Subdomain với Subfolder, cái nào tốt hơn cho SEO? Một trong những ‘tranh luận’ lớn nhất và chưa thấy hồi kết trong SEO chính là cuộc tranh luận giữa Subdomain và Subfolder.
Cái nào tốt hơn cho SEO? Và nó có thực sự tạo ra được sự khác biệt? Nếu như một blog được lưu trữ ở trên một tên miền phụ (Subdomain) thì có nên di chuyển nó vào một thư mục con (Subfolder) hay không? Lập trường của Google về điều này là gì?
Đây chỉ là một vài câu trong số rất nhiều câu hỏi mà bạn có thể thường bắt gặp ở trong cộng đồng làm SEO trên các trang mạng xã hội, forum,..v.v. Tuy nhiên, các phản hồi dành cho những câu hỏi này thường lại rất khác nhau và dẫn tới có nhiều ý kiến trái chiều.
Vì vậy, trong bài viết này, tôi muốn làm rõ về sự ‘nhầm lẫn’ cũng như giúp các bạn giải quyết các tranh luận về ‘Subdomain so với Subfolder’. Tôi sẽ bắt đầu đi sâu từ các kỹ thuật SEO rồi tiếp đến là ảnh hưởng của chúng với thương hiệu doanh nghiệp và đưa ra các trường hợp tốt nhất để bạn có thể sử dụng chúng.
Cụ thể hơn, chúng ta hãy bắt đầu xem xét:
Subfolder là gì?
Subfolder (Thư mục con) là một loại phân cấp trang web dựa theo tên miền gốc, sử dụng các thư mục để tổ chức nội dung trên một trang web.
Trước đây, với mã hóa HTML, một nhà thiết kế web sẽ thực hiện việc tạo ra các thư mục và đặt các trang web nhỏ vào các thư mục đó. Đây là lý do tại sao chúng lại được gọi là ‘thư mục con’ hay Subfolder.
Điều này cũng rất giống với cách lưu trữ tệp đang được hoạt động trên máy tính để bàn, nơi bạn có thể tạo ra thư mục và đặt hình ảnh hay tệp dữ liệu vào các thư mục. Cũng tương tự như trên máy tính, các thư mục trực tuyến cũng sẽ có tên dạng như /cach-lam-seo/. Đây chính là nơi mà tất cả các trang HTML tiện ích sẽ đi tới.
URL Subfolder
Trong một URL, ‘thư mục con’ sẽ đứng sau thư mục gốc hoặc là tên miền. Ví dụ: tên miền gốc của VietMoz Academy là vietmoz.edu.vn. Vì vậy, URL Subfolder có thể là vietmoz.edu.vn/cach-lam-seo/.
Khi nhắc tới Subfolder, bạn hãy nghĩ đến một cấu trúc tương tự như những con ‘búp bê Nga’ lồng vào nhau, mỗi thư mục có thể xây dựng với nhau gần như ‘vô hạn’. Điều đó có nghĩa là bạn có thể có một Subfolder trong một Subfolder khác bên trong một Subfolder cho tới khi có hàng chục, hàng trăm lớp… mà vẫn chưa hết.
Tuy điều này có thể thực hiện được nhưng không có nghĩa là bạn nên làm điều đó.
Bởi vì, việc có quá nhiều lớp Subfolder có thể sẽ trở thành ‘cơn ác mộng’ đối với SEO. Chuỗi URL sẽ trở nên dài và khó hiểu, trải nghiệm người dùng sẽ gặp rủi ro với mỗi lần nhấp chuột để có thể đi tới phần nội dung tiếp theo và trình thu thập thông tin của Google chỉ có hạn.
Mặt khác, các Subfolder có thể rất tốt cho SEO nếu như bạn biết sử dụng đúng, vì chúng giữ cho mọi liên kết ngược (Backlink) mà bạn nhận được, các cơ quan quản lý tên miền và quản lý trang được liên kết với nhau một cách chặt chẽ với tên miền gốc. Tới khi trang web trở nên ‘dễ dàng’ trong việc điều hướng hơn (các URL ngắn và đơn giản) thì có nghĩa là bạn đã có thể tiếp thị các trang trên trang web hoặc trang đích cụ thể bằng URL của chúng mà không gây nhầm lẫn cho các đối tượng mà bạn hướng tới.
Bố cục trên Subfolder hữu ích
Một trang web toàn diện cũng có thể được coi là có thẩm quyền hơn trên một trang web chỉ tập trung vào một phần chi tiết trong một chủ đề.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trang web chi tiết ít có thẩm quyền hoặc hữu ích.
Một trang web bao gồm toàn bộ chiều rộng và chiều sâu của chủ để có thể sẽ thu hút được nhiều liên kết hơn và được công nhận là có thẩm quyền.
Vì lý do đó, một trang web có thể chọn sử dụng các Subfolder trên phương pháp tiếp cận Subdomain.
Một lý do khác để sử dụng bố cục Subfolder là có sự chồng chéo giữa các phần khác nhau, tạo tính liên quan, khăng khít giữa các chi tiết.
Ví dụ như ai đó mua ngũ cốc giảm cân, đồ ăn healthy trực tuyến có thể sẽ muốn chọn cho mình một bộ quần áo tập thể dục để sử dụng khi làm việc tại nhà.
Một trang có cả hai mục sẽ hữu ích hơn một trang chỉ tập trung vào mỗi cái này hay cái kia.
Subdomain là gì?
Subdomain (Tên miền phụ) cũng là một loại phân cấp trang web dựa theo thư mục gốc, nhưng thay vì sử dụng các thư mục để sắp xếp các nội dung trên cùng một trang web, thì nó sẽ có một trang web của riêng mình. Subdomain này tuy vẫn được liên kết chặt chẽ với thư mục gốc, nhưng nó sẽ có hệ thống quản lý riêng về nội dung, mẫu, công cụ phân tích,.v.v.
Cấu trúc của ‘Tên miền phụ’ khá phẳng ở các cấp cao nhất. Bạn sẽ có thư mục gốc của mình, sau đó sẽ là tất cả các miền phụ ở phía bên dưới được xếp ngang hàng với nhau. Tất cả các Subdomain đều ở cùng trong một cấp, sẽ không có trường hợp miền phụ ở trong một miền phụ giống như bạn làm với một Subfolder trong một Subfolder.
Google coi các Subdomain là các trang web độc lập riêng biệt
Google luôn coi các miền phụ là các trang web khác nhau, tách biệt hoàn toàn với tên miền chính.
Điều này là hiển nhiên trong Google Search Console, nơi mà các miền phụ phải được xác minh riêng biệt với nội dung đang tồn tại trong trang web (tên miền) chính.
John Mueller của Google đã giải thích về điều này trong Video quản trị trang web:
“Bạn sẽ cần xác minh các Subdomain một cách riêng biệt trong Search Console, thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong cài đặt và theo dõi hiệu suất tổng thể ở trên mỗi tên miền phụ.
Chúng tôi phải học cách thu thập dữ liệu từ chúng một cách riêng biệt nhưng phần lớn đây chỉ là hình thức trong vài ngày đầu tiên.”
Tại sao lại sử dụng Subdomain?
Có những lý do về mặt kỹ thuật, thương hiệu và SEO sẽ trả lời cho bạn về lý do tại sao mà nhà xuất bản lại chọn lưu trữ nội dung ở trên Subdomain.
1. Lý do về mặt kỹ thuật khi sử dụng Subdomain
Nhà phát triển web có thể lựa chọn lưu trữ các phiên bản trang web thử nghiệm trên Subdomain được bảo vệ bằng mật khẩu (trang web thử nghiệm là bản sao của trang web chính do nhà phát triển tạo ra, để thử nghiệm các mẫu thiết kế web mới).
Thật dễ dàng để có thể thiết lập cơ sở dữ liệu mới và cài đặt phiên bản mới nhất của trang web ở trong Subdomain đó y sao như web gốc (phiên bản của trang web mà khách truy cập).
Miễn là ở Subdomain không được liên kết tới bất kỳ đâu trên web chính, các trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm (nói chung) sẽ không thể tìm được miền phụ đó. Nếu làm như vậy, các công cụ tìm kiếm không thể thu thập dữ liệu trên trang web thử nghiệm vì nó hiện đang được bảo vệ bằng mật khẩu.
Ở trong cấp độ kỹ thuật, trang web thử nghiệm được lưu trữ trên Subdomain có thể sẽ có cùng cấu trúc thư mục, URL và các liên kết cố định y như trang chính đang tồn tại trên trang web.
Ngược lại, việc lưu trữ một trang web thử nghiệm ở trên một Subfolder sẽ phức tạp hơn và các lỗi trong cấu trúc liên kết có thể sẽ xuất hiện.
Vì lý do kỹ thuật, các nhà phát triển web có thể thấy dễ dàng hơn khi tạo cơ sở dữ liệu mới cho miền phụ và coi đó giống như một trang web độc lập, giữ cho tất cả cơ sở dữ liệu và tệp CMS hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của trang web chính.
Việc chia nhỏ một trang web trên một Subdomain sẽ cho phép nhà phát triển dễ dàng sử dụng 100% các công nghệ và mẫu bố cục khác nhau mà không lo ảnh hưởng tới ‘sức mạnh’ của trang web chính.
2. Lý do về mặt thương hiệu khi sử dụng Subdomain
Thương hiệu cũng là một lý do khác để sử dụng Subdomain.
Ví dụ: nhà xuất bản thường chọn việc lưu trữ các phần hỗ trợ của họ ở trên một Subdomain.
Tại đó, người dùng có thể tìm thấy được các tệp, tài liệu để tải xuống, các câu hỏi thường gặp và diễn đàn hỏi đáp đều ở cùng trong một Subdomain như support.example.com
Với mục đích xây dựng thương hiệu, một số doanh nghiệp có thể chọn việc tạo một Subdomain riêng biệt để có thể phân chia và xây dựng thương hiệu cho một phần (một mục) trên trang web của họ, chẳng hạn như các trang hỗ trợ và giữ chúng cách xa phần còn lại của trang chính.
3. Lý do về SEO khi sử dụng Subdomain
Ngoài hai lý do trên, cũng có thể có lý do SEO cho việc lưu trữ ở trên một Subdomain.
Ví dụ: Nếu một nhà xuất bản (sản xuất nội dung) có chủ đề nội dung khác hoàn toàn với trang web chính đó.
Nhà sản xuất có thể chọn lưu trữ phần đó ở trên một Subdomain để tách biệt nội dung đó trong trang web của chính họ nhưng vẫn nằm trong thương hiệu của trang chính.
Ví dụ: Với một trang web về nhà hàng, du lịch thì họ muốn có một trang miền phụ riêng lưu trữ nội dung về ‘công thức nấu ăn’ của họ.
Tôi cũng không biết liệu điều đó có được thực hiện vì lý do SEO hay không nhưng đây là một ví dụ về việc tách một phần của trang web có chủ đề khác hoàn toàn so với phần còn lại, nơi một phần là tĩnh và phần còn lại luôn có sự thay đổi một cách liên tục.
Thông qua cách tách phần công thức nấu ăn ra khỏi phần còn lại của trang web, nhà sản xuất có thể kiểm soát nội dung của toàn bộ phần đó (công thức nấu ăn) và không cho cho phép những phần còn lại của trang gây ảnh hưởng hay lấn át tới nó.
Nhưng liệu Google có thể xếp hạng phần Subdomain tốt hơn nếu như nó bị ‘cô lập’ hay không thì vẫn là một vấn đề cần phải quan tâm.
Tuy nhiên, đây là điều tôi có thể dám chắc nó được thực hiện vì lý do SEO, cho phép Subdomain tự xếp hạng mà không bị ảnh hưởng từ trang web chính và ngược lại.
Ngoài ra, việc tạo Subdomain còn có thể với mục đích ‘vị trí địa lý’, các quốc gia,.. tránh việc các chi nhánh ‘con’ gây ảnh hưởng tới công ty ‘mẹ’ và ngược lại.
Dưới đây là hiển thị SERP cho phần Subdomain của The New York Times.
Khi bạn tìm kiếm ‘công thức nấu ăn NYTimes’, Google sẽ hiển thị nó ngay ở trong SERPs giống như một trang web độc lập, hoàn chỉnh với danh sách sáu phần bao gồm cả các phần phụ.
Khi nào nên sử dụng Subdomain?
Có một số trường hợp mà doanh nghiệp nên sử dụng Subdomain. Dưới đây là những trường hợp phổ biến nhất.
1. Hỗ trợ
Đôi khi việc hỗ trợ khách hàng của bạn trên trang web chính sẽ không mang ý nghĩa gì.
Ví dụ: Google sử dụng support.google.com thay vì google.com/support.
Nguyên nhân chính có lẽ là do cấu trúc của trang web.
Google.com là một công cụ tìm kiếm và đường dây Support của Google không thuộc chuyên môn ‘Tìm Kiếm’ của nó. Do vậy, nó cần Subdomain của riêng mình để kết nối và phục vụ người dùng một cách chính xác.
2. Các khu vực khác nhau
Như đã nói ở trên về ‘vị trí địa lý’. Nếu bạn phục vụ nhiều khu vực, cho dù là ở trong nước hay quốc tế, thì việc sử dụng miền phụ sẽ là một ý tưởng hay. Nếu bạn có một trang bằng tiếng Đức và một trang bằng tiếng Anh, sẽ là không hợp lý nếu như liệt kê chúng ở dưới dạng Subfolder.
Ví dụ: Craigslist sử dụng các Subdomain cho các khu vực khác nhau mà nó phục vụ. Đây là hai trong số các trang web Subdomain của nó: orangecounty.craigslist.org/ hoặc stgeorge.craigslist.org/ .
3. Blog
Nhiều công ty chọn blog của họ làm Subdomain. Các trang web có thể chọn đặt blog của họ làm Subdomain nếu họ nghĩ đến một chiến dịch nội dung đủ lớn về số lượng để xứng đáng với hệ thống phân cấp và lộ trình phát triển của riêng nó. Ngoài ra, một Subdomain sẽ rất hữu ích cho blog nếu bạn muốn tạo một thẩm quyền thích hợp.
4. Cửa hàng thương mại điện tử
Đối với các công ty bán hàng hóa, ngoài sản phẩm hay dịch vụ thông thường, họ có thể đặt cửa hàng thương mại điện tử của mình ở trên một Subdomain.
Ví dụ: cho cửa hàng TMĐT là HubSpot, ngoài các trung tâm phần mềm chính ra thì hàng hóa của HubSpot có sẵn tại shop.hubspot.com.
5. Sự kiện
Nếu công ty của bạn chuyên tổ chức các sự kiện, bạn nên phân vùng phần đó trên trang web của mình trở thành một Subdomain. Một lần nữa phải nói, điều này sẽ rất hữu ích khi bạn muốn phân biệt một phần của trang web với sản phẩm hay dịch vụ thông thường của bạn.
Ví dụ: Microsofts thực hiện điều này với events.microsoft.com của mình.
Subdomain so với Subfolder
Subdomain phân chia trang web của bạn để bạn có thể dễ dàng thiết lập các loại nội dung cụ thể khác với tên miền gốc của bạn, tránh gây ảnh hưởng tới ‘sức mạnh’ trang web chính và ngược lại.
Mặt khác, Subfolder là một đường dẫn ở ngay trong trang web của bạn. Subfolder là một cấp ở trong hệ thống phân cấp của miền. Các Subfolder được phân nhánh từ miền phụ mà chúng thuộc về.
Nhìn chung, về mặt kỹ thuật, một trang web có thể sử dụng cả Subdomain với cấu trúc Subfolder. Subdomain thường sẽ có ít nhất một vài Subfolder bên trong chúng để thực hiện việc sắp xếp nội dung, nhưng có thể sẽ không nhiều giống như một Subfolder. Bởi vì một tên miền gốc có các Subfolder sẽ có nhiều loại nội dung được bao phủ hơn nếu so với ở trên một Subdomain.
Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu được cấu trúc chính trên trang web của bạn sẽ là gì. Để quyết định được điều này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn rằng các Subdomain và Subfolder, cái nào tốt hơn cho SEO.
Subdomain với Subfolder, cái nào tốt hơn cho SEO?
Những người làm SEO đã tranh luận rất nhiều về chủ đề này, nhiều người làm SEO nói rằng các Subfolder tốt hơn cho SEO và rất kiên quyết trong việc sử dụng chúng.
Tuy nhiên, Google đã nhiều lần nói rằng sử dụng một trong hai vẫn ổn.
Matt Cutts nói vào năm 2012:
“Chúng gần như tương đương với nhau. Về cơ bản, tôi sẽ chọn cái nào dễ dàng hơn cho bạn về mặt cấu hình, CMS của bạn, tất cả mọi thứ… Cả hai đều nằm trên cùng một tên miền nói chung, vì vậy đây thực sự là một câu hỏi về cái nào dễ dàng hơn cho bạn. Bất cứ điều nào khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn thì hãy tiếp tục và làm theo cách đó.”
-Matt Cutts, Cựu giám đốc Webspam Google-
Còn John Mueller thì nói vào năm 2017 như sau:
“Google websearch thực sự ổn với việc sử dụng Subdomain hoặc với Subfolder. Việc thực hiện các thay đổi đối với cấu trúc URL trên trang web thường có xu hướng mất một chút thời gian để ổn định trong tìm kiếm, vì vậy tôi khuyên bạn nên chọn một thiếp lập mà bạn có thể giữ lâu hơn.”
-John Mueller, Search Advocate Google-
Tôi không nghĩ rằng họ còn có thể giải thích cho nó rõ ràng hơn nữa, nhưng một số người làm SEO vẫn tiếp tục tranh cãi với Google. Tôi khá thích thú với phản ứng mang tính ‘châm biếm’ của John đối với những lập luận này.
What reason could Google possibly have to be misleading here? “We’re running low on subdirectory-servers”? I knew this would trigger some folks, so I spent time to prod folks internally about the reality, and there’s nothing to hide here.
— ? John ? (@JohnMu) January 24, 2018
Thật là ngớ ngẩn khi tranh luận xem đi một con đường bên trái hay bên phải tốt hơn. Nếu không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật, những đường dẫn này đều là ảo trong hầu hết các hệ thống hiện đại, có nghĩa là chúng thậm chí còn không trỏ tới các vị trí cụ thể ở trên máy chủ. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi tên và vị trí của họ trong cấu trúc URL chỉ trong vài phút.
Hãy cùng suy nghĩ về điều này trong một vài giây; bạn có thể thay đổi Subdomain để được chia thành dạng một Subfolder một cách nhanh chóng và không có bất kỳ thay đổi gì khác.
Vậy tại sao mọi người lại nghĩ rằng điều quan trọng ở đây là vị trí của đường dẫn trong URL?
Nhiều người làm SEO tin rằng các Subdomain được coi như các tên miền riêng biệt, nhưng sự thật thì chúng phức tạp hơn thế. Bất kỳ ai kết hợp tên miền phụ giống như một phần chính trên trang web của họ sẽ có khả năng được xử lý giống hệt như một Subfolder sẽ được xử lý. Tuy nhiên, nếu bạn không coi các Subdomain là một phần của trang web chính của mình (không có các liên kết nội bộ), thì chúng có thể được coi là riêng biệt.
Trước đây, tại một thời điểm, các miền phụ có thể giúp bạn có thêm danh sách trong SERPs. Với nhiều cái, người làm SEO đã lạm dụng điều này. Nhưng Google đã đóng lỗ hổng này ở một trong các bản cập nhật nhóm tên miền / máy chủ lưu trữ cũ.
Ngày nay, Subdomain có thể được coi là một phần trong cùng một trang web nếu chúng có các liên kết với nhau giống như một mục trên trang web đó. Ngay cả các liên kết trang web / sơ đồ trang web cũng bao gồm các liên kết tới các Subdomain.
Tôi có thể cung cấp cho bạn vô số ví dụ mà trong đó các miền phụ khác nhau hiển thị dưới dạng liên kết trang web cho thương hiệu – Github, LinkedIn, Google, Amazon, Microsoft, Yahoo, Netflix, Walmart, v.v.
Nghiên cứu điển hình về SEO
Nhiều nghiên cứu cho thấy, Subfolder tốt hơn so với Subdomain. Tuy nhiên, tôi chưa thấy thư mục nào mà không có sự phức tạp bởi những thay đổi khác như liên kết nội bộ bổ sung hay di chuyển khiến nhiều thuộc tính trở thành một.
Hãy xem xét một trong những nghiên cứu điển hình đó và những gì tôi thấy. Sử dụng Top Pages 2.0 trong Site Explorer , bạn có thể nhấp và kéo trên biểu đồ lịch sử để xem sự khác biệt giữa hai ngày bất kỳ.
Trong trường hợp của suggest.com, họ đã chuyển từ Subdomain sang Subfolder vào tháng 1 năm 2016. Tôi thực sự không thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong khoảng thời gian đó. Chỉ sau khi họ bắt đầu thêm nội dung bổ sung, tôi mới thấy lưu lượng truy cập của họ ngày càng tăng.
Và lưu ý rằng, một trang tương đương cho mỗi trang đang bị mất lưu lượng truy cập đã dần lấy lại được cùng với một lượng lưu lượng truy cập. Lưu lượng truy cập chỉ đơn giản là chuyển tới một địa điểm mới, nhưng không thấy được sự gia tăng thực sự của nó.
Đây là một điều thú vị khác. Github đã di chuyển từ một Subfolder (github.com/blog) sang một miền phụ (blog.github.com) và sau đó đến một miền hoàn toàn khác (github.blog). Có một số thay đổi trong thời gian di chuyển và có những thay đổi khác trong quá trình chuyển đổi, nhưng thật khó để tranh luận rằng bất kỳ cái nào trong số này tốt hơn cái khác chỉ đơn giản là vì URL.
Tại sao bạn có thể thấy được sự khác biệt về lưu lượng truy cập
Một số vấn đề khác nhau có thể sẽ khiến mọi người tin rằng việc di chuyển trang web có tác động ít nhiều hơn so với thực tế.
Thay đổi tín hiệu tạm thời
Khi các trang mới hay trang được di chuyển tới tên miền mới, Google có thể yêu cầu chúng ‘kế thừa’ một số tín hiệu tạm thời ở cấp thư mục hoặc trang web vì họ chưa chắc chắn về mức độ thu thập dữ liệu hay cách xếp hạng chúng. Điều này có thể gây ra một số biến động tạm thời trong khoảng thời gian họ tìm ra những thay đổi.
Các vấn đề theo dõi hoặc đo lường
Điều này có thể hiển thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là các vấn đề thiết lập phân tích, chẳng hạn như có thể theo dõi Subdomain không được thiết lập chính xác. Đó có thể là các vấn đề về thời gian, chẳng hạn như đo lường mức tăng trưởng trong mùa, hay như mua sắm vào dịp lễ so với thời gian lưu lượng truy cập trung bình hoặc xung quanh bản cập nhật cốt lõi của Google. Nó chỉ có thể được xem xét sự phát triển ở trong thư mục mới.
Các trang bị chặn hoặc không được lập chỉ mục
Nếu bạn chặn các trang được thu thập thông tin hay ngăn các trang lập chỉ mục, các tín hiệu sẽ không được hợp nhất một cách chính xác, có nghĩa là bạn có thể thấy sự sụt giảm trong quá trình di chuyển.
Thiết kế lại hoặc thay đổi nền tảng
Rất nhiều thứ khác nhau có thể thay đổi khi bạn thiết kế lại một website hay thay đổi nền tảng. Tất cả đều có thể khác nhau về công nghệ, tốc độ, tiêu đề, thay đổi URL,.v.v.
Thay đổi liên kết nội bộ
Tối thường xuyên thấy điều này trong các nghiên cứu điển hình về Subdomain so với Subfolder: Bắt đầu từ một Subdomain riêng biệt không được liên kết nội bộ cho tới việc trở thành một Subfolder được liên kết tới mọi trang trên trang web. Tất nhiên đây là một sự ‘thăng hoa’ không hệ nhẹ.
Đã xóa / Cập nhật lại nội dung
Thay đổi nội dung có nghĩa rằng xếp hạng hay lưu lượng truy cập cũng có thể sẽ thay đổi. Nếu bạn xóa nội dung đang có lưu lượng truy cập, thì lưu lượng truy cập sẽ bị giảm.
Tóm lại
Mặc dù chủ đề này thường có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn, nhưng cuối cùng mọi quyết định đều phụ thuộc vào nhu cầu trên trang web của bạn.
Tên miền phụ (Subdomain) có thể cung cấp tổ chức và cấu trúc cho trang web của bạn nếu bạn có nhiều nội dung khác nhau, nhưng quan trọng để chia sẻ. Thư mục con (Subfolder) có thể hữu ích cho các trang web nhỏ hơn không có nhiều nội dung.
Bất kể bạn chọn cấu trúc nào, bạn vẫn sẽ phải bám sát các phương pháp hay nhất về SEO để có thể đáp ứng các mục tiêu trên trang web của mình.
Nếu như có bất kỳ câu hỏi thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới cho VietMoz Academy nhé!