SEO Audit là 1 phần quan trọng giúp người quản trị web có cái nhìn bao quát đến chi tiết về một chiến dịch SEO tổng thể. Mục đích của SEO Audit là xác định những vấn đề đang ảnh hưởng tới hiệu suất tối ưu công cụ tìm kiếm.
Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn biết những vấn đề nào cần ưu tiên kiểm tra và đánh giá trước. Điều này giúp bạn so sánh được những tiêu chí nào mà mình đã đạt và chưa đạt từ đó có kế hoạch triển khai bổ sung cụ thể.
Khả năng lập chỉ mục của trang web
Khả năng lập chỉ mục có nghĩa là Google biết về trang web của bạn. Điều đó không có nghĩa là họ sẽ xếp hạng trang web của bạn trên SERP cho bất kỳ truy vấn có liên quan và đáng giá nào.
Để kiểm tra khả năng lập chỉ mục của website, bạn truy cập vào tài khoản Google Search Console của website → chọn “Phạm vi lập chỉ mục”.
Tại đây, bạn sẽ biết được hiện tại trên website có đang gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến khả năng lập chỉ mục không để có các biện pháp khắc phục kịp thời.
E-A-T: Chuyên môn, Thẩm quyền, Độ tin cậy
Mỗi năm, Google lại cập nhật thêm các nguyên tắc về đánh giá chất lượng của họ để mọi người cùng theo dõi.
Mặc dù nó không liên quan tới những thuật toán tìm kiếm, tuy nhiên lại liên quan tới nhân viên đánh giá cho Google. Bạn có thể hiểu thay vì để con Googlebot thu thập dữ liệu từ trang web này đến trang web khác, thì người đánh giá chất lượng của Google sẽ đánh giá một trang web bằng các thao tác thủ công.
Và tất nhiên họ sẽ dựa trên 3 yếu tố của E-A-T: tính chuyên môn, tính thẩm quyền và độ tin cậy.
- Tính chuyên môn: dùng để chỉ sự đóng góp của bạn phải ở cấp độ giỏi, có tính chuyên môn cao trong 1 lĩnh vực cụ thể.
- Tính thẩm quyền: là một cá nhân hay trang web nào đó mà người dùng tin tưởng hoàn toàn.
- Độ tin cậy: được thể hiện ở sự trung thực, đúng sự thật, đây là thước đo đánh giá mức độ tin cậy của thương hiệu, website hay nội dung mà bạn đang đăng tải trên mạng.
Vậy làm thế nào để bạn có thể kiểm tra E-A-T ngay trên trang web của mình?
Bạn sẽ tìm nó theo các vấn đề về LNST trên một trang web nhằm phục vụ cho quá trình SEO Audit. Cụ thể:
- Trang web của bạn đã có thông tin tác giả cho một người cụ thể và đã bật tính năng cá nhân hóa chưa? Điều này bao gồm tiểu sử tác giả, trang tác giả và các thông tin mà người dùng có thể liên hệ với tác giả khi cần.
- Trang web của bạn có nội dung đã được thẩm định và đáng tin cậy không? Điều này có nghĩa là các bài báo chất lượng có thông tin chính xác về chủ đề bàn luận.
- Trang web của bạn có thỏa mãn ý định tìm kiếm người dùng khiến Google trả kết quả nó lên trang đầu tiên hay không? Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp SEO nhằm tối ưu nội dung, hoặc dùng chiến lược xây dựng liên kết nhằm gia tăng hiệu suất SEO cho website.
Tiêu đề
Không phải tiêu đề nào trên trang web cũng đáp ứng được được người dùng lẫn công cụ tìm kiếm, đó là lý do mà bạn phải kiểm tra nhằm đảm bảo tiêu đề đã được trình bày đúng:
Tiêu đề của bạn đã đọc lên có tự nhiên hay không? Nếu không bạn cần xem xét và sửa lại chúng bằng cách tích hợp từ khóa cần SEO, gia tăng chất lượng cho dòng tiêu đề.
Viết tiêu đề với mục tiêu gia tăng mức độ tương tác của người dùng và danh tiếng thương hiệu của mình.
Viết tiêu đề với mục đích tạo ra cuộc thảo luận, bạn có thể sử dụng nguyên tắc bán hàng AIDA( Chú ý – Quan tâm – Quyết định – Hành động) nhằm giúp cho tiêu đề của mình đạt chuẩn hơn. Tuy nhiên Rand Fishkin cũng lưu ý trong Whiteboard Friday về cách đặt tiêu đề này theo cách tiếp cận trên:
“Từ khóa cho SEO có thể thực sự nhàm chán trên các trang web truyền thông xã hội. Khi bạn cố gắng và từ khóa đặc biệt hoặc có nhiều từ khóa, hiệu suất xã hội của bạn có xu hướng giảm sút đáng kể.
Tạo ra bí ẩn trên mạng xã hội, vì vậy về cơ bản không nói nội dung thực sự của nội dung mà chỉ tạo ra sự bôi nhọ về nội dung có thể làm tổn hại đến sự rõ ràng mà bạn cần tìm kiếm để xếp hạng tốt và để thúc đẩy các nhấp chuột đó từ một công cụ tìm kiếm. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng của bạn nói chung trong việc nhắm mục tiêu theo từ khóa.
Nhu cầu về sự tương tác và danh tiếng thương hiệu mà bạn có đối với khách truy cập trang web của mình sẽ thực sự gây tổn hại cho bạn nếu bạn đang cố gắng phát triển những phần theo kiểu clickbait hoạt động rất tốt trên mạng xã hội.
Trong tìm kiếm, xếp hạng cho các từ khóa có mức độ liên quan thấp sẽ khiến khách truy cập rất không hài lòng, những người không quan tâm rằng chỉ vì bạn tình cờ xếp hạng cho điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn nên làm vậy, bởi vì bạn đã không phục vụ mục đích của khách truy cập với nội dung thực tế”.
Nhìn vào thực tế bạn có thể thấy hầu hết những chủ đề khô khan thì khó lòng tạo sự hứng thú thông qua các tiêu đề. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không thể sáng tạo theo những cách tiếp cận người dùng khác nhau.
Nội dung bài viết
Nếu chỉ viết mỗi nội dung và đăng tải lên website thì rất khó để bạn có thể SEO, vì mỗi nội dung không thì chưa đủ. Bạn sẽ cần thực hiện phương pháp SEO Onpage – Offpage nhằm giúp Google tìm thấy nội dung của bạn có chất lượng hơn.
Dưới đây là những yếu tố cơ bản khi viết bài chuẩn SEO cần có hiện nay cần được giải quyết trong quá trình SEO Audit.
Cấu trúc bài viết
Cấu trúc văn bản hay còn hiểu là cái outline của bài viết được xác định thông qua tiêu đề và phần nội dung (bao gồm thẻ H1, H2, H3…)
Về mặt thông tin bạn cần trình bày theo logic phù hợp với chủ đề, tránh những chủ đề không liên quan tới phần nội dung mà bạn đang muốn trình bày.
Tích hợp từ khóa
Việc sử dụng từ khóa trong bài viết luôn là điều được người làm SEO ưu tiên tuy nhiên không vì thế mà bạn cố tình nhồi nhét quá nhiều với mong đợi đạt thứ hạng cao. Đó là điều không bao giờ xảy ra, vì vậy hãy hướng đến sự tự nhiên khi trình bày từ khóa trong bài viết.
Hình ảnh
Trong quá trình SEO Audit, việc tối ưu hóa hình ảnh là điều cần thiết bởi nó tác động tới tốc độ load trang web. Cụ thể là kích thước, dung lượng trang web đã đạt chuẩn cho một bài viết SEO đúng nghĩa hay chưa.
Nội dung bài viết duy nhất, chất lượng
Nội dung bài viết cần chất lượng không trùng lặp với bất cứ trang nào của các website khác. Đồng thời, phải đảm bảo ngữ nghĩa trong văn bản dễ hiểu, giải quyết chính xác vấn đề mà người dùng đang tìm kiếm.
Danh sách, dấu đầu dòng, từ khóa được in đậm
Việc sử dụng nội dung dưới dạng danh sách, dấu đầu dòng… giúp cho bài viết của bạn được tối ưu tốt hơn. Việc sử dụng danh sách cung cấp hệ thống phân cấp các mục rõ ràng và chi tiết. Điều này cực kỳ có lợi cho người đọc trong việc nắm bắt thông tin một cách nhanh gọn.
Tuy nhiên, bạn phải luôn hướng đến việc nâng cao giá trị cho chủ đề của mình đang đề cập trên trang web thông qua quá trình SEO Audit.
Liên kết bên ngoài và Liên kết nội bộ
Bất kỳ nội dung nào bạn xuất bản trên website thì đều cần xây dựng liên kết bên ngoài và bên trong đến những trang có liên quan khác.
Điều này giúp chủ đề của bạn có chiều sâu hơn trong mắt Google, cũng như mở ra cơ hội tìm kiếm backlink từ những nguồn trang uy tín có liên quan tới ngành của bạn.
Ăn thịt từ khóa
Đây là một trong những khúc mắc lớn cần được giải quyết trong quá trình SEO Audit, nếu bạn có nhiều hơn một trang cùng nhắm mục tiêu vào một từ khóa, rất có thể bạn sẽ gặp hiện tượng ăn thịt từ khóa.
Điều này khiến cho hai trang cố gắng xếp hạng cho cùng 1 từ khóa và Google khó cho việc nên chọn trang nào có thứ hạng cao hơn. Và tất nhiên việc tối ưu hóa của bạn trở nên khó khăn hơn do các từ khóa đều quá giống nhau.
Để kiểm tra, bạn sử dụng Screaming frog để biết được những trang nào đang cùng nhắm mục tiêu cho một từ khóa hay không. Sau khi thấy các trang đó, bạn hãy kiểm tra trực tiếp trên thanh công cụ tìm kiếm của Google để biết trang nào hiển thị cho từ khóa này.
Nếu bạn có nhiều hơn 1 kết quả cho trang web của mình cho từ khóa đó, rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề ăn thịt từ khóa và cần khắc phục.
Tương tác và trải nghiệm của người dùng
Người dùng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng trang của bạn có đang thực hiện các phương pháp SEO đúng hay không.
Chính Annna Crowe https://www.searchenginejournal.com/ranking-factors/top-ranking-factors/ có đề cập tới vấn đề người dùng tác động đến hiệu suất SEO, cụ thể:
“Trải nghiệm người dùng (UX) có tác động đến SEO.
Nếu bạn không nghĩ về UX, trang web của bạn sẽ nằm trong thùng rác bên cạnh bữa tối trên TV và đậu Hà Lan.
Trên thực tế, 38% người sẽ ngừng tương tác với một trang web nếu nội dung và bố cục không hấp dẫn.
Main Street Host, một đại lý tiếp thị kỹ thuật số, đã thấy lượt xem trang trên các trang hồ sơ luật sư của họ tăng 66% bằng cách cập nhật nội dung và tối ưu hóa các nút kêu gọi hành động.
Và, Ezoic đã chứng kiến thu nhập tăng 186% trên 1.000 khách truy cập sau khi tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt hơn ”.
Mặc dù UX và UI không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp nhưng nó lại có lợi ích gián tiếp trong việc thiết kế và tạo ra những nội dung chất lượng mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn. Như vậy, bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng: Mức chất lượng trang web của bạn có thể ảnh hưởng đến mức độ tương tác ít hay nhiều của người dùng.
Ví dụ:
Nếu bạn sở hữu một trang web có nhiều loại nút kêu gọi hành động, bạn đang mở ra cơ hội giúp người dùng tương tác với web bạn nhiều hơn.
Kiểm tra URL tùy chỉnh nào được tạo cho mục đích theo dõi
Bạn kiểm tra tất cả các URL chính mà Screaming Frog đã thu thập thông tin, sau đó sử dụng tính năng tìm kiếm URL nào có chứa “utm”. Tham số UTM là số nhận dạng duy nhất dùng để thu thập dữ liệu chiến dịch bằng URL tùy chỉnh.
Bạn cũng có thể tìm kiếm các trang UTM trong Google Analytics vì nó được đưa vào lưu lượng GA chính cho các URL trang đích. Để xem báo cáo utm trên Google Analytics, bạn chọn mục Acquisition => Chọn Campaigns => Chọn All Campaigns. Tại đây bạn sẽ thấy tất cả các chiến dịch đang mang lại lưu lượng truy cập vào website.
Bấm vào tên Campaign bạn sẽ thấy được UTM Source/ UTM Medium.
Với kết quả này bạn sẽ so sánh dễ dàng hơn mức độ hiệu quả của các chiến lược marketing mà bạn đang triển khai. Ngoài ra, bạn hãy tự đặt ra cho mình những tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả UTM mang lại có khả quan hay không.
Kiểm tra tỷ lệ thoát cao bất thường trong Google Analytics
Nếu tỷ lệ thoát của bạn chiếm tới 65% trở lên, điều này cho thấy có gì đó chưa thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng, đó có thể là thiết kế trang chất lượng kém, nội dung không mang lại giá trị cao cho người đọc, tốc độ load trang chậm…và những vấn đề khác khiến mức độ tương tác thấp.
Kiểm tra đánh giá của người dùng
Đánh giá người dùng được coi là một số liệu khác bàn về mức độ tương tác của người dùng trên trang nhằm nhằm kiểm tra tính hiệu quả các chiến lược SEO của mình.
Việc người dùng có sự tương tác trên trang web của bạn càng lớn, thì khả năng cao họ có thể chi tiền để mua các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Và cơ hội tìm kiếm những đánh giá tích cực từ họ trở nên dễ dàng hơn.
Cách kiểm tra nhanh nhất là lượng người dùng thực hiện các hành động nhắn tin, gọi điện hoặc đơn giản là để lại bình luận. Điều này cho thấy mức độ hoạt động trang web của bạn đang có dấu hiệu tích cực và tất nhiên nó là yếu tố cần thiết trong quá trình SEO Audit cho toàn bộ website của bạn.
Kết luận
Như vậy quá trình SEO Audit luôn quan trọng trong việc bởi chúng cung cấp cho bạn những thông tin dữ liệu đánh giá toàn diện website, từ đó có hướng đi mới trong phương pháp SEO tiếp theo. Nếu bạn có thắc mắc hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất! Cảm ơn các bạn đã đọc bài!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn tài liệu tham khảo: