Chuyển tới nội dung
Khóa học SEO tiêu chuẩn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Khóa học Facebook Marketing
    • Khóa học Adwords Pro Sales
    • Khoá học Digital Masterclass
    • Khóa học Sale Promotion
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Khóa học SEO HCM Special
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Content
    • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Mục lục nội dung
1 Content Audit là gì?
1.1 Lợi ích khi Audit Content cho website
2 Quy trình 5 bước Audit Content
2.1 Bước 1: Xác định mục tiêu Audit Content
2.2 Bước 2: Kiểm tra các nội dung trên trang web
2.3 Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu
2.4 Bước 4: Lập kế hoạch thực thi
2.5 Bước 5: Điều chỉnh chiến lược tiếp thị nội dung của bạn
2.6 Tóm tắt những nội dung cần làm khi Audit Content
3 Content Audit với mục tiêu xa hơn
3.1 Nhìn vào website của đối thủ cạnh tranh của bạn
3.2 Theo dõi hiệu suất nội dung ngoại tuyến
3.3 Mở rộng quy trình kiểm tra sang các kênh tiếp thị khác
4 Kết luận
Mục lục nội dung
1 Content Audit là gì?
1.1 Lợi ích khi Audit Content cho website
2 Quy trình 5 bước Audit Content
2.1 Bước 1: Xác định mục tiêu Audit Content
2.2 Bước 2: Kiểm tra các nội dung trên trang web
2.3 Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu
2.4 Bước 4: Lập kế hoạch thực thi
2.5 Bước 5: Điều chỉnh chiến lược tiếp thị nội dung của bạn
2.6 Tóm tắt những nội dung cần làm khi Audit Content
3 Content Audit với mục tiêu xa hơn
3.1 Nhìn vào website của đối thủ cạnh tranh của bạn
3.2 Theo dõi hiệu suất nội dung ngoại tuyến
3.3 Mở rộng quy trình kiểm tra sang các kênh tiếp thị khác
4 Kết luận

Content Audit là gì? 5 bước Audit Content tổng thể cho website

Đăng vào 21/12/2021 bởi Công Anh NguyễnDanh mục: Cách làm SEO
Mục lục nội dung
1 Content Audit là gì?
1.1 Lợi ích khi Audit Content cho website
2 Quy trình 5 bước Audit Content
2.1 Bước 1: Xác định mục tiêu Audit Content
2.2 Bước 2: Kiểm tra các nội dung trên trang web
2.3 Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu
2.4 Bước 4: Lập kế hoạch thực thi
2.5 Bước 5: Điều chỉnh chiến lược tiếp thị nội dung của bạn
2.6 Tóm tắt những nội dung cần làm khi Audit Content
3 Content Audit với mục tiêu xa hơn
3.1 Nhìn vào website của đối thủ cạnh tranh của bạn
3.2 Theo dõi hiệu suất nội dung ngoại tuyến
3.3 Mở rộng quy trình kiểm tra sang các kênh tiếp thị khác
4 Kết luận

Hãy nghĩ về tất cả những nội dung bạn đã tạo ra – tốt, xấu và những nội dung mất nhiều thời gian.

Bây giờ hãy nghĩ về cách bạn tổ chức nó. Làm cách nào để bạn theo dõi nội dung đang hoạt động như thế nào? Bạn có sử dụng các số liệu đo lường đó để cải thiện cho các chiến dịch trong tương lai không?

Nếu bạn không hề nghĩ đến những việc này, hãy cân nhắc nghĩ về việc Audit Content. Chúng là cách tuyệ với nhất để tối ưu nội dung và tạo lộ trình cho việc phát triển các nội dung mới trong tương lai, đồng thời giúp phân tích hiệu suất các bài đăng trên website từ đó có nhưng chiến lược phù hợp với từng content. 

Trong bài này, hãy tìm hiểu cách bạn có thể thực hiện công việc audit content cho website của mình và khám phá các công cụ chất lượng cao để giúp bạn tối hóa quy trình content audit.

Content Audit là gì?

Audit Content là lúc bạn thực hiện phân tích hiệu suất của tất cả nội dung trên trang web của mình để xác định xem nội dung nên cập nhật, xóa, hợp nhất hay chuyển hướng hoặc không làm gì cả.

Kết quả đạt được? —> Một trang web lành mạnh hơn với ít trang chất lượng thấp trên website.

Quá trình này giống như việc bạn quét dọn dẹp nhà mình vậy.  Bạn loại bỏ những món đồ không cần đến (với website là các nội dung) mọi thứ và mọi thứ bạn không cần và làm mới nơi này cho khách truy cập của bạn — và Google.

Đây là ví dụ về một trong những bài đăng mà Ahrefs đã xóa trên blog của họ.

bài đăng trên blog ahrefs cũ

Bài đăng này đã phát hành được 5 đến 6 năm, ngoài ra nó còn cung cấp rất ít hoặc không có giá trị cho khách truy cập chỉ với 271 từ.

Điều đó có thể giải thích tại sao nó không có hoặc rất rất ít lưu lượng truy cập không phải trả tiền, thì đây là bằng chứng.

Nếu bạn không biết thì Ahrefs đã xóa ⅓ nội dung trên blog của họ màkhông dẫn đến bất kỳ tiêu cực nào — chỉ có tác dụng tích cực.

Nhưng chắc bạn đang nghĩ: “Ai có thể nói tất cả những điều này không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?”, và “Ai có thể nói rằng những hoạt động đó không phải là nguyên nhân thực sự của sự gia tăng lưu lượng truy cập?”.

Đó là một câu hỏi hay. Tương quan ≠ nhân quả. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét các bằng chứng.

Đây là những gì John Mueller đã trả lời khi được hỏi liệu các trang chất lượng thấp trên một website có thể ảnh hưởng đến quyền hạn tổng thể của trang web hay không:

Theo quan điểm của tôi, nếu bạn biết về các trang chất lượng thấp trên trang web của mình, thì đó là điều tôi sẽ cố gắng khắc phục và tìm giải pháp, đó là xóa các trang đó nếu bạn thực sự không thể thay đổi chúng hoặc, trong trường hợp tốt nhất, hãy tìm cách làm cho chúng ít chất lượng hơn và thực sự biến chúng thành những trang hữu ích, tốt trên trang web của bạn. 

John Mueller

Ngoài ra còn có vấn đề về Crawl Budge cũng cần phải xem xét thêm.

Crawl Budget là một thuật ngữ được nhắc đến trong ngành SEO để chỉ ra một số khái niệm và hệ thống liên quan mà các công cụ tìm kiếm sử dụng khi quyết định có bao nhiêu trang và những trang nào sẽ được thu thập thông tin. Về cơ bản, đó là sự chú ý mà các công cụ tìm kiếm sẽ dành cho trang web của bạn.

Đây là những gì Google nói về điều đó:

Theo phân tích của chúng tôi, việc có nhiều URL giá trị gia tăng thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của trang web.

Theo ý kiến cá nhân của tôi: Trừ khi bạn website của bạn sở hữu hàng ngàn backlink, crawl budget có thể không phải là thứ đáng để bạn quan tâm. Tuy nhiên, việc cắt bớt nội dung và giảm số lượng trang mà Google cần thu thập dữ liệu không phải là một điều xấu.

Nếu bạn tò mò về cách Google thu thập dữ liệu trang web của bạn, hãy xem qua bài viết này để hiểu cách Google thu thập thông tin và đánh chỉ mục nội dung trên website.

Search Console> Thu thập thông tin> Thống kê thu thập thông tin

thống kê thu thập dữ liệu gsc

CHÚ THÍCH BÊN LỀ: Có nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến khả năng thu thập thông tin bên cạnh nội dung chất lượng thấp.

Lợi ích khi Audit Content cho website

Việc audit content sẽ giúp bạn cập nhật nội dung của mình, cải thiện thứ hạng của các trang web và cải thiện trải nghiệm người đọc, kiểm soát được lỗi và dễ dàng điều hướng người dùng hơn. 

Ngoài ra, audit content còn mang đến những lợi ích như:

  • Cung cấp thông tin chi tiết theo hướng dữ liệu về hiệu suất nội dung của bạn, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu thực tế thay vì chỉ là giả định. 
  • Xác định các khu vực để định vị lại hoặc cập nhật nội dung ở những nơi có số lượng người truy cập thấp hơn mong muốn.
  • Xác định các phần nội dung hoạt động tốt nhất mà bạn có thể tận dụng.
  • Hiểu thêm về những gì người dùng của bạn thích và không thích. 
  • Việc kiểm toán nội dung trở nên dễ dàng hơn khi bạn hiểu rõ về những gì bạn đang cung cấp trên website. 

Khi nói đến việc đạt được các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn, điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới là tạo và phân phối các nội dung mới đến với người đọc.

Tuy nhiên, vấn đề là những nội dung đó thường bị chôn vùi trên web và hiếm khi được xem lại và sử dụng lại. Đây là một thực tế đáng tiếc đối với một số người làm nội dung. 

Vì vậy cập nhật hoặc thay thế nội dung hiện có có thể là một trong những chiến thuật tiếp thị nội dung hiệu quả nhất mà bạn cần.

Quy trình 5 bước Audit Content

Việc kiểm tra nội dung thường xuyên, nếu được tiến hành tốt có thể giúp bạn xác định nội dung cần được cải thiện hoặc có thể được chuyển đổi sang các định dạng khác. 

Trong hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn qua 5 bước cơ bản về cách kiểm tra nội dung của bạn:

  • Bước 1: Đánh giá nội dung và xác định mục tiêu
  • Bước 2: Kiểm tra nội dung của bạn
  • Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu
  • Bước 4: Lập kế hoạch hành động
  • Bước 5: Điều chỉnh chiến lược tiếp thị nội dung của bạn

Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu bạn sẽ chuẩn bị một số công cụ hỗ trợ audit content cần thiết trước tiên:

Công cụ bắt buộc phải có:

  • Google Search Console
  • Google Analytics

Cộng cụ khác:

  • Semrush
  • Ahrefs
  • Screaming Frog
  • Website Auditor

Giờ thì hãy bắt đầu đi vào chi tiết từng bước trong quy trình Audit Content.

Bước 1: Xác định mục tiêu Audit Content

Đánh giá nội dung luôn là một quá trình khó khăn và tốn rất nhiều thời gian, vì vậy điều quan trọng là phải bắt đầu với việc xác định các mục tiêu rõ ràng, nếu bạn không muốn phải tốn thêm thời gian làm lại điều này.

Bước đầu tiên là suy nghĩ về mục tiêu audit của bạn là gì? Lý do tại sao bạn cần kiểm toán nội dung? Kết quả bạn muốn đạt được là gì?

Dưới đây là một số ví dụ về các mục tiêu bạn có thể đặt cho việc kiểm tra nội dung trang web của mình:

Mục tiêu 1: Cải thiện kết quả SEO của bạn

  • Xác định các trang web có tiềm năng SEO cao để xếp hạng trong top 10.
  • Xác định các nội dung bạn cần cập nhật hoặc xóa khỏi trang web của mình.
  • Kiểm tra và tối ưu hóa cấu trúc liên kết nội bộ của bạn .

Mục tiêu 2: Tăng mức độ tương tác của khán hàng

  • Xác định các nội dung hấp dẫn nhất với khách hàng của bạn.
  • Tìm ra các chủ đề mà khách truy cập website của bạn đang quan tâm.
  • Xác định loại nội dung nào tạo ra nhiều tương tác nhất với khách hàng.

Mục tiêu 3: Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

  • Xác định những trang nào cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất cho khách truy cập của bạn.
  • Tìm nội dung tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
  • Xác định các loại nội dung hiệu quả nhất cho từng giai đoạn trong hành trình của người mua.

Khi bạn đã xác định được mục tiêu của mình, bạn cần đối sánh chúng với các chỉ số nội dung có liên quan. Các chỉ số đánh giá content nói chung có thể được chia thành bốn loại:

  • Các chỉ số SEO: Thứ hạng từ khóa, lưu lượng không phải trả tiền, backlink, thời gian xem, v.v.
  • Số liệu về hành vi của người dùng : Số lần xem trang, thời lượng phiên trung bình, tỷ lệ thoát, v.v.
  • Các chỉ số về mức độ tương tác : Lượt thích, lượt chia sẻ, nhận xét, lượt đề cập, v.v.; và
  • Số liệu bán hàng : Số lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi, ROI, v.v.

Ví dụ: Nếu bạn muốn biết chủ đề nào phổ biến nhất và người dùng của bạn đang quan tâm, bạn nên phân tích hành vi của người dùng và các chỉ số tương tác. Nếu bạn đang có kế hoạch tập trung vào hiệu suất SEO của mình, hãy kiểm tra số lượng backlinks và phân tích thứ hạng của bạn trên SERPs.

Bước 2: Kiểm tra các nội dung trên trang web

Trước khi đi sau vào đánh giá các chỉ số, điều quan trọng trước tiên là phải quyết định loại nội dung bạn sẽ xem xét. 

Bạn có thể kiểm tra nội dung trong website của mình, chẳng hạn như các bài đăng trên blog, tin tức, tài liệu giáo dục, mô tả sản phẩm và trang đích hoặc các ấn phẩm bên ngoài của bạn. 

Bạn cũng có thể đánh giá các loại nội dung khác, chẳng hạn như video, PDF hoặc nội dung tương tác, chẳng hạn như câu đố, bài kiểm tra và trò chơi.

Tuy nhiên, ở đây, trọng tâm là cách chúng ta thực hiện kiểm tra các nội dung văn bản được xuất bản trên trang web.

Thu thập URL trên website

Bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu các URL trên website của bạn.

Công cụ sử dụng: Semrush, Ahrefs, Screaming Frog

Ở đây tôi sẽ sử dụng công cụ Semrush làm ví dụ, các công cụ còn lại các dùng cũng tương tự vậy.

Bằng cách sử dụng chức năng Content Audit. Semrush có thể nhanh chóng kiểm tra nội dung của bạn dựa trên dữ liệu về sitemap trên website và cung cấp cho bạn danh sách các URL, cùng các chỉ số liên quan của chúng.

Bạn cũng hoàn toàn có thể phân tích một phần cụ thể trong website, chẳng hạn như một danh mục / blog của website.

Nếu website của bạn không có sơ đồ trang web, hãy sử dụng các plugin hỗ trợ để tạo sơ đồ trang web cho trang web của bạn trong trường hợp website làm bằng wordpress, còn với website code tay thì bạn nên nhờ đến bộ phận code bổ sung thêm. 

Và đừng quên rằng phải gửi Sitemap lên Google Search Console nữa nhé.

Có một sơ đồ trang web không chỉ hữu ích cho việc kiểm tra nội dung mà còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web của bạn dễ dàng hơn và dễ dàng tìm thấy tất cả các trang mà bạn cảm thấy là quan trọng.

Với công cụ Screaming Frog bạn chọn vào mục URL để lấy dữ liệu.

Còn trong Ahrefs bạn chọn vào mục “Top Pages”

Tạo danh sách nội dung

Sau khi thu thập được hết các URL trên website, lúc này hãy sử dụng các công cụ như Google Sheets, Excel để sắp xếp chúng theo các tiêu chí khác nhau và theo dõi sự phát triển của nó.

Bạn có thể sắp xếp nội dung của mình theo các tiêu chí sau:

  • Theo hành trình của khách hàng (nhận thức, cân nhắc, quyết định),
  • Loại nội dung (bài đăng trên blog, hướng dẫn sử dụng, mô tả sản phẩm, trang đích, v.v).
  • Định dạng nội dung (chỉ văn bản, có hình ảnh / video, có / không có lời kêu gọi hành động).
  • Số từ.
  • Ngày xuất bản hoặc lần sửa đổi cuối cùng.
  • Content Pillar hoặc Cluster
  • Tác giả (nếu bạn có nhiều tác giả cộng tác trên trang web của mình)

Cuối cùng, thêm các cột số liệu của bạn để thu thập dữ liệu cho mỗi trang web như thứ hạng, lượt hiển thị, lưu lượng truy cập, v.v.

Bảng tính Audit Content của bạn có thể trông giống như sau:

Mẫu kiểm tra nội dung

Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một quá trình phức tạp và kéo dài. Thông thường, bạn phải sử dụng và đối chiếu dữ liệu từ nhiều nguồn và thêm nó theo cách thủ công vào bảng tính của mình.

Nhưng hiện nay các công cụ giúp audit nội dung đều có thể kết nối dữ liệu với các công cụ như Google Search Console và Google Analytics.

Điều này giúp chúng ta tiết kiệm được một khoảng thời gian cũng như công sức trong việc phải đối chiếu dữ liệu thu thập từ các tools và tránh được các sai sót không nên có.

Ví dụ với công cụ Semrush tôi sử dụng, bằng cách kết nối tài khoản Google Analytics và Google Search Console. Tôi sẽ có thể xem thêm các số liệu bổ sung cho mỗi URL, bao gồm số phiên, thời lượng phiên trung bình, số lần xem trang, thời gian trung bình trên trang, tỷ lệ thoát và các truy vấn tìm kiếm.

Chế độ xem chính Kiểm tra nội dung SEMrush

Tương tự với các công cụ khác như Ahrefs, Screaming Frog và Website Auditor cũng đều có thể kết nối với GSC và GA.

Nếu bạn muốn thu thập được nhiều dữ liệu hơn, đây là một số công cụ phân tích có thể hữu ích cho việc kiểm tra nội dung:

  • Google Analytics: Giúp bạn hiểu nội dung nào đang hoạt động tốt nhất về lưu lượng truy cập, mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Bạn cũng sẽ có thể ước tính mức độ hiệu quả của nội dung trong việc đạt được các mục tiêu tiếp thị và kinh doanh.
  • ContentWRX Audit: Sử dụng công cụ này, bạn có thể nhận được thông tin về các loại tệp, siêu dữ liệu và chi tiết cấp độ trang bao gồm hình ảnh, tài liệu, video và ảnh chụp màn hình của mọi trang. Bạn cũng sẽ có thể sắp xếp kết quả của mình và xuất dữ liệu để phân tích ngoại tuyến.
  • Content Square: Giúp bạn phân tích hành vi của người dùng để hiểu những gì đang và không hoạt động trên trang web của bạn và tiến hành phân tích hành trình của khách hàng cho phù hợp. Bạn có thể đánh giá các yếu tố trang của mình về tác động, hiệu suất và khả năng sử dụng để xác định các khu vực cho các bản cập nhật tiếp theo.

Sau khi thu thập số liệu, bảng tính của bạn có thể trông giống như sau:

Mẫu kiểm tra nội dung với các chỉ số

Đánh giá nội dung trên website

Bạn cần kiểm tra tổng thể các chỉ số nội dung của mình để có được bức tranh rõ ràng về trạng thái nội dung trang web của bạn.

Ví dụ: Trang web của bạn có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập, nhưng có tỷ lệ thoát cao và thời lượng phiên thấp. Điều này có nghĩa là người dùng quan tâm đến chủ đề của bạn, nhưng nội dung của bạn không cung cấp cho họ những gì họ muốn. Trong trường hợp này, bạn phải đánh giá các yếu tố khác nhau của nội dung để hiểu lý do tại sao người dùng rời khỏi trang web của bạn. Vấn đề có thể bắt nguồn từ mức độ liên quan của nội dung của bạn với tiêu đề, CTA hoặc thời gian tải trang.

Bạn cũng nên tính đến các giai đoạn khác nhau trong hành trình của người mua. Nội dung ‘Nhận thức’ của bạn có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn, nhưng có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn. Nội dung ‘Cân nhắc’ của bạn có thể có ít lưu lượng truy cập hơn, nhưng tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn, v.v.

Sử dụng dữ liệu đã thu thập và các chỉ số của bạn, hãy cố gắng đánh giá từng phần nội dung theo mục tiêu của bạn và chỉ định chúng vào một trong các trạng thái sau:

Nội dung giữ lại

Nếu nội dung đang hoạt động tốt và vẫn phù hợp với người dùng. Các nội dung này thường là những nội dung chất lượng cao nên bạn có thể không cần cập nhật nội dung đó. Hãy suy nghĩ về việc sử dụng lại nội dung này như một phần của chiến lược tiếp thị nội dung hiện tại của bạn.

Ví dụ: câu chuyện thành công, Câu hỏi thường gặp, Thông tin chung về doanh nghiệp của bạn, v.v.

Nội dung cần cập nhật

Việc audit content có thể giúp bạn tìm thấy các trang web hoạt động không tốt. Hãy thử xem lại những nội dung này và tìm ra cách bạn có thể làm cho nó hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể tìm thấy một số nội dung có thông tin đã lỗi thời cần được update các thông tin mới hơn.

Ví dụ : Các bài đăng trên blog với số liệu thống kê, các bài báo quan trọng với thông tin lỗi thời, lưu lượng truy cập thấp hoặc nội dung chuyển đổi thấp.

Nội dung có thể xóa

Nếu bạn không thể cải thiện một phần nội dung hoặc nội dung cập nhật sẽ chiếm quá nhiều tài nguyên, thì việc xóa nội dung đó khỏi trang web của bạn có thể là một lựa chọn có thể chấp nhận được. Bạn cũng có thể có một số chiến dịch tiếp thị theo mùa cũ không còn cần thiết nữa.

Ví dụ : Nội dung liên quan đến một sự kiện hoặc hoạt động cụ thể, thông tin về sản phẩm hết hàng, nội dung trùng lặp, chiến dịch cũ.

Thêm cột ‘Trạng thái’ mới vào bảng tính kiểm tra nội dung của bạn để theo dõi kế hoạch hành động của bạn:

Nội dung mỏng (Thin Content)

Các bài viết có số lượng từ <1000 và không nhận được một chút traffic nào , tùy thuộc vào chủ đề mà bạn có thể xem xét làm mới, gộp nội dung hoặc xóa bỏ nếu cảm thấy cần thiêt.

Mẫu kiểm tra nội dung với trạng thái nội dung

Nếu bạn sử dụng công cụ Content Audit của Semrush nội dung sẽ được  tự động sắp xếp sắp xếp theo các tiêu chí bạn setup ví dụ:

  • Nội dung viết lại hoặc xóa: các bài viết cũ đã xuất bản cách đây hơn 24 tháng mà gần đây nhận được ít hoặc không có lượt xem;
  • Các nội dung cần update: các trang cũ nhưng đang nhận được một số lưu lượng truy cập ổn định..
  • Nội dung xem nhanh: các trang mới được xem hơn 150 lần trong tháng trước và suy nghĩ về cách bạn có thể cải thiện chúng
  • Nội dung kém chất lượng: chẳng hạn như các bài viết ngắn dưới 1000 từ, bài viết không traffic.
Bộ nội dung tự động Kiểm tra nội dung SEMrush

Bước 4: Lập kế hoạch thực thi

Sau khi đánh giá nội dung của mình, bạn cần đề ra kế hoạch để cải thiện nội dung đó. Kế hoạch hành động của bạn phải dựa trên mục tiêu bạn đề ra và kết luận mà bạn rút ra từ phân tích của mình.

Ưu tiên thực hiện

Trước khi lập thực hiện audit cho mỗi URL, hãy quay lại với (các) mục tiêu bạn đã đặt ra ở bước 1. Mọi khoản đầu tư vào kế hoạch nội dung của bạn phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Tiếp theo, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hành động của bạn tùy thuộc vào mức độ cấp thiết cần làm để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh của bạn phù hợp với nỗ lực cần thiết. 

Ví dụ để cải thiện kết quả SEO:

  • Các hành động như tối ưu lại url, tối ưu title, sửa lỗi trùng lặp H1, v.v. Những công việc này tuy không khó nhưng lại là uy tố mạnh mẽ giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm. 
  • Các hành động như tạo một Ebooks, viết lại bài, cập nhật nội dung có thể đòi hỏi nhiều công sức hơn, nhưng chưa chắc đã mang đến hiệu quả cao.

Thêm cột ưu tiên vào bảng tính của bạn sau khi bạn đã cân nhắc các nội dung cần ưu tiên thực hiện trước.

Mẫu kiểm tra nội dung với mức độ ưu tiên nội dung

Tạo kế hoạch hành động cho từng bài viết

Sau khi danh sách ưu tiên của bạn được sắp xếp, hãy tạo một kế hoạch hành động cho từng phần nội dung. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để đưa vào quy trình content audit cho từng bài:

  • Tái sử dụng nội dung : Cố gắng kết hợp các phần nội dung khác nhau như các bài nội dung mỏng cùng chủ đề, tạo một nội dung khác hoặc xuất bản nó ở định dạng content khác (ebook, podcast, v.v.).
  • Viết lại content: Nếu bạn có các bài đăng trên blog hoạt động kém hiệu quả, hãy cố gắng viết lại chúng bằng các ví dụ, mẹo mới và chi tiết thực tế.
  • Update nội dung: Cân nhắc thêm nhiều các yếu tố chi tiết hơn vào bài viết hiện có của bạn. Theo nghiên cứu của Semrush các bài viết dài hơn 3000 từ nhận được lưu lượng truy cập nhiều hơn gấp 3 lần, số lượt chia sẻ nhiều hơn gấp 4 lần và số lượng liên kết ngược nhiều hơn 3,5 lần so với các bài báo có độ dài trung bình. 
  • Làm mới nội dung của bạn: Đôi khi, bạn không cần phải viết lại hoàn toàn bài viết của mình, bạn có thể chỉ cần thêm một vài thông tin có liên quan (ví dụ: số liệu thống kê và xu hướng mới hoặc chi tiết sản phẩm mới) để làm tươi mới nội dung.
  • Tối ưu cấu trúc nội dung : Một cấu trúc rõ ràng và hợp lý với các thẻ H2 và H3 liên quan có thể giúp người dùng và bot diễn giải nội dung của bạn tốt hơn và do đó tăng lưu lượng truy cập của bạn. Bên cạnh đó, các bài viết hướng dẫn có cấu trúc tốt có nhiều khả năng được xếp hạng cho Đoạn trích nổi bật hơn.
  • Cập nhật CTA: Bạn có thể có một số biểu ngữ lỗi thời trên blog của mình hoặc các trang web khác. Thay thế chúng bằng các ưu đãi có liên quan để kích hoạt lại kênh tiếp thị nội dung của bạn và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
  • Bổ sung thêm video vào bài viết: Kết hợp video làm tăng lưu lượng truy cập vào các trang web, theo 87% nhà tiếp thị video được Wyzowl khảo sát. Hơn nữa, 81% đều cho biết người dùng của họ dành nhiều thời gian hơn trên các trang web chứa nội dung video.
  • Bổ sung hình ảnh : Nó có thể làm cho nội dung của bạn hấp dẫn hơn và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn vào trang web của bạn từ Google Hình ảnh. Bằng cách tích hợp video và hình ảnh trên một trang web, bạn sẽ tăng cơ hội được xếp hạng cao trên SERP.
  • Bổ sung thẻ ALT: Thẻ ALT là thẻ định danh cho hình ảnh, người dùng có thể không nhìn thấy được, nhưng nó lại góp phần giúp các con Bot hiểu được nội dung hình ảnh của bạn.
  • Tối ưu hóa siêu dữ liệu : Cố gắng viết lại tiêu đề, mô tả meta và h1 của bạn. Sử dụng các từ khóa semantic để làm cho nó tự nhiên và hấp dẫn hơn đối với người dùng và công cụ tìm kiếm.
  • Tối ưu liên kết nội bộ : Thêm liên kết trỏ đến các bài viết mới trong các bài đăng trên blog có chủ đề liên quan. Điều này có thể giúp cải thiện tổ chức trang web của bạn và giảm tỷ lệ thoát của bạn. Bạn cũng có thể tối ưu hóa liên kết nội bộ của mình theo hành trình của người mua: Nội dung Nhận thức nên liên kết đến các bài viết Cân nhắc và các bài viết Cân nhắc nên liên kết đến nội dung Quyết định, chứ không phải ngược lại.
  • Sử dụng chuyển hướng 301 cho các trang web bị xóa khỏi trang web của bạn. Điều này cho phép bạn tránh các trang “không tìm thấy” và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Thông báo cho Google về các cập nhật nội dung của bạn bằng cách sử dụng Google Search Console. Công cụ Kiểm tra URL trong Search Console cho phép bạn gửi các yêu cầu lập chỉ mục trang web được cập nhật gần đây lên Google.

Bước 5: Điều chỉnh chiến lược tiếp thị nội dung của bạn

Khi thực hiện kiểm tra nội dung trang web, điều quan trọng là phải ghi nhớ chiến lược tiếp thị dài hạn của bạn. Nếu bạn theo dõi thành công và thất bại của mình, bạn có thể định hướng chiến lược nội dung của mình theo các hướng khác nhau để thu hút khán giả mục tiêu theo những cách khác, điều chỉnh nội dung để có phạm vi tiếp cận không phải trả tiền tốt hơn và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Ghi lại những gì hoạt động và cải tiến nó. Xem xét các nội dung kém chất lượng của bạn và kiểm tra nội dung chất lượng cao tương tự của đối thủ cạnh tranh để xem bạn có thể cải thiện nội dung của mình ở đâu và bằng cách nào. 

Xem xét lại chiến lược tiếp thị nội dung của bạn là điều cần thiết ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo các chiến thuật và hoạt động của bạn vẫn phù hợp với mục tiêu của công ty. 

Nếu ngành của bạn thay đổi thường xuyên, bạn cần đặt các khoảng thời gian hợp lý để xem xét thường xuyên hơn, ví dụ: mỗi tháng một lần hoặc mỗi quý. Bạn phải cập nhật những thay đổi này và tìm ra những cách sáng tạo để tiếp tục tiếp cận và tương tác với khán giả của mình. 

Những gì hiệu quả ngày hôm nay có thể không hiệu quả vào ngày mai, vì vậy những điều chỉnh nhất quán phải luôn nằm trong chương trình làm việc. Thực hiện kiểm tra nội dung ít nhất một vài lần một năm là một cách tuyệt vời để xem liệu các điều chỉnh và trọng tâm chung của bạn có hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn hay không.

Tóm tắt những nội dung cần làm khi Audit Content

Đây là danh sách tóm tắt nhanh về cách công việc bạn cần làm khi kiểm tra nội dung trang web:

  • Thiết lập các mục tiêu kinh doanh rõ ràng để kiểm tra nội dung của bạn, chẳng hạn như cải thiện kết quả SEO, mức độ tương tác của khán giả hoặc tỷ lệ chuyển đổi. Khớp chúng với các chỉ số nội dung có liên quan, ví dụ: lưu lượng truy cập không phải trả tiền, tỷ lệ thoát, chia sẻ, ROI.
  • Thu thập URL nội dung và lập danh sách nội dung của bạn theo các giai đoạn hành trình của người mua, loại nội dung, tác giả và các danh mục khác quan trọng đối với bạn.
  • Thu thập dữ liệu về hiệu suất của nội dung với sự trợ giúp của các công cụ phân tích. Sử dụng các chỉ số đã đặt, đánh giá nội dung của bạn và gán chúng cho các trạng thái: Giữ, cập nhật, xóa.
  • Ưu tiên các hành động của bạn theo mục tiêu kinh doanh mà bạn đã xác định ở bước đầu tiên và lập kế hoạch hành động cho từng phần nội dung.
  • Điều chỉnh chiến lược nội dung của bạn dựa trên kết quả đánh giá ít nhất mỗi năm một lần

Content Audit với mục tiêu xa hơn

Content Audit không chỉ thực hiện các kiểm toán trên website của bạn, nếu chỉ làm trong trang web đó thực sự chỉ là cái nhìn hạn chế của bạn. Hãy thử tự mình nhìn nhận các mục tiêu xa hơn.

Nhìn vào website của đối thủ cạnh tranh của bạn

Bạn đã biết tất cả mọi thứ mà nội dung của mình cần có. Nhưng trừ khi bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ thực sự độc đáo, bạn không phải là người duy nhất xuất hiện trong thị trấn. Bạn còn có sự cạnh tranh với các đối thủ khác..

Hiệu suất nội dung của bạn sẽ luôn bị ràng buộc, theo một số cách với nội dung mà đối thủ cạnh tranh của bạn đưa ra. Ngay cả khi các sản phẩm của họ không trực tiếp ngăn cản khách truy cập nhìn thấy sản phẩm của bạn, thì vẫn có một số lượng hạn chế người tiêu dùng ở đó và họ đều có một lượng sự chú ý hữu hạn. Nếu họ đang sử dụng tất cả sự chú ý của mình để tập trung vào nội dung của đối thủ, họ có thể không còn đủ tập trung để chú ý đến bạn.

Tiến hành đánh giá nội dung của đối thủ cạnh tranh tương tự như đánh giá với nội dung của chính mình, nhưng chắc chắn sẽ có một số hạn chế. Có một số chỉ số mà bạn có thể không lấy được nếu không có quyền truy cập trực tiếp vào trang web và tài khoản dữ liệu của họ. 

Tỷ lệ thoát, thời gian trung bình trên trang và tỷ lệ chuyển đổi là ba số liệu khó đánh giá nhất nếu không thể truy cập vào tài khoản Google Analytics của trang web.

Nhưng điều đó cũng nói rằng, vẫn còn rất nhiều thứ khác nhau mà bạn có thể theo dõi. Bạn có thể đánh giá số lượng liên kết trỏ đến các trang nội dung của đối thủ cạnh tranh bằng các công cụ như Majestic Site Explorer hoặc Backlinks của Ahrefs .

Hướng dẫn từng bước để thực hiện kiểm tra nội dung

Bạn có thể đo lường lượt chia sẻ trên mạng xã hội bằng cách tìm kiếm bộ đếm lượt chia sẻ trên chính bài đăng hoặc nhập URL của bài đăng vào công cụ như BuzzSumo để xem bảng phân tích chi tiết với tính năng Most Share của họ . Nó có thể không phải là đánh giá chính xác, nhưng ngay cả khi tiến hành mức độ đánh giá hạn chế này cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu hữu ích về các lĩnh vực mà đối thủ cạnh tranh của bạn hiện đang làm tốt hơn trang web của bạn.

Hướng dẫn từng bước để thực hiện kiểm tra nội dung

Những nội dung nào đang được chia sẻ nhiều nhất? Những trang nào đang liên kết đến chúng có khả năng liên kết đến bạn nếu được tiếp cận với một phần nội dung mạnh mẽ hoặc một ý tưởng bài đăng tuyệt vời của khách?

Theo dõi hiệu suất nội dung ngoại tuyến

Một cách khác để mở rộng kiểm tra nội dung của bạn là bao gồm các nội dung bên ngoài trang web của bạn (nếu chúng có liên quan đến mục tiêu kiểm tra của bạn). 

Ví dụ: Nếu bạn đang đánh giá hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị nội dung của mình, bạn sẽ muốn bao gồm càng nhiều dữ liệu càng tốt trên bất kỳ Ebooks, Infographic hoặc các phần nội dung bên ngoài khác mà bạn đã phát hành để thúc đẩy nhận diện thương hiệu và chia sẻ lan truyền.

Một lần nữa, khả năng của bạn để theo dõi các số liệu được liệt kê ở trên đối với các phần nội dung này sẽ khác nhau dựa trên các trang web lưu trữ chúng. Thu thập những gì bạn có thể, nhưng cũng tìm kiếm các loại dữ liệu khác dành riêng cho các nguồn nội dung bên ngoài.

Ví dụ: Xem xét tài khoản Google Analytics của bạn sẽ cho bạn thấy số lượt truy cập mà mỗi phiên bên ngoài đã truy cập đến trang web của bạn. So sánh lượt truy cập Referral đến từ các nội dung bên ngoài có thể là một cách tuyệt vời để xác định hướng phát hành nội dung lớn tiếp theo của bạn.

Kiểm tra Báo cáo> Chuyển đổi> Kênh để phân tích lưu lượng truy cập theo không phải trả tiền, trực tiếp, referral và social (và chọn Referral nếu bạn muốn xem các điểm xuất phát cụ thể).

Hướng dẫn từng bước để thực hiện kiểm tra nội dung

Và nếu bạn sử dụng các URL tùy chỉnh với thông số UTM, bạn có thể ngay lập tức xem nội dung nào đang mang lại nhiều lưu lượng truy cập nhất cho bạn từ bên ngoài.

Mở rộng quy trình kiểm tra sang các kênh tiếp thị khác

Ngoài việc đánh giá các phần nội dung bên ngoài trang web, bạn có thể áp dụng quy trình kiểm tra cho các kênh tiếp thị khác của mình. Nếu bạn chạy quảng cáo in trên các ấn phẩm thương mại, hãy cố gắng xác định xem bạn đã nhận được bao nhiêu câu hỏi từ mỗi quảng cáo (gợi ý – điều này dễ thực hiện nhất nếu bạn ghi lại nguồn gốc của lần tiếp xúc đầu tiên với một khách hàng tiềm năng mới trong CRM sau cuộc trò chuyện đầu tiên của bạn).

Hoặc xem xét kỹ các chiến dịch tiếp thị qua e-mail của bạn. Nội dung trong thư trả lời tự động của bạn có còn cập nhật không? Bạn có một số thư có tỷ lệ mở cao hơn những thư khác không? Các dịch vụ như MailChimp và AWeber có các phân tích mạnh mẽ luôn sẵn sàng.

Kết luận

Content Audit không chỉ là một quá trình diễn ra một lần mà bạn sẽ phải tiến hành định kỳ liên lục. Đó là một suy nghĩ mà bạn nên áp dụng cho cả nội dung trang web của mình và các kênh tiếp thị khác mà bạn sử dụng.

Bằng cách kiểm kê cẩn thận các phần nội dung hiện có và đánh giá dữ liệu bạn đã thu thập cho từng mục, bạn có thể đưa ra các quyết định tiếp thị sáng suốt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí, phát triển thương hiệu và cải thiện ROI quảng cáo tổng thể.

Và hãy nhớ rằng, không có một giải pháp phù hợp với tất cả ở đây. Audit Content có thể có nhiều lộ trình, cách tiếp cận và phạm vi khác nhau. Tất cả đều phụ thuộc vào bạn và mục tiêu bạn nhắm đến.


Tài liệu được sử dụng trong bài:

  • The Step-by-Step Guide to Conducting a Content Audit in 2021
  • How to Do a Content Audit and Boost Your Organic Traffic [Template Included]
  • What Are Content Audits & Why Are They Important?
  • The Step-by-Step Guide to Conducting a Content Audit

Nguồn: vietmoz.edu.vn
Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

5/5 - (1 bình chọn)
Công Anh Nguyễn
Công Anh Nguyễn
35 bài đăng
Nguyễn Công Anh có 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực SEO và Content Marketing, hiện tại Công Anh đang phụ trách quản lý team SEO tại VietMoz Academy
Công Anh Nguyễn
Công Anh Nguyễn
35 bài đăng
Nguyễn Công Anh có 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực SEO và Content Marketing, hiện tại Công Anh đang phụ trách quản lý team SEO tại VietMoz Academy

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETMOZ ACADEMY

Địa chỉ: Số 18 ngõ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (0246) 292 3344 – (0246) 291 2244
Hotline: 098 380 3333
Email: info@vietmoz.com

Google Partners Chung nhan Tin Nhiem Mang
DMCA.com Protection Status

Truy cập nhanh

  • Hướng dẫn thanh toán
  • Cơ sở vật chất
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Tổng quan về Digital Marketing
  • Tìm hiểu Marketing là gì

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO SEO HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 101 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hotline: 0909.70.60.70
Điện thoại: 08 3997 7777
Email: daotao@dgm.vn

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VietMoz Academy
    • Cơ sở vật chất
    • Hoạt động cộng đồng
  • Chương trình đào tạo
    • Khóa học SEO tiêu chuẩn
    • Khóa học Facebook Marketing
    • Khóa học Adwords Pro Sales
    • Khoá học Digital Masterclass
    • Khóa học Sale Promotion
    • Khoá học kinh doanh thương mại điện tử trên sàn Shopee
    • Khóa học SEO HCM Special
  • Blog
    • Tin tức
    • Lịch tuyển sinh
    • Cách làm SEO
      • Wiki SEO
    • Blog Marketing
    • Kiến thức Google Adwords
    • Blog Content
    • Wiki SEO – Thư viện thuật ngữ quan trọng
  • Liên hệ
    • Đăng ký học
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Bản đồ đường đi
Gõ để tìm