thuận với số tiền mà ai đó đặt giá thầu. Vì vậy ai là người trả giá cao nhất thì quảng cáo của họ sẽ xuất hiện trên cùng so với những quảng cáo cho 1 từ khóa tương tự.
Và bạn sẽ trả số tiền mà mình đã đặt giá thầu trước đó, cụ thể số tiền này sẽ tính cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn (CPC).
- Điểm chất lượng: Đây là 1 chỉ số vô cùng quan trọng của Google Ads. Nó giúp Google đánh giá được quảng cáo của bạn có phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng hay không.
Điểm chất lượng được tính dựa trên tỷ lệ nhấp, chất lượng của trang đích và điểm chất lượng tổng thể đối với tài khoản Google Ads của bạn. Điểm chất lượng quảng cáo của bạn càng cao thì bạn sẽ được giảm giá tiền cho mỗi lượt nhấp chuột.
- Bản sao quảng cáo: Là sao chép và dán chiến dịch, nhóm quảng cáo, đối tượng và từ khóa. Bản sao quảng cáo của bạn càng hấp dẫn thì điểm chất lượng càng cao. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ trả số tiền ít hơn cho cùng một lần nhấp. Ngược lại nếu bản sao quảng cáo của bạn kém hấp dẫn không ai nhấp vào thì điểm chất lượng của bạn cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Và PPC của bạn lúc này sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
- Nhóm quảng cáo và quản lý tài khoản: Đây là nơi giúp bạn tối ưu chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo Google Ads của mình hiệu quả hơn.
Cách để phân biệt kết quả truy vấn của một PPC và một SEO
Với một truy vấn tìm kiếm “coffee maker”, kết quả tìm kiếm hiển thị như hình dưới:
Như bạn có thể thấy ví dụ về SEM được tô màu đỏ, trong đó Meta đã sử dụng chiến lược tiếp thị công cụ tìm kiếm và hiển thị kết quả đầu tiên. Với kết quả bên dưới của Dienmayxanh sử dụng chiến lược SEO không phải trả tiền cho truy vấn máy pha café.
Khá nhiều người phân vân không biết loại hình SEO hay SEM mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên câu trả lời là nó phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn, và SEM sẽ không thực sự hiệu quả tối đa nếu bỏ qua chiến lược SEO.
Trường hợp đặt SEM khởi chạy chiến dịch quảng cáo cho một web mới thì sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hiển thị nhanh chóng. Ngược lại nếu dùng chiến lược SEO bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để trang web mới đó hiển thị trong Serps.
Paid Search có giống với SEM hay không?
Có thể rất nhiều người không khỏi băn khoăn rằng khi chúng ta có thể trả tiền để trang web của mình xuất hiện cao hơn trong SERP, thì Paid Search có giống với SEM không? Câu trả lời là Không, mặc dù paid search là một trụ cột không thể thiếu trong SEM, tuy nhiên cả hai chiến lược này hoàn toàn khác nhau.
Vì SEM là một chiến lược rộng hơn và nó có thể bao gồm các chiến thuật SEO và Paid Search.
SEM: Các thuật ngữ liên quan
Advertising network:
Mạng quảng cáo là một nền tảng chuyên kết nối các doanh nghiệp muốn chạy quảng cáo với các trang web muốn lưu trữ chúng. Nó tập hợp không gian quảng cáo nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà quảng cáo.
CTR
Tỷ lệ nhấp cho biết tỷ lệ phần trăm những người nhấp vào quảng cáo của bạn. Trong đó:
CTR càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nhắm mục tiêu đúng người, nội dung trình bày hấp dẫn mới thu hút nhiều người xem cùng nhấp vào.
CPA
Cost Per Action là hình thức tính phí dựa vào dự thay đổi hành động của người tham khảo thông tin sang gọi điện hoặc nhắn tin…
CPC
Cost Per Click là việc tính phí quảng cáo cho các lượt nhấp xem của khách hàng vào kết quả tìm kiếm được quảng cáo.
CPM
Cost Per Mile là việc tính phí cho 1000 lần xuất hiện quảng cáo đối với khách hàng.
ROI
ROI Là tỷ suất lợi nhuận được tính dựa vào doanh thu thu được từ quảng cáo, trong đó:
- Công thức tính tỷ suất hoàn vốn là: ROI (%) = Lợi nhuận ròng/ Chi phí đầu từ *100%.
- Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu được định nghĩa SEM là gì? Cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa SEO và SEM. Và dù cho bạn chọn chiến thuật nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là phải đánh giá được nhu cầu cụ thể mà mình hướng đến. Từ đó lựa chọn cách duy trì, phát triển chiến lược kinh doanh của bạn hiệu quả hơn ở hiện tại và trong tương lai.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://blog.alexa.com/what-is-sem/#difference
- https://www.wordstream.com/search-engine-marketing
- https://blog.hubspot.com/insiders/seo-sem-faqs
- https://backlinko.com/hub/seo/seo-vs-sem
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả