SEO Blog là gì?
SEO Blog là hoạt động tối ưu hóa nội dung, cấu trúc trang web và mã HTML của blog cho các công cụ tìm kiếm. Các công việc phổ biến đến SEO Blog bao gồm việc tối ưu hóa SEO On Page, cài đặt Plugin, cải thiện tốc độ tải trang và liên kết nội bộ.
Tại sao SEO Blog lại quan trọng?
Công cụ tìm kiếm chính là nguồn lưu lượng truy cập cực kỳ quan trọng cho các trang blog. Nếu không có các bài viết SEO dạng blog, trang web sẽ phát triển chậm hơn. Và nếu bạn muốn tìm hiểu cách tối ưu hóa blog của mình cho SEO, hãy tham khảo những mẹo làm SEO bên dưới đã được thử nghiệm này.
Các cách SEO Blog hiệu quả nhất hiện nay
Tìm một từ khóa chính cho mỗi bài viết
Mỗi bài đăng trên blog mà bạn xuất bản phải được tối ưu hóa xung quanh một từ khóa. Nếu bạn thực hiện tối ưu hóa bài viết của mình xung quanh nhiều từ khóa khác nhau, Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ dễ bị nhầm lẫn. Họ không biết nội dung của bạn thực sự là về cái gì cụ thể.
Nhưng khi bạn tập trung vào một từ khóa duy nhất, Google có thể dễ dàng hiểu ra bài viết của bạn đang nói về chủ đề đó. Vì vậy, bước đầu tiên của bạn là tìm một từ khóa chính cho mỗi bài đăng của bạn.
Nếu blog của bạn mới, mình nghĩ bạn nên tập trung vào từ khóa đuôi dài trước tiên. Bởi vì các từ khóa đuôi dài không có tính cạnh tranh cao. Để tìm từ khóa đuôi dài, hãy nhập cụm từ vào thanh tìm kiếm của Google…
…và kiểm tra các từ khóa mà Google gợi ý bên dưới thanh tìm kiếm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ nghiên cứu từ khóa để thực hiện công việc này.
Tối ưu hóa bài đăng trên blog của bạn
Giờ bạn đã tìm thấy từ khóa đuôi dài, bạn muốn tối ưu hóa nội dung bài đăng của mình xung quanh “thuật ngữ” đó. Không cần phải nhồi nhét từ khóa đến hàng trăm lần trên trang của bạn. Nhồi nhét từ khóa thường được người làm SEO sử dụng để tối ưu nội dung trước đây, nhưng ngày nay nó có thể gây hại nhiều hơn và tác động xấu tới kết quả SEO hơn.
Thay vào đó, bạn nên đưa từ khóa vào một vài vị trí quan trọng trên trang của mình. Ví dụ như:
Tiêu đề và thẻ tiêu đề
Hầu hết các CMS (như WordPress) đều có trường tiêu đề ở đầu bài đăng. Và bạn hãy đưa từ khóa của mình vào trong tiêu đề bài đăng blog và thẻ tiêu đề một cách khéo léo.
Ví dụ: Như ngay trong bài viết này của mình, chúng đã bao gồm các từ khóa mục tiêu ở ngay trong tiêu đề của bài đăng:
Và mình sử dụng từ khóa chính xác đó ở trong thẻ tiêu đề của bài viết đó:
Khi nhắc đến SEO bài viết Blog, thẻ tiêu đề của bạn là quan trọng nhất. Bởi vì Google chú trọng hơn đến các thuật ngữ hiển thị trong thẻ tiêu đề trên trang của bạn.
Một số chủ đề và plugin SEO WordPress nhất định sẽ tự động đặt bài đăng của bạn làm thẻ tiêu đề. Tuy nhiên, những người khác thì sẽ cẩn thận hơn. Vì vậy, bạn sẽ muốn kiểm tra kỹ HTML của trang để đảm bảo rằng từ khóa của bạn xuất hiện trong tiêu đề.
Phần mở bài và kết bài
Bạn cũng sẽ muốn đề cập đến từ khóa của mình trong phần mở bài và kết bài của bài đăng trên blog của bạn. Theo kinh nghiệm cá nhân, việc đặt từ khóa của bạn trong hai phần chính này sẽ giúp ích một chút với SEO On Page.
Tiêu đề phụ H1, H2 và H3
Sử dụng từ khóa của bạn xuất hiện ở trong tiêu đề phụ H1, H2 hoặc H3. Hầu hết các theme trên WordPress đều tự động đặt tiêu đề bài đăng của bạn là H1. Tuy nhiên, giống như thẻ tiêu đề, bạn cần kiểm tra HTML của trang để chắc chắn hơn.
Ngoài H1, hãy thêm ít nhất một tiêu đề phụ có chứa từ khóa vào bài đăng của bạn. Những mẹo này là các cách làm SEO quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ khi thực hiện tối ưu hóa nội dung trên blog của mình.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là bề mặt trong checklist tối ưu SEO On Page mà thôi. Khi nói tới SEO On Page, bạn cũng có thể nhắc tới tối ưu hóa anchor text, tốc độ trang web, tối ưu hóa cho thiết bị di động và nhiều hơn thế nữa.
Cài đặt plugin SEO (Nếu bạn sử dụng WordPress)
Những trang như Wix, Shopify hay WordPress và rất nhiều trang khác đều tuyên bố rằng “họ thân thiện với SEO”. Nhưng cho dù thân thiện với SEO tới mức nào thì vẫn cần một chút trợ giúp dưới dạng plugin hoặc tiện ích mở rộng cho SEO.
Yoast SEO cho đến nay vẫn là Plugin SEO phổ biến nhất trên WordPress, nhưng vẫn còn đó Rank Math hay SEO All in One và các plugin SEO tương tự khác cho hầu hết mọi nền tảng blog hiện có.
Sử dụng chính xác plugin gì sẽ không quan trọng bằng việc bạn sử dụng đúng loại plugin SEO phù hợp với mục đích của mình trên blog.
Cụ thể, bạn sẽ cần các plugin như:
- Giúp bạn tối ưu hóa thẻ tiêu đề và mô tả của mình: Bằng cách đó, bạn có thể thực hiện viết tiêu đề và mô tả meta được tối ưu hóa cho SEO.
- Tạo sơ đồ trang web: Sơ đồ trang web XML giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy được tất cả các bài đăng và trang trên blog của bạn.
- Giúp dễ dàng tạo cấu trúc trang web thân thiện với SEO: Đối với các bài viết blog, điều này có nghĩa là bạn có thể dễ dàng noindex các trang và các bài đăng mà bạn không muốn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục.
- Nén hình ảnh để có tốc độ tải trang nhanh hơn: Tốc độ tải trang sẽ không tạo nên hoặc phá vỡ thứ hạng của bạn. Tuy nhiên, các trang tải nhanh sẽ giúp bạn tăng tốc hơn một chút.
Đặt blog của bạn vào thư mục con
Nếu blog của bạn là chính trang web của bạn thì bạn không cần phải lo lắng về điều này. Nhưng nếu bạn là doanh nghiệp thì sao? hoặc bạn bán dịch vụ? Bạn sẽ đặt blog của mình ở đâu?
Trước đây, mọi người thường đặt blog của họ ở trên các tên miền phụ, dạng như thế này: blog.example.com
Trên thực tế, tên miền phụ không thân thiện với SEO lắm. Thay vào đó, bạn sẽ muốn đặt blog của mình vào trong một thư mục con, ví dụ như này: example.com/blog
Và đây là những gì mà VietMoz đã thực hiện ở ngay trên trang web này.
Sử dụng EverGreen URL
URL của blog có thể siêu dài, tuy nhiên URL dài thực sự không tốt cho SEO. Và chúng ta có thể thấy được mối tương quan giữa các URL ngắn và thứ hạng cao hơn trên Google. Đây là lý do tại sao mình khuyên bạn nên sử dụng các URL ngắn, tùy chỉnh cho mỗi bài đăng.
Ví dụ: Rất nhiều nền tảng viết blog (bao gồm cả WordPress) đều tạo URL dựa trên tiêu đề blog của bạn.
Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa URL của mình để làm cho nó trở nên ngắn hơn, miễn là URL của bạn chứa từ khóa.
Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề duy nhất với URL dài. Điều này còn tùy thuộc vào cách thiết lập blog của bạn, bài đăng của bạn có thể kết thúc bằng ngày tháng trong URL của bạn.
Điều này chỉ bổ sung thêm rác vào URL của bạn và có thể gây tổn hại đến kết quả SEO của bạn và nó cũng làm cho những bài viết cũ của bạn trở nên cũ hơn. Và ngay cả khi bạn quay lại và cập nhật nội dung cũ của mình, ngày trong URL vẫn giữ nguyên.
Cho nên, một URL tùy chỉnh, một URL thường xanh cho mỗi bài đăng sẽ tránh được cả hai vấn đề này.
Viết mô tả Meta độc đáo
Việc có mô tả meta có thể giúp bạn tăng tỷ lệ nhấp chuột không phải trả tiền trên website của mình hơn. Vì vậy, chắc chắn bạn sẽ muốn viết mô tả meta tùy chỉnh cho mỗi bài đăng mà bạn xuất bản trên blog của mình. Nếu trang của bạn thiếu mô tả meta, Google sẽ tự tạo ra mô tả dựa trên nội dung trên trang của bạn.
Đôi khi, mô tả của họ sẽ khuyến khích mọi người nhấp vào. Nhưng với hầu hết thời gian, một mô tả meta viết tay sẽ hoạt động tốt hơn nhiều.
Lưu ý: Bạn không cần đưa từ khóa vào mô tả meta của mình. Google không sử dụng mô tả trong thuật toán của họ. Điều này hoàn toàn là để tăng CTR tự nhiên trong SERP.
Liên kết nội bộ giữa các bài viết
Bạn muốn có một kỹ thuật SEO Mũ Trắng dễ dàng và thực sự hiệu quả? Hãy thử liên kết nội bộ giữa các bài đăng khác nhau trên trang web của bạn.
Cách dễ nhất để tận dụng lợi thế của liên kết nội bộ là thực hiện theo quy trình 2 bước này bất cứ khi nào bạn xuất bản nội dung mới:
Đầu tiên, thêm 5-10 liên kết nội bộ vào bài đăng mới của bạn. Các liên kết này sẽ trỏ tới cá bài đăng cũ hơn trên trang web của bạn.
Thứ hai, thêm 5-10 liên kết nội bộ từ các bài đăng cũ hơn vào bài đăng mới của bạn.
Và khi bạn ở đó, hãy đảm bảo sử dụng văn bản liên kết — anchor text để mô tả bài đăng của bạn. Vì vậy, thay vì văn bản liên kết như: “bài đăng này”, hãy sử dụng văn bản liên kết chi tiết hơn như: “bài đăng này chia sẻ về trải nghiệm của người dùng”.
Và đó là tất cả những gì bạn cần làm để đạt được nó.
Trang danh mục và thẻ Noindex
Các trang danh mục và thẻ gần như 100% nội dung trùng lặp. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới kết quả SEO nghiêm trọng. Đây là lý do vì sao mà hầu hết các trang web nên thêm thẻ “noindex” vào cá trang danh mục và thẻ. Bằng cách đó, những trang có phần “không cần thiết” này sẽ không được các công cụ tìm kiếm và lập chỉ mục.
Ngoại lệ duy nhất cho quy tắc này là nếu cá trang này của bạn đem lại lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Trong trường hợp đó, bạn có thể giữ chúng xung quanh. Nhưng nếu như bạn cũng giống như hầu hết các blogger, các trang danh mục và thẻ của bạn phải được áp dụng thẻ noindex cho chúng.
Tạo sơ đồ trang blog
Một trong những điều thú vị về blog là chúng luôn đưa ra những nội dung mới nên Googlebot thường thu thập dữ liệu chúng trong mọi lúc.
Nhưng để giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả các bài đăng của bạn cực kỳ dễ dàng, mình khuyên bạn nên sử dụng sơ đồ trang web. Sơ đồ trang web chỉ đơn giản là một danh sách liên kết đến tất cả các bài đăng và trang của bạn.
Nhiều plugin SEO sẽ tự động tạo sơ đồ trang web cho bạn, Ví dụ như Yoast. Và để nói về các trang, đây là một lý do khác để sử dụng sơ đồ trang web trên blog của bạn. Không giống như nhiều bài đăng blog hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu, các trang đôi khi hay bị “chôn vùi” trong trang web của bạn.
Điều này có thể khiến các công cụ tìm kiếm khó tìm thấy chúng. Việc thực hiện liên kết nội bộ đến các trang đó có thể giúp ích cho bạn. Nhưng một lần nữa, sẽ không có gì là có hại khi mà các trang của bạn được liệt kê trên sơ đồ trang web.
Theo dõi kết quả SEO của bạn bằng Search Console
Search Console là một công cụ SEO mà bạn bắt buộc phải có. Bởi vì có rất nhiều tính năng được tích hợp vào GSC, nhưng chỉ có một số tính năng mà bạn cần chú ý khi SEO Blog.
Đầu tiên là báo cáo hiệu suất, báo cáo này hiển thị cho bạn tất cả các từ khóa mà bạn hiện đang xếp hạng trên Google và số lượng người nhấp vào kết quả của bạn.
Bạn cũng sẽ muốn xem phần “Phạm vi lập chỉ mục” và “Sơ đồ trang web”. Tính năng phạm vi lập chỉ mục cho bạn biết hiện tại bạn đã lập chỉ mục bao nhiêu trang trên Google. Và tính năng Sơ đồ trang web hiển thị cho bạn sơ đồ trang web mới nhất mà Google đã thấy; tất nhiên, nó cũng cho phép bạn gửi sơ đồ trang web mới.
Tối ưu hóa bài viết của bạn dành cho các đoạn trích nổi bật
Có thể bạn đã từng đọc bài viết về đoạn trích nổi bật của VietMoz trước đây. Chúng là những đoạn văn bản ngắn mà Google lấy từ kết quả tìm kiếm. Và chúng thường xuất hiện ở hầu hết các kết quả SEO.
Google có xu hướng lấy văn bản từ các bài đăng và bài viết trên blog để sử dụng trong Đoạn trích nổi bật. Và vì các blog hầu như chỉ xuất bản các bài viết nên việc tối ưu hóa Đoạn trích nổi bật phải là một phần trong kế hoạch SEO của bất kỳ trang blog nào.
Để khai thác đoạn trích nổi bật, trước tiên bạn cần tìm ra loại đoạn trích mà bạn đang hướng tới. Nếu bạn muốn xếp hạng cho “Đoạn định nghĩa”, hãy đảm bảo đưa ra định nghĩa mà Google có thể sử dụng vào bài đăng của bạn.
Một dạng phổ biến khác là Đoạn trích dạng danh sách. Cách tốt nhất để tối ưu hóa chúng là sử dụng nhiều tiêu đề phụ trong bài viết của bạn. Mỗi mục mà Google đưa vào danh sách đó đều lấy từ một tiêu đề phụ của bài đăng đó.
Giảm tỷ lệ thoát trang
Chủ đề về tỷ lệ thoát trang có phải là yếu tố xếp hạng của Google hay không vẫn còn đang được tranh luận. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong ngành đã cho thấy được mối tương quan giữa tỷ lệ thoát và thứ hạng.
Nhưng thực sự không có nhược điểm nào trong việc giảm tỷ lệ thoát của bạn và nó có thể giúp cải thiện thứ hạng SEO của bạn. Vì vậy, thật là hợp lý khi dành chút thời gian để cải thiện tỷ lệ thoát trang của bạn.
Ở cấp độ cao hơn, cách tốt nhất để giảm tỷ lệ thoát trang web của bạn là xuất bản nội dung mang lại cho người tìm kiếm Google những gì họ muốn. Nói theo cách khác, nội dung phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm — Search Intent của người dùng.
Khi ai đó truy cập vào bài đăng của bạn và bình luận: “Thật tuyệt, đây chính là những gì mà tôi đang tìm kiếm”, họ sẽ quanh quẩn và đọc nội dung của bạn. Nhưng nếu bài đăng của bạn không phù hợp lắm, họ sẽ thoát ra. Và nếu có đủ lượng người thoát, Google sẽ chú ý và hạ thứ hạng của bạn.
Ngoài ra, bạn nên tập trung vào việc cải thiện trang blog của mình. Người dùng thường đưa ra quyết định chỉ trong tích tắc để ở lại hay rời khỏi blog của bạn. Và nếu blog của bạn trông cực kỳ chuyên nghiệp, họ sẽ có nhiều khả năng ở lại hơn.
Xuất bản nội dung được thiết kế để xây dựng liên kết
Cho đến phần này, blog của bạn đã sẵn sàng cho sự thành công về SEO. Blog của bạn có thể có nội dung tuyệt vời và bạn có thể áp dụng mọi kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Nhưng để blog của bạn được xếp hạng trên Google, bạn cần xây dựng liên kết ngược. Và có rất nhiều lựa chọn trong số đó. May mắn thay, vì bạn điều hành một blog nên trang web của bạn luôn sẵn sàng nhận được các liên kết bên ngoài. Rốt cuộc, bạn đang liên tục xuất bản ra các nội dung chất lượng cao, loại nội dung chính xác mà các blogger muốn liên kết tới.
Và nếu mục tiêu chính của bạn với content marketing là có được nhiều liên kết hơn tới blog của mình thì bạn nên tập trung vào chất lượng nội dung.
Tạm kết về SEO Blog
Như vậy là bài viết trên mình đã chia sẻ chi tiết tới các bạn các bước chuẩn bị và cách thực hiện SEO Blog hiệu quả.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu với SEO? Tham gia khóa học SEO tiêu chuẩn của VietMoz ngay!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả