Semantic keywords là một phần quan trọng trong việc nghiên cứu từ khóa mà người làm SEO không được bỏ qua. Nhờ nó mà công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trang có chiều sâu ,đầy đủ thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng.
Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của semantic keywords trong việc lập chỉ mục, cũng như cách sử dụng nó trong chiến lược SEO nhằm cải thiện xếp hạng trang tốt hơn.
Semantic keywords là gì?
Semantic keywords là từ khóa chỉ về mặt ngữ nghĩa, là những từ khóa liên quan đến bộ từ khóa chính mà bạn cần SEO lên top kết quả tìm kiếm.
Việc sử dụng từ khóa về ngữ nghĩa giúp Google xác định được ý muốn của người dùng, từ đó trả kết quả phù hợp nhất.
Để giúp bạn dễ hình dung hơn tôi sẽ lấy ví dụ như sau:
Khi bạn viết bài về “Trung tâm đào tạo SEO” từ khóa có thể là tên doanh nghiệp, con người, môi trường làm việc…Để Google hiểu hơn về chủ đề bài viết bạn cần sử dụng các từ khóa chuyên ngành vào bên trong.
Các từ khóa Semantic của “Trung tâm đào tạo SEO”: Seo cơ bản, Seo Onpage, Seo Offpage, Backlinks, Content Marketing, Website, Tối ưu Web, lớp học SEO, đào tạo SEO tại Hà Nội, dạy SEO, chứng chỉ SEO…Với những từ khóa này sẽ giúp Google biết rằng bài viết của bạn đang đề cập đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website.
Ngoài ra, trong thực tế mỗi người không truy vấn bằng một từ khóa nhất định…Thay vào đó, họ sử dụng các từ khóa bổ sung nhằm mang lại kết quả chính xác. Điều đó khẳng định rằng, không phải kết quả của Google lúc nào cũng đúng, rằng nó chỉ đoán và đưa ra các kết quả sao cho phù hợp với ý định của người dùng.
Vai trò của Semantic Keyword?
Sẽ thật vô nghĩa nếu bạn chỉ biết vùi đầu vào làm theo người ta, mà không biết mục đích vai trò của Semantic Keyword trong SEO. Dưới đây là 3 vai trò chính của từ khóa ngữ nghĩa liên quan:
Đạt thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm
Đây chắc chắn là vai trò đầu tiên mà tôi muốn đề cập tới, việc sử dụng các từ khóa ngữ nghĩa bổ trợ thêm sẽ giúp Googlebot hiểu thông tin mà bạn đang trình bày. Nhờ đó, mà việc vượt mặt nhiều đối thủ là chuyện đương nhiên. Bởi bộ máy tìm kiếm nhận định rằng: bạn là 1 chuyên gia trong một lĩnh vực đó và cho lên top các từ khóa liên quan.
Nội dung chất lượng hơn
Sẽ thật nhàm chán nếu bạn chỉ xoay quanh mãi một từ khóa chính trong suốt bài viết, chắc hẳn người đọc sẽ cảm thấy thiếu thiếu gì đấy. Không cần phải ép mình dùng những từ ngữ hoa mỹ, thay vào đó bạn nên chèn những từ khóa có ý nghĩa tương tự. Điều này góp phần giúp văn trình bày của bạn trở nên mượt và thu hút hơn.
Đáp ứng những yêu cầu của thuật toán Google
Việc bổ sung các Semantic Keyword sẽ giúp thuật toán của Google hiểu nhanh hơn cụ thể là Google Rankbrain và Google Hummingbird. Cả hai đều giúp Google loại bỏ những website đã và đang lạm dụng việc nhồi nhét từ khóa để lấy được thứ hạng cao hơn.
Trong đó:
- Google Rankbrain: Là hệ thống trí tuệ nhân tạo AI kết nối ngữ nghĩa Website, cũng là một trong những thành phần thuật toán cốt lõi của Google.
- Google Hummingbird: Nhằm xác định ý nghĩa thật sự của những từ khóa đang được tìm kiếm. Ví dụ: Bạn nhớ đến bộ phim của Trung Quốc có hình ảnh Tôn Ngộ Không, Sư phụ và 2 đồ đệ nữa nhưng không nhớ chính xác tên bộ phim đó là gì. Lúc này bạn có thể gõ 1 nhà sư 3 đồ đệ, hoặc câu từ gì đó liên quan đến bộ phim này. Y như rằng kết quả Google sẽ trả về là bộ phim Tây Du Ký như hình ảnh dưới đây:
Ưu điểm của nghiên cứu từ khóa ngữ nghĩa là gì?
Tỷ lệ nhấp cao hơn: Khi bạn phân bổ các từ khóa ngữ nghĩa đồng đều bổ sung cho từ khóa chính làm cho nội dung văn bản chất lượng hơn. Lúc này Google sẽ ưu tiên hiển thị bạn trên kết quả tìm kiếm cao hơn hẳn các đối thủ khác, hiển nhiên CTR của bạn cũng vì thế mà được cải thiện.
Giá thầu tối thiểu thấp hơn: Nhờ cải thiện từ khóa ngữ mà mức độ nội dung liên quan hơn dẫn tới giá thầu tối thiểu thấp hơn.
Điểm chất lượng cao hơn: Tại sao lại nói như vậy là vì khi bạn đạt được mức độ liên quan cao về mặt nội dung xung quanh các từ khóa ngữ nghĩa, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá nội dung của bạn đạt điểm chất lượng và xếp hạng tốt hơn.
5 cách tìm Semantic Keywords
Có thể bạn đang hoang mang trong việc liệt kê danh sách các từ khóa ngữ nghĩa bổ trợ cho việc phát triển nội dung bài viết của mình. Yên tâm, dưới đây là 5 cách giúp bạn tìm Semantic Keywords thông qua các công cụ hỗ trợ phổ biến.
Google Related Search Suggestions
Google Related Search Suggestions cụ thể là sử dụng Google để tìm kiếm các từ khóa ngữ nghĩa liên quan bằng cách gõ từ khóa chính vào thành công cụ tìm kiếm như hình dưới đây:
Lưu ý: Để tìm thấy Semantic Keywords bạn cần kéo chuột xuống chân trang nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng “People also ask” (Mọi người cũng hỏi) thường hiển thị ở dòng 2 hoặc 3 của SERP. Chính Google cũng đã và đang tận dụng các câu hỏi liên quan mà người dùng truy vấn để cho ra kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, tính năng này thường xuất hiện khi bạn tìm kiếm bằng ngôn ngữ là tiếng anh hơn là tiếng việt.
Google Search Results
Đây là một cách khá hay để bạn tận dụng công cụ Google trong việc tìm kiếm từ khóa ngữ nghĩa. Hầu hết các thông tin mà Google cung cấp đều có giá trị về các thuật ngữ, cụ thể khi công cụ tìm kiếm trả về kết quả truy vấn bạn sẽ thấy những cụm từ tìm kiếm liên quan được bôi đen ở thẻ mô tả.
Tất nhiên bạn phải thông minh trong cách chọn lựa các từ nối khác để có thật nhiều từ khóa ngữ nghĩa liên quan như hình ảnh minh họa trên.
Google Ads Tool
Với dân chạy quảng cáo Google Ads hẳn không còn xa lạ với cách tìm từ khóa liên quan đến từ khóa chính của họ. Đây hẳn là một tài nguyên tuyệt vời để khai phá nếu bạn biết cách tận dụng.
Trong quá trình lập bảng kế hoạch bạn có thể tìm hiểu thêm về mức độ phổ biến và tỷ lệ tìm kiếm cho các từ khóa chính mà mình đang xem xét. Google cũng cung cấp tần suất người tìm kiếm từ khóa đó để bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa. Nói chính xác thì nhà phát triển nội dung có thể xác định được những từ khóa nào ở mức phổ biến cao và các cụm từ tìm kiếm phổ biến liên quan đến chúng.
Google Trends
Công cụ này cung cấp khá nhiều những thông tin hữu ích trong quá trình tìm từ khóa, cụ thể bạn có thể xem các từ khóa liên quan đang có xu hướng tăng hay giảm và khu vực mà chúng đang phổ biến nhất hiện nay.
Google Trends cũng cung cấp thông tin về các từ khóa ngữ nghĩa và chủ đề liên quan, ví dụ như hình ảnh dưới đây:
Tại đây bạn có thể thấy các chủ đề và cụm từ tìm kiếm liên quan với hiệu suất gia tăng ở cột bên cạnh. Nhìn chung cả 2 danh sách này đều cung cấp các thông tin giá trị về lượt tìm kiếm liên quan đến từ khóa chính là “tập yoga”.
Social Monitoring Tools
Nếu bạn chưa biết qua những công cụ Social Monitoring này, thì có thể hiểu chúng là các công cụ giám sát xã hội. Cụ thể nó giúp bạn theo dõi các cuộc trò chuyện mà khách hàng đang đề cập về ngành lĩnh vực của bạn thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Điều này không khác gì việc khảo sát ý kiến từ người dùng cũng như các khách hàng tiềm năng của mình trong tương lai. Hơn hết nó cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hay ho về các từ khóa ngữ nghĩa phục vụ cho việc phát triển nội dung trọn vẹn, chỉn chu hơn.
Có khá nhiều công cụ Social Monitoring để bạn chọn lựa, tuy nhiên chúng vẫn chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo một trong số đó như
Tuy nhiên, các công cụ trên đều trả phí đồng nghĩa với việc bạn phải trả một khoản tiền mỗi tháng mới có thể sử dụng chúng trong việc tìm từ khóa ngữ nghĩa liên quan.
Semrush
Chắc bạn cũng chẳng lạ lẫm gì với công cụ nghiên cứu từ khóa này, Semrush hỗ trợ khám phá thông tin, tỷ lệ tìm kiếm liên quan cho một cụm từ nhất định. Sở hữu bộ máy chứa 142 cơ sở dữ liệu địa lý và gần 20 tỷ từ khóa, việc trả lời cho bạn đáp án từ khóa ngữ nghĩa là chuyện hết sức đơn giản.
Để thực hiện bạn chọn Keyword Magic Tool => gõ cụm từ khóa chính và Tìm kiếm như hình dưới:
Bạn sẽ thu về kết quả dưới đây:
Tất nhiên bạn sẽ cần chọn lọc chứ không phải góp nhặt chúng về hết để nhồi nhét vào bài viết hay trang của mình. Điều quan trọng nhất bạn vẫn nên nhớ là phải thỏa mãn trải nghiệm cũng như ý định tìm kiếm của người dùng đầu tiên. Chỉ có như vậy thứ hạng trang của bạn mới cải thiện được theo thời gian.
Ngoài công cụ Semrush bạn cũng có thể tìm hiểu một số công cụ hỗ trợ tương tự như Ahrefs, Keywordtool.io…
Những cách tối ưu nội dung theo Semantic Keywords
Có thể thấy việc sử dụng từ khóa ngữ nghĩa liên quan là cánh tay trái đắc lực giúp nội dung của bạn toàn diện hơn. Tuy nhiên tìm ra chúng là một việc mà sử dụng lại là một việc hoàn toàn khác, đó là lý do mà bạn cần tìm hiểu mục này để vận dụng nó hiệu quả hơn.
Xây dựng outline trước khi viết bài
Outline được ví như một bộ xương trần trụi, việc có cấu trúc từ đầu đến chân sẽ giúp bạn biết cách để thêm bớt hoàn thiện các bộ phận còn lại. Khi có dàn ý cụ thể, bạn sẽ viết nhanh hơn mà không phải suy nghĩ đắn đo có còn thiếu ý nào nữa hay không. Hơn hết nó còn giúp bạn trình bày triển khai ý chính luôn đúng trọng tâm, tránh lạc hướng chủ đề cần phân tích.
Content dài, có độ sâu
Ngày nay các bài viết ngắn không còn được ưu tiên như trước đây, bởi chúng không đáp ứng cũng như thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng. Việc viết ngắn khó lòng giải quyết những thắc mắc trong lòng độc giả, đó là lý do vì sao nhiều website hiện nay tập trung cho những content dài có nội dung chất lượng.
Vậy độ dài lý tưởng nhất là bao nhiêu? Về cơ bản hầu hết các bài viết nên tối thiểu là 1000 chữ, ngoài ra còn tùy vào chủ đề nội dung mà bạn hướng đến để có thể khai thác phân tích sâu thêm.
Sáng tạo nội dung nhờ từ khóa ngữ nghĩa liên quan
Bạn có thể tận dụng sức mạnh từ key chính để tìm hiểu thêm Semantic Keywords, nhằm bổ sung thêm các nội dung bổ trợ. Nói chính xác là bạn sẽ thêm những ý liên quan và phát triển thêm dàn ý của mình được đầy đủ hơn.
Ví dụ như với từ khóa “ đi du lịch Sapa” khi truy vấn trên công cụ tìm kiếm của Google nó sẽ trả về các kết quả liên quan. Tìm các kết quả liên quan ở dưới chân trang bạn sẽ bổ sung một số ý h2 hoặc h3 là:
- Chi phí đi Sapa tự túc từ Hà Nội là bao nhiêu?
- Kinh nghiệm đi Sapa 3 ngày 2 đêm
Kết luận
Semantic Keywords quả thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng content website chuẩn chỉnh hơn. Vì việc tìm khóa ngữ nghĩa cũng không khác gì tìm kiếm từ khóa chính nhằm áp dụng tốt hơn trong chiến dịch SEO của mình.
Mong rằng với nội dung hữu ích mà chúng tôi đã đề cập ở trên sẽ giúp bạn vận dụng một cách linh hoạt hơn trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Nguồn: www.vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả