Với danh sách hơn 200 yếu tố xếp hạng của Google giúp công cụ tìm kiếm xác định trang web nào sẽ hiển thị và xếp hạng vị trí bao nhiêu trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng đáp ứng được tất cả những yếu tố trên, thay vào đó bạn nên tập trung vào 8 yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google được chúng tôi đề cập ngay sau đây:
Nội dung chất lượng cao
Nội dung là 1 trong những phần quan trọng không thể thiếu trong việc tối ưu công cụ tìm kiếm. Một trang web không có nội dung thì sẽ không có dữ liệu để bộ máy tìm kiếm của Google thu thập và đánh giá.
Đặc biệt, nội dung là “Content is King” đòi hỏi giá trị chất lượng content phải thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng. Đây là yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google mà bạn cần tối ưu nếu muốn đạt được thứ hạng cao trên Serps.
Ngược lại, bạn chỉ tạo ra nội dung mà không hề quan tâm đến chất lượng, giá trị mà nó mang lại cho người dùng thì khả năng cao trang web của bạn sẽ chịu hình phạt bởi các thuật toán của Google như Panda, Fred.
Theo như nguồn tài liệu từ WordStream phân tích những tên tuổi lớn như eBay, Apple cũng khó lòng thoát khỏi, nội dung mỏng đã từng khiến thương hiệu của họ bị tổn hại trong 1 khoảng thời gian.
Một nội dung chất lượng cao là cơ hội để giữ người đọc ở lại lâu hơn trên trang, giảm tỷ lệ thoát cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng. Đó là lý do mà khi đã bắt tay vào công việc SEO thì bạn nên ưu tiên việc tạo và xây dựng nên những nội dung chất lượng cao ngay từ ban đầu. Điều này vừa có lợi cho việc xếp hạng cũng như tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho quá trình kiểm toán website sau này.
Vậy làm sao để có một nội dung chất lượng cao?
Để trả lời câu hỏi này chắc hẳn sẽ cần một bài viết riêng biệt để thảo luận sâu hơn về nó, tuy nhiên, chúng tôi sẽ trả lời tóm gọn câu trả lời theo 3 ý như sau:
RankBrain
Thuật toán RankBrain ra đời nhằm giúp Google hiểu được mục đích của một truy vấn tìm kiếm. Và nó là điểm cốt lõi để thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền. Như vậy để xây dựng một nội dung chất lượng cao điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó là xác định được ý định tìm kiếm của người dùng.
Để hiểu ý định tìm kiếm của người dùng bạn cần sử dụng Google Analytics để xem những gì mà người dùng đang tìm kiếm. Hoặc bạn cũng có thể xem báo cáo hiệu suất ngay trong công cụ Google Search Console. Điều này cho bạn những thông tin cần thiết về hành động nhấp của người dùng trên Serps khi truy cập vào trang web của bạn.
Sử dụng từ khóa
Dựa vào ý định tìm kiếm của người dùng bạn sẽ cần xác định từ khóa nào là phù hợp để tiến hành lên outline viết bài. Nghiên cứu từ khóa là cả 1 quá trình tìm tòi phân tích hành trình trải nghiệm của người dùng. Hoặc đó có thể là việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh từ đó khai thác các dữ liệu thô để phát hiện ra những từ khóa có volume tìm kiếm trung bình mang lại tỷ lệ nhấp cao.
Ngoài ra, để có thể đồng bộ hóa tất cả các trang sở hữu nội dung chất lượng bạn sẽ cần gộp các từ khóa vào các chủ đề tương ứng. Bạn sẽ phải cân đo đong đếm các từ đồng nghĩa, từ khóa đuôi dài, từ khóa liên quan, v.v. Để nhắm đúng từ khóa mà mình cần sử dụng cho việc viết bài.
Sự mới mẻ
Như Google có đề cập thì những nội dung tìm kiếm mới, cụ thể là những nội dung được cập nhật lại trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nó giống như việc nội dung tạo ra trong thời điểm này được cho là phù hợp nhất thì sau 1 khoảng thời gian nó cần được kiểm tra và làm mới lại nội dung. Việc làm mới này có thể là bổ sung thêm những nội dung khác, hoặc là xóa bỏ những nội dung đã không còn mang lại giá trị cho người dùng.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào cho nội dung của mình bạn cần xem dữ liệu của mình liệu có nên chỉnh sửa và cập nhật mới hay không.
Tốc độ tải trang
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến trải nghiệm người dùng đó là tốc độ tải trang. Thực sự mà nói thì không có người dùng nào cảm thấy hài lòng khi phải chờ đợi trình duyệt tải 1 trang web quá lâu để hiển thị kết quả mà họ mong muốn. Hơn hết nó khiến tỷ lệ thoát trang gia tăng cũng như không có khả năng xếp hạng cao trên SERPS, đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất nhiều khách truy cập và doanh thu .
Riêng với Amazon, việc tốc độ trang chậm hẳn 1s thôi là họ đã đánh mất cơ hội có 1,6 tỷ USD doanh thu mỗi năm.
Vậy làm sao để cải thiện tốc độ tải trang?
Hiện nay có khá nhiều công cụ để bạn có thể kiểm tra tốc độ trung bình của một trang web. Bạn có thể tham khảo PageSpeed của Google từ đó thực hiện tối ưu và cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình.
Khả năng thân thiện trên thiết bị di động
Khả năng thân thiện trên thiết bị di động đề cập đến giao diện và hoạt động của một website trên thiết bị điện thoại di động. Trải nghiệm người dùng sẽ trọn vẹn hơn nếu các trang web không chỉ thân thiện trên máy tính mà còn thân thiện trên thiết bị điện thoại di động. Đặc biệt theo một nghiên cứu dữ liệu thì có tới 52,2% lưu lượng truy cập internet đến từ thiết bị di động và con số này vẫn đang trong đà tăng lên theo thời gian. Có thể thấy tính thân thiện với thiết bị di động rất quan trọng đối với công cụ tìm kiếm và cả người dùng.
Để biết chính xác liệu trang web của bạn có đáp ứng được hay không, bạn hãy gửi trang web của bạn lên công cụ kiểm tra của Google. Với công cụ này bạn sẽ biết được các vấn đề lỗi đang xảy ra trên phiên bản di động thuộc website của mình.
Nâng cao trải nghiệm trang
Như các yếu tố mà chúng tôi có đề cập ở trên thì đều có vai trò nhất định trong việc giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Vậy làm sao để nâng cao trải nghiệm trang, bạn sẽ cần suy xét tới 4 mục sau đây:
Cấu trúc trang web
Cấu trúc trang web là 1 thành phần liên quan đến trải nghiệm người dùng và có tác động đáng kể đến SEO. Với một cấu trúc trang web được thiết kế chỉn chu sẽ giúp cho người dùng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Nó giống như việc sắp xếp từng danh mục, chuyên mục để công cụ tìm kiếm thu thập thông tin dữ liệu nhanh hơn trên một trang web.
Nói đơn giản là cấu trúc trang web của bạn trông phải thật đơn giản và dễ sử dụng. Rằng người dùng sẽ chỉ mất 3 đến 4 lần nhấp chuột để tìm kiếm một kết quả trên một trang web. Tất nhiên với những trang web lớn thì điều này có thể khó khả thi, nhưng vẫn sẽ có nhiều cách để giúp người dùng tìm kiếm thứ mà họ muốn nhanh hơn trong các trang nội bộ của bạn.
Core Web Vitals
Đây là chỉ số được chuẩn hóa từ Google, giúp các nhà phát triển web hiểu được cách mà người dùng trải nghiệm như thế nào trên một trang web nhất định. Nhờ Core Web Vitals, mà chúng ta có thể xác định được các vấn đề liên quan tới trải nghiệm người dùng.
Theo như thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được, thì Google đang có kế hoạch biến những trải nghiệm trên trang web trở thành 1 yếu tố xếp hạng chính thức của họ.
Sử dụng HTTPS
Theo như tiến sĩ Pete J. Meyers có viết rằng 30% kết quả trang một của Google đều đang sử dụng HTTPS. Mặc dù, bạn không chuyển sang HTTPS thì cũng không sao cả, nhưng theo như Google đã công bố một số thay đổi bao gồm HTTPS được coi như một tín hiệu xếp hạng vào năm 2014.
Và đến năm 2017, Google có thông báo sẽ gắn cờ các trang web không an toàn trên thanh url nếu chúng không phải là HTTPS.
Như vậy, Google cực kỳ quan tâm tới HTTPS và cho rằng đó là điều cần thiết mà bất kỳ website nào cũng nên có.
Trải nghiệm quảng cáo
Trải nghiệm quảng cáo gắn liền với trải nghiệm trang, cụ thể không khó để chúng ta bắt gặp các hình ảnh quảng cáo che đi phần nội dung quan trọng mà người dùng đang tìm kiếm trên trang web. Nhận thấy được vấn đề này Google cũng đã triển khai trải nghiệm quảng cáo vào năm 2017 và nhắm đến người dùng Chrome.
Cụ thể, Chrome có thể xóa tất cả quảng cáo khỏi trang web của bạn nếu bạn vi phạm Tiêu chuẩn quảng cáo.
Vậy làm sao để hạn chế tình trạng vi phạm này, khi quảng cáo là 1 trong những kênh quan trọng để bạn tiếp cận gần hơn tới người dùng của mình. Thật may, Google nhanh chóng tạo ra phần mềm báo cáo trải nghiệm người dùng Điều này giúp bạn xác định những vấn đề ảnh hưởng tới người dùng từ đó khắc phục chúng sao cho phù hợp nhất.
Tối ưu hóa SEO onpage
Song song với việc mang đến trải nghiệm trang tốt hơn trong mắt người dùng thì việc tối ưu hóa trên trang là điều cần thiết để đảm bảo cho nội dung, hình thức trình bày trên trang đạt chuẩn hơn. Và đây cũng là yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google mà bạn cần quan tâm và thực thi đúng cách.
Việc tối ưu hóa trang web có thể giúp cho nội dung đạt chất lượng cao trong mắt các công cụ tìm kiếm, và hơn hết là giúp người dùng tìm thấy bạn nhanh hơn. Dưới đây là 1 số ý chính giúp bạn thực hiện SEO Onpage hiệu quả:
Thẻ title và thẻ meta
Đây là 2 thông tin cần thiết để mô tả trang của bạn cho người dùng thấy trên SERPs, riêng thẻ meta Google có thể lấy nội dung từ trang và chèn tự động dưới dạng mô tả phù hợp với truy vấn của người dùng.
Và đây là cách mà chúng hoạt động:
Tất nhiên không vì thế mà bỏ qua việc viết đoạn meta cho nội dung trang của mình, có thể không phải lúc nào chúng cũng được Google hiển thị. Nhưng hãy nên nhớ rằng việc bổ sung 1 thẻ meta có thể mang lại 333% số lần nhấp từ Google Discover.
Như vậy, dù là thẻ title hay meta thì bạn cũng cần viết sao cho đạt sự tốt nhất nhằm gia tăng tỷ lệ nhấp chuột cho mỗi lần kết quả truy vấn về trang bạn được hiển thị.
Tối ưu URL
Đây là yếu tố tác động lớn nhất tới việc tối ưu SEO Onpage, cụ thể nếu bạn tối ưu URL càng ngắn thì khả năng lên top càng cao.Một URL được đánh giá là chuẩn SEO khi và chỉ khi đáp ứng được 3 yếu tố sau:
- Chứa từ khóa cần SEO
- Ngắn gọn, đủ nghĩa
- Liên quan đến nội dung bài viết
Schema
Việc gắn Schema trong website giúp công cụ tìm kiếm Google phân loại trả về một kết quả chính xác nhất. Trường hợp website không được tạo schema, nó giống như việc chỉ có thông tin về chữ mà không có ngữ cảnh. Một trong những loại Schema điển hình nhất là đoạn trích nổi bật (hay còn được biết đến ở vị trí 0). Đây là đoạn nội dung được trích xuất trực tiếp trong kết quả tìm kiếm.
Vậy làm sao để có được một đoạn trích nổi bật, bạn cần quay trở lại thuật toán RankBrain cũng như đáp ứng mục đích tìm kiếm đằng sau truy vấn mà bạn muốn nó được xếp hạng.
Mặt khác, nếu nội dung của bạn cung cấp nhiều giá trị hơn cho mục đích đằng sau của môt truy vấn tìm kiếm nhất định, công cụ tìm kiếm sẽ phân phát nội dung của bạn trong đoạn trích nổi bật.
Cấu trúc liên kết nội bộ
Với một trang web sở hữu cấu trúc liên kết nội bộ có chiến thuật bài bản thì sẽ tốt hơn so với cấu trúc liên kết nội bộ được xây dựng theo cảm tính. Theo như Corey của Voltage có nói nên ưu tiên liên kết nội bộ của bạn theo 5 vai trò sau:
- Giúp đỡ người dùng
- Quản lý luồng liên kết
- Xây dựng liên kết nội bộ xoay quanh các chủ đề nội dung cụ thể.
- Canonicals.
- Ưu tiên lập chỉ mục cho các trang cụ thể.
Nói chính xác hơn thì chiến lược xây dựng liên kết nội bộ của bạn phải bám vào việc lấy người dùng làm trung tâm trước tiên. Từ đó mới thiết lập điều hướng lưu lượng truy cập đến một nhóm trang cơ bản.
Backlink chất lượng
Như các bài viết trước về backlink chúng tôi liên tục đề cập về tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao thứ hạng cho website của bạn. Muốn được như vậy, bạn cần phải bỏ công sức thời gian tiền bạc để kiếm được những backlink chất lượng, có tính liên quan, tính thẩm quyền cao để gia tăng mức độ tin cậy cho website của bạn.
Backlink là yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google mà bạn không được bỏ qua, nếu bạn không xem trọng nó, giống như việc bạn chỉ biết mình bạn mà không giao lưu kết nối với mọi người và mọi người không thể biết được bạn là ai, làm gì, giỏi về cái gì chẳng hạn.
Tất nhiên để kiếm được backlink chất lượng không hề dễ, nó đòi hỏi bạn phải tìm ra thật nhiều cơ hội xây dựng liên kết khác nhau.
SEO local
Chính Google cũng đã từng đề cập đến việc SEO Local được chia thành 3 yếu tố xếp hạng
Sự liên quan
Sự liên quan thể hiện mức độ gần gũi của doanh nghiệp với người dùng truy vấn trên công cụ tìm kiếm. Bạn có thể thấy với các truy vấn “bánh sinh nhật” khi nói về mức độ liên quan Google sẽ hiển thị kết quả dựa trên mức độ liên quan của tìm kiếm địa phương. Cụ thể nó sẽ được gắn với NAP (Tên, Địa chỉ, Số điện thoại) và các thuộc tính chính khác liên quan đến doanh nghiệp. Nói chung bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin tiết về doanh nghiệp nhằm giúp công cụ tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp cũng như mức độ phù hợp với người tìm kiếm.
Khoảng cách
Khoảng cách đề cập đến khoảng cách vật lý giữa doanh nghiệp của bạn và người tìm kiếm. Như vậy khoảng cách vị trí địa lý giữa doanh của bạn và người dùng tìm kiếm càng gần thì khả năng vị trí đó sẽ xuất hiện ngay trong kết quả bản đồ địa phương càng cao.
Và đây là kết quả truy vấn tìm kiếm gần với chúng tôi nhất:
Sự nổi bật
Sự nổi bật gắn liền với sự phổ biến của doanh nghiệp của bạn khi ngoại tuyến, cụ thể Google cũng cho biết những gì họ đang tìm kiếm để đo lường sự nổi bật:
“Sự nổi bật cũng dựa trên thông tin mà Google có về một doanh nghiệp, từ khắp nơi trên web, như liên kết, bài báo và thư mục. Số lượng đánh giá của Google và yếu tố điểm đánh giá vào xếp hạng tìm kiếm địa phương. Nhiều đánh giá hơn và xếp hạng tích cực có thể cải thiện xếp hạng địa phương của doanh nghiệp bạn. Vị trí của bạn trong kết quả web cũng là một yếu tố, vì vậy các phương pháp hay nhất về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ được áp dụng ”.
Như vậy với các doanh nghiệp càng nhận được nhiều phản hồi đánh giá tích cực thì có thể cải thiện xếp hạng địa phương của bạn trên SERPs càng cao.
Kết luận
Tóm lại, đây là các yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google vào năm 2022 mà bạn nên tìm hiểu và sử dụng như một hướng dẫn về các công việc mà bạn cần làm để SEO tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng để đạt kết quả xếp hạng trên SERPs cao và bền vững, bạn sẽ cần 1 chiến chiến lược SEO chi tiết, toàn diện chứ không phải phụ thuộc về các mẹo hay thủ thuật. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://www.searchenginejournal.com/ranking-factors/
- https://www.wordstream.com/blog/ws/2020/09/09/google-ranking-factors